THỦ TỤC CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM

Rate this post

Công bố hợp quy là thủ tục bắt buộc thực hiện, trước khi doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Đây là một vấn rất khó khăn và phiền toái đối với nhiều doanh nghiệp. Vậy nên ở bài viết này. Gia Minh xin chia sẻ những thông tin quan trọng, về thủ tục công bố hợp quy sản phẩm để các doanh nghiệp hạn chế mọi khó khăn, phiền toái. 

Tư vấn thủ tục công bố hợp quy sản phẩm
Tư vấn thủ tục công bố hợp quy sản phẩm

Cơ sở pháp lý của công bố hợp quy 

Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 28/2012/TT- BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012. Của bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy. Và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Hệ thống quy chuẩn và cơ sở pháp lý

Tại Việt Nam, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật gắn liền với ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật địa phương – QCĐP

Hoạt động chứng nhận hợp quy được căn cứ theo:

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Số 68/2006/QH11, sửa đổi bổ sung 35/2018/QH14

Thông tư 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học & Công nghệ, quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy kèm phương thức đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Bên cạnh chứng nhận hợp quy, chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O cũng là chứng từ rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu. Tham khảo thêm dịch vụ làm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Gia Minh.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Đăng ký công bố hợp quy sản phẩm
Đăng ký công bố hợp quy sản phẩm

Công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy đối với sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin thuộc trong Danh mục sản phẩm, hàng hóa và hình thức quản lý hay không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2; khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2011/TT-BTTTT quy định như sau:

“Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân công bố với cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng về sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sau khi thực hiện quá trình đánh giá sự phù hợp.”

“Điều 6. Danh mục sản phẩm, hàng hóa và hình thức quản lý

Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, bao gồm:

Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy;

Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy.

Sản phẩm, hàng hóa thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy” phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy.

Sản phẩm, hàng hóa thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy” phải được công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy.”

Như vậy, công bố hợp quy có thể hiểu là việc tổ chức, cá nhân công bố với cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng về sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sau khi thực hiện quá trình đánh giá sự phù hợp. Và trong Danh mục sản phẩm, hàng hóa và hình thức quản lý có quy định về sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin bắt buộc phải công bố hợp quy.

Dịch vụ công bố hợp quy sản phẩm
Dịch vụ công bố hợp quy sản phẩm

Tại sao phải thực hiện công bố hợp quy cho sản phẩm nhập khẩu?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì các doanh nghiệp phải thực hiện công bố hợp quy cho sản phẩm nhập khẩu. Bởi vì:

Thứ nhất, nhằm để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi nhập khẩu phải an toàn; không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Đặc biệt là không gây hại đến môi trường;

Thứ hai, khi thực hiện công bố hợp quy các doanh nghiệp sẽ chứng minh được sản phẩm nhập khẩu của mình đảm bảo được chất lượng, đáp ứng đầy đủ các điều kiện trong quy chuẩn kỹ thuật;

Thứ ba, việc công bố sẽ giúp doanh nghiệp tạo được danh tiếng, những hình ảnh tốt đẹp cho chính mình, nâng cao uy tín đối với người tiêu dùng và sức cạnh tranh cao trên thị trường;

Thứ tư, chứng minh được việc thực hiện đầy đủ các thủ tục về mặt pháp lý; giúp cho các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng kiểm soát; để tránh những rủi ro pháp lý về sau;

Cuối cùng, nếu như doanh nghiệp không công bố hợp quy thì doanh nghiệp đó thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc thu hồi sản phẩm, thiết bị đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm trong trường hợp nhập khẩu thiết bị thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy nhưng lại không thực hiện công bố hợp quy; (Khoản 2, khoản 4 Điều 51 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Do đó, các doanh nghiệp phải thực hiện công bố hợp quy cho sản phẩm nhập khẩu; nhằm tạo được sự uy tín của mình; đảm bảo được các thủ tục pháp lý mà pháp luật quy định.

Tham khảo thêm:

Công bố chất lượng dầu hạt cải

Công bố chất lượng bột mì

Tự công bố hạt điều

Trình tự thủ tục công bố hợp quy

Thẩm quyền giải quyết

Cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.

Cách thức nộp hồ sơ

Nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành.

Trình tự thực hiện

Công bố hợp quy được thực hiện theo những trình tự sau đây:

Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba); hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.

Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật; hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;

Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức; cá nhân công bố hợp quy.

Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành; lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên ngành).” 

Thời gian giải quyết

Đối với hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ; thì thời gian giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan chuyên ngành gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ không được bổ sung đầy đủ theo quy định; cơ quan chuyên ngành có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ; thì thời gian giải quyết là 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Những điều cần biết về công bố hợp quy
Những điều cần biết về công bố hợp quy

Mục đích làm chứng nhận hợp quy

Những đối tượng thuộc nhóm quy định trong quy chuẩn kỹ thuật mang tính bắt buộc áp dụng và thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường. Nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này cần thực hiện.

Mục đích của các quy chuẩn kỹ thuật là nhằm đảm bảo sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa vào sản xuất, kinh doanh là an toàn, không gây hại tới sức khỏe con người và môi trường. Để thực hiện chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thì các doanh nghiệp cần trải qua quy trình đánh giá phù hợp. Các cá nhân, công ty nhập khẩu cần nắm rõ thủ tục này để chuẩn bị thủ tục sớm và phù hợp để tránh những phiền toái không đáng có sau này.

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận hợp quy

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận hợp quy có thể là các cơ quan chức năng của chính phủ hoặc các tổ chức chứng nhận được ủy quyền. Dưới đây là một số cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận hợp quy phổ biến tại Việt Nam:

Bộ Công Thương: Bộ Công Thương có thẩm quyền cấp chứng nhận hợp quy cho nhiều mặt hàng như hàng tiêu dùng, hàng điện tử, hàng dệt may, hàng thực phẩm và nhiều lĩnh vực khác.

Bộ Y tế: Bộ Y tế có thẩm quyền cấp chứng nhận hợp quy cho hàng hóa liên quan đến lĩnh vực y tế, chẳng hạn như dược phẩm, thiết bị y tế, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm y tế.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Bộ có thẩm quyền cấp chứng nhận hợp quy cho hàng hóa liên quan đến ngành nông nghiệp và thực phẩm, chẳng hạn như cây trồng, thủy hải sản, chất liệu chăn nuôi và các sản phẩm nông sản chế biến.

Cục Quản lý Chất lượng: Cục Quản lý Chất lượng (tên đầy đủ là Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn đo lường) là cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền cấp chứng nhận hợp quy cho các mặt hàng liên quan đến tiêu chuẩn, chất lượng và đo lường.

Tổ chức chứng nhận độc lập: Ngoài các cơ quan chức năng của chính phủ, có nhiều tổ chức chứng nhận độc lập được công nhận và ủy quyền để cấp chứng nhận hợp quy cho các loại hàng hóa khác nhau. Các tổ chức này phải tuân thủ quy trình và yêu cầu chứng nhận đã được quy định bởi cơ quan chức năng.

Hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm như thế nào
Hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm như thế nào

 

Chi phí dịch vụ công bố hợp quy tại Gia Minh

Chi phí thực hiện công bố hợp quy sản phẩm
Chi phí thực hiện công bố hợp quy sản phẩm

Các phương thức chứng nhận hợp quy

Để được cấp chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp cho sản phẩm/hàng hóa. Theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, để đánh giá tính phù hợp của một hàng hóa cụ thể, các tổ chức chứng nhận hợp quy có thể áp dụng 1 trong 8 phương thức sau:

Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu sản phẩm/hàng hóa;

Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất và giám sát thông qua việc lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm/hàng hóa trên thị trường;

Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất và giám sát thông qua việc lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm/hàng hóa ở nơi sản xuất;

Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất và giám sát thông qua việc lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm/hàng hóa ở nơi sản xuất và trên thị trường;

Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất và giám sát thông qua việc lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm/hàng hóa ở nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất;

Phương thức 6: Thực hiện đánh giá kết hợp với giám sát hệ thống quản lý;

Phương thức 7: Thử nghiệm mẫu và đánh giá dựa trên lô sản phẩm/hàng hóa;

Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định tất cả các sản phẩm cần chứng nhận hợp quy.

Vì vậy, nhờ sự hỗ trợ của công ty tư vấn chuyên nghiệp là giải pháp tuyệt vời, giúp giải quyết mọi khó khăn một cách nhanh chóng, ổn thỏa nhất. Vậy đâu là công ty tư vấn công bố sản phẩm uy tín để chúng ta chọn mặt gửi vàng? Gia Minh là câu trả lời. Liên chúng tôi theo hotline: 0868 458 111 để được tư vấn cụ thể hơn về thủ tục công bố hợp quy sản phẩm nhé!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chứng nhận hợp quy mũ bảo hiểm

Thủ tục công bố hợp quy mũ bảo hiểm.

Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em

Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi

Quy trình chứng nhận hợp quy keo dán gỗ

Công bố hợp quy nước uống đóng chai

Công bố hợp quy giấy bạc bọc thực phẩm

Tư vấn công bố hợp quy hộp đựng làm sữa chua

Tư vấn công bố hợp quy dụng cụ vắt cam bằng inox 

Sản phẩm nào cần phải công bố hợp quy sản phẩm
Sản phẩm nào cần phải công bố hợp quy sản phẩm

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com  

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo