CHỨNG NHẬN HỢP QUY MŨ BẢO HIỂM

Rate this post

CHỨNG NHẬN HỢP QUY MŨ BẢO HIỂM

Mũ bảo hiểm là sản phẩm không thể thiếu với người đi xe máy; do đó mà chất lượng sản phẩm rất được sự quan tâm của người tiêu dùng. Công bố chứng nhận hợp quy mũ bảo hiểm; là quy định bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm này ra thị trường.

Làm thế nào để nhận biết mũ bảo hiểm hợp quy
Làm thế nào để nhận biết mũ bảo hiểm hợp quy

 Căn cứ pháp lý hợp quy mũ bảo hiểm

– Luật 68/2006/QH11 – Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

– Nghị định 127/2007/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

– Luật 05/2007/QH12 – Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

– Nghị định 132/2008/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

– Thông tư 02/2017/TT-BKHCN;

– Thông tư 183/2016/TT-BTC;

Lộ trình áp dụng QCVN 2:2021/BKHCN

Kể từ ngày 01/01/2024, mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy nhập khẩu và sản xuất trong nước đáp ứng các quy định tại QCVN 2:2021/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.

Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy áp dụng các quy định tại QCVN 2:2021/BKHCN kể từ ngày 01/8/2021.

Yêu cầu kỹ thuật và lưu ý về QCVN 2:2008/BKHCN

Về cấu tạo

Cấu tạo cơ bản của mũ phải có các bộ phận sau:

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Vỏ mũ;

Lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ);

Quai đeo.

Về yêu cầu kỹ thuật

Mũ phải được sản xuất bằng các vật liệu không gây ảnh hưởng có hại đến da và tóc của người sử dụng.

Khối lượng của mũ, kể cả các bộ phận kèm theo, không được lớn hơn:

LOẠI MŨMŨ CỠ LỚNMŨ CỠ TRUNG VÀ CỠ NHỎ
Đối với loại che cả đầu, tai và hàm1,5kg 1,2kg
Đối với loại che cả đầu, tai và loại che nửa đầu1,0kg0,8kg

 

Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh sắc. Không được sử dụng đinh tán, bu lông, đai ốc, khóa quai đeo có các gờ và cạnh nhọn, sắc.

Đầu đinh tán, bu lông không được cao hơn 2mm so với bề mặt phía ngoài của vỏ mũ.

Vỏ mũ và lớp đệm hấp thụ xung động phải che chắn được phạm vi cần bảo vệ trên dạng đầu thử tương ứng khi kiểm tra theo mục 4 của Phụ lục của Quy chuẩn này.

Mũ phải chịu được va đập và hấp thụ xung động khi thử nghiệm theo mục 5 của Phụ lục của Quy chuẩn này. Sau khi thử, vỏ mũ không bị vỡ tách rời và gia tốc dội lại khi bị va đập không được lớn hơn:

Gia tốc dội lại khi bị va đập của mũ bảo hiểm

GIA TỐCCHU VI VÒNG ĐẦU < 500mmCHU VI VÒNG ĐẦU  ≥ 500mm 
Gia tốc dội lại tức thời225 g300 g
Gia tốc dư sau 3 miligiây175 g200 g
Gia tốc dư sau 6 miligiây 125 g150 g

 

CHÚ THÍCH: Các giá trị gia tốc tính bằng m/s2 được xác định trên cơ sở đơn vị gia tốc trọng trường g = 9.80665 m/s2.

Mũ phải chịu được thử nghiệm độ bền đâm xuyên theo mục 6 của Phụ lục của Quy chuẩn này. Sau khi thử, đầu đâm xuyên không được chạm vào dạng đầu thử bên trong mũ.

Tham khảo:

 Đăng ký mã số mã vạch mũ bảo hiểm.

Quai đeo phải chịu được thử nghiệm theo mục 7 của Phụ lục của Quy chuẩn này. Khi thử, độ dịch chuyển của gá móc quai đeo giữa hai lần đặt tải ban đầu và tải thử nghiệm không được vượt quá 25 mm.

Độ ổn định của mủ phải đạt các yêu cầu quy định trong mục 8 của Phụ lục của Quy chuẩn này.

Kết cấu của mũ bảo hiểm phải đảm bảo tầm nhìn của người đi mô tô, xe máy:

Góc nhìn bên phải và bên trái của mũ khi tiến hành đo góc nhìn theo mục 9 của Phụ lục của Quy chuẩn này không được nhỏ hơn 1050.

Góc nhìn phía trên, α, không được nhỏ hơn 70, góc nhìn phía dưới, β, không được nhỏ hơn 450.

 Kính chắn gió, nếu có, phải thoả mãn các yêu cầu sau:

Chịu được thử nghiệm theo điểm 10.1 của Phụ lục của Quy chuẩn này.

Nếu kính bị vỡ, không được tạo thành các mảnh sắc nhọn có góc nhỏ hơn 600.

Hệ số truyền sáng khi được thử nghiệm theo điểm 10.2 của Phụ lục của Quy chuẩn này không được nhỏ hơn 85%.

Về ghi nhãn

Nội dung ghi nhãn mũ thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá.

Nhãn phải được ghi một cách rõ ràng, bền vững (không phai mờ) trên bề mặt trong hoặc ngoài mũ.

Nhãn của mũ sản xuất trong nước tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:

Tên sản phẩm: Phải có cụm từ ″Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy″;

Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;

Cỡ mũ;

Tháng, năm sản xuất.

Nhãn phụ của mũ nhập khẩu tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:

Tên sản phẩm: Phải có cụm từ ″Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy″;

Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối;

Xuất xứ hàng hoá ;

Cỡ mũ;

Tháng, năm sản xuất. 

LƯU Ý: 

– Đối với mũ sản xuất trong nước

Phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định của Quy chuẩn này cho từng kiểu mũ trên cơ sở chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận được chỉ định.

Mũ sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy trên vỏ mũ. 

– Đối với mũ nhập khẩu:

Phải được chứng nhận hợp quy phù hợp với các quy định của Quy chuẩn này cho từng kiểu mũ.

Mũ nhập khẩu trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy trên vỏ mũ.

– Đối với mũ lưu thông trên thị trường:

Mũ lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy và nhãn mũ. 

Mũ lưu thông trên thị trường phải chịu kiểm tra nhà nước về chất lượng

Hồ sơ công bố hợp quy về mũ bảo hiểm

 Hồ sơ kiểm nghiệm sản phẩm mũ bảo hiểm

Hồ sơ đăng ký kiểm nghiệm sản phẩm mũ bảo hiểm bao gồm:

Đơn đề nghị kiểm nghiệm sản phẩm mũ bảo hiểm;

Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu một trong các loại giấy tờ được cấp mới nhất: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);

Mũ bảo hiểm mẫu.

Tham khảo:

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm.

Hồ sơ công bố hợp quy về mũ bảo hiểm

Bản công bố hợp quy;

Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu một trong các loại giấy tờ được cấp mới nhất: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);

Giấy xác nhận kiểm nghiệm phù hợp quy chuẩn;

Hình ảnh của mũ bảo hiểm;

Nhãn sản phẩm;

Hướng dẫn công bố chứng nhận hợp quy mũ bảo hiểm
Hướng dẫn công bố chứng nhận hợp quy mũ bảo hiểm

Công bố chứng nhận hợp quy mũ bảo hiểm là vấn đề gây trở ngại cho doanh nghiệp nếu muốn đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Tại sao nó gây trở ngại lý do là vì mũ bảo hiểm giả đang tràn lan trên thị trường; thì công tác chứng nhận càng khó khăn. chứng nhận hợp quy mũ bảo hiểm. Với thời gian hoạt động lâu năm cùng với đội ngũ dày dặn; sẽ là người bạn đáng tin cậy cho các doanh nghiệp lựa chọn tin dùng dịch vụ chúng tôi.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em

Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi

Công bố hợp quy nước uống đóng chai

Công bố hợp quy giấy bạc bọc thực phẩm

Tư vấn công bố hợp quy hộp đựng làm sữa chua

Tư vấn công bố hợp quy dụng cụ vắt cam bằng inox 

Tư vấn công bố hợp quy hộp đựng làm sữa chua

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH   

Thủ tục trọn vẹn chứng nhận hợp quy mũ bảo hiểm
Thủ tục trọn vẹn chứng nhận hợp quy mũ bảo hiểm

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111  

Zalo: 085 3388 126  

Gmail: dvgiaminh@gmail.com  

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo