Những đặc điểm nổi bật của công ty hợp danh

Rate this post

Những đặc điểm nổi bật của công ty hợp danh

Hiện nay tại Việt Nam có 5 loại hình công ty: công ty TNHH một thành viên; công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Thành lập công ty cổ phần, Công ty hợp danh. Vậy những đặc điểm nổi bật của công ty hợp danh là gì?. Đọc hết bải viết dưới đây để đưa ra lựa chọn cho mình nhé.

Ưu điểm nổi bật của công ty hợp danh
Ưu điểm nổi bật của công ty hợp danh

Công ty hợp danh là gì?

Theo Điều 172 Luật Doanh nghiệp 68/2014, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

– Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ của mình về các nghĩa vụ của công ty.

– Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Đặc điểm của công ty hợp danh

Thành viên của công ty hợp danh

Giống như đặc tính chung của các công ty đối nhân, các thành viên của công ty hợp danh đều có phần của riêng mình trong công ty được gọi là phần lợi. Phần lợi được chia cho mỗi người tương ứng với phần vốn mà họ đã đóng góp vào cho công ty. Số vốn mà cách thành viên đã góp vào có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau nhưng đều có đặc tính là không được tự do chuyển nhượng cho người khác.

Danh tính

Công ty hợp danh phải hoạt động dưới một hãng chung, tuy nhiên tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều sẽ có tư cách thương nhân. Tất cả thành viên kết hợp cái “danh tính” của mình tạo thành hội danh, hay còn được gọi là danh tính của công ty. Do đó, thành viên của công ty đều cần phải có năng lực cần thiết. Mọi thành viên đều phải ghi tên vào danh bạ thương mại của công ty. Nếu công ty bị phá sản thì các thành viên trong công ty cũng sẽ bị phá sản thương nhân.

Trách nhiệm của các thành viên 

Các thành viên trong công ty hợp danh phải có trách nhiệm bản thân, liên đới vô hạn về tất cả các khoản nợ của công ty. Điều đó thể hiện cụ thể như sau:

Mọi thành viên phải chịu trách nhiệm một cách cơ bản, trực tiếp. Bởi vì chủ nợ có quyền đòi bất kỳ ai với tất cả số tiền bản thân đã cho vay.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Trách nhiệm này không có giới hạn đối với bất kì thành viên nào trong công ty. Nếu như họ có một thỏa thuận khác thid công ty sẽ lập tức chuyển sang loại hình công ty hợp vốn đơn giản.

Ở các công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản cá nhân với và tài sản công ty. Quyền sở hữu tài sản chung và tài sản riêng rất dễ để chuyển dịch nhưng khá khó kiểm soát. 

Theo nguyên tắc, ngay cả khi thành viên chưa nhận được chút lợi nhuận nào thì vẫn phải có trách nhiệm với công ty. Do đó, các thành viên có khả năng rủi ro và nguy hiểm rất lớn.

Góp vốn và cấp giấy chứng nhận về phần góp vốn

Các thành viên trong công ty hợp danh và thành viên góp vốn đều phải đảm bảo góp đủ số vốn mà bản thân đã cam kết vào đúng thời hạn.

Nếu thành viên trong công ty hợp danh không góp đầy đủ và đúng hạn theo cam kết thì sẽ gây ra những thiệt hại rất lớn và nghiêm trọng đến công ty. Những thành viên này sẽ chịu trách nhiệm bồi thường về thiệt hại cho công ty.

Nếu thành viên góp vốn chưa góp đầy đủ số vốn và đúng hạn theo cam kết thì số vốn chưa đủ này sẽ được công ty xem là khoản nợ của thành viên đó đối với mình. Ở trường hợp này thì thành viên góp vốn có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng các thành viên trong công ty.

Nếu các thành viên góp vốn đã góp đủ số vốn đúng theo cam kết thì họ sẽ có được giấy chứng nhận phần vốn góp.

Tài sản của công ty hợp danh

Một công ty hợp danh sẽ có những tài sản sau:

Tài sản góp vốn đã được chuyển quyền sở hữu sang cho công ty của các thành viên.

Tài sản được tạo lập có tên của công ty hợp danh.

Tài sản từ những hoạt động sản xuất kinh doanh của thành viên trong công ty hợp danh thực hiện nhân danh công ty. 

Tài sản từ các hoạt động kinh doanh của công ty mà những thành viên hợp danh trong công ty đã nhân danh cá nhân thực hiện.

Ngoài ra còn có một số tài sản khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đại diện pháp luật và điều hành kinh doanh của công ty hợp danh

Để có thể hoạt động kinh doanh hằng ngày tại công ty thì thành viên của công ty hợp danh có quyền đại diện cho pháp luật và các tổ chức điều hành. Tất cả những hạn chế đối với các thành viên hợp danh trong quá trình thực hiện công việc kinh doanh mỗi ngày của công ty, chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó. Các thành viên hợp danh sẽ phân công nhau để đảm nhiệm các chức danh về quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty.

2 loại thành viên của công ty hợp danh

Một doanh nghiệp được gọi là công ty hợp danh khi có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu của công ty; cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Các thành viên này phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Ngoài ra, công ty hợp danh còn có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Góp vốn trong công ty hợp danh

Các thành viên của công ty hợp danh sẽ thực hiện việc góp vốn và được cấp Giấy chứng nhận góp vốn theo ĐIỀU 173 của Luật Doanh nghiệp. Cụ thể:

Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.

– Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

– Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Khi đó, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

– Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp.

– Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.

Đọc thêm: Thủ tục góp vốn vào công ty hợp danh
Tài sản của công ty hợp danh

Theo Điều 174 Luật Doanh nghiệp 2014, tài sản của công ty hợp danh gồm:

– Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;

– Tài sản tạo lập được mang tên công ty;

– Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;

– Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Thủ tục góp vốn vào công ty hợp danh
Thủ tục góp vốn vào công ty hợp danh

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (khoản 2 Điều 172 Luật Doanh nghiệp).

Cũng giống với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.+

Đọc thêm: Rút vốn khỏi công ty TNHH 2 thành viên

Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh

Mô hình tổ chức quản lý công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc).

Trong công ty hợp danh, Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất, bao gồm tất cả thành viên hợp lại.

Thủ tục thành lập công ty hợp danh

Thủ tục thành lập công ty hợp danh tuân theo các bước sau:

Bước 1. Cá nhân nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở.

Bước 2. Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ. Trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.

Bước 3. Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4. Doanh nghiệp Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký quốc gia. Nội dung công bố gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh.

Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư.

Hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập Công ty Hợp danh

– Giấy đề nghi đăng ký doanh nghiệp theo Mẫu.

– Điều lệ công ty

– Danh sách thành viên công ty hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có)

– Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.

Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên; đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty.

Thành lập công ty hợp danh
Thành lập công ty hợp danh

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Các loại thuế doanh nghiệp cần phải nộp hiện nay

Bảng giá dấu tròn công ty

Thành lập hộ kinh doanh

Chứng chỉ hành nghề đại lý thuế là gì?

Dịch vụ báo cáo thuế giá rẻ trọn gói từ 300.000 đồng / tháng

khác nhau giữa báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất

Thủ tục thuê đất – thuê nhà xưởng trong khu công nghiệp như thế nào?

Có được đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hay không?

Mở công ty mùa dịch – 3 lợi thế ít ai biết

Thủ tục tăng vốn đầu tư

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo