CÔNG TY HỢP DANH

Rate this post
CÔNG TY HỢP DANH

Công ty hợp danh là gì? Có nên Thành lập công ty hợp danh không hay công ty HD không được ưa chuộng. Cùng tham khảo bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn nhé.

Thủ tục thành lập công ty hợp danh
Thủ tục thành lập công ty hợp danh

Công ty hợp danh (HD) là gì?

Khái niệm công ty hợp danh được quy định tại điểm a, khoản 1 điều 172 Luật doanh nghiệp 2020

Công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

Các thành viên công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, còn các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Khái niệm công ty hợp danh
Khái niệm công ty HD

Một số đặc điểm chính của công ty hợp danh:

– Có tư cách pháp nhân;

– Phải có ít nhất 02 thành viên cùng sở hữu công ty, không giới hạn số lượng thành viên cùng tham gia góp vốn;

– Gồm hai loại thành viên là thành viên HD và thành viên góp vốn. Mỗi loại thành viên có quyền và nghĩa vụ khác nhau;

– Công ty HD không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Thành viên công ty hợp danh

Công ty HD tồn tại 02 loại thành viên là thành viên HD và thành viên góp vốn. Thành viên HD được coi như những “người sáng lập” công ty. Dưới đây là bảng so sánh để thấy được khác nhau giữa 02 loại thành viên này.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Tiêu chíThành viên hợp danhThành viên góp vốn
Số lượngPhải có ít nhất 02 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung.

Không quy định cụ thể về số lượng và không bắt buộc phải có trong công ty HD.

 

Trách nhiệmThành viên HD phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

 

Lợi nhuận

– Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty.

– Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác.

Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của công ty.

 

Điều hành, quản lý công ty

Điều hành, quản lý công ty

– Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước…

– Thành viên HD không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên HD của công ty HD khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên HD còn lại.

Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty.
Chuyển nhượng vốnThành viên HD không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên HD còn lại.

Được phép chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

 

 

Quản lý và điều hành công ty

Thành lập công ty hợp danh
Thành lập công ty hợp danh

Công ty HD sẽ được điều hành và quản lý bởi Hội đồng thành viên, bao gồm tất cả các thành viên của công ty.

Theo khoản 1 Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020; các thành viên HD là người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.

Khoản 2 Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định; trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty; thành viên HD phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.

Như vậy, việc quản lý của công ty HD được phân quyền cho các thành viên HD và giữa họ có sự kiểm soát lẫn nhau.

Quy định về công ty hợp danh
Quy định về công ty HD

Ưu và nhược điểm của công ty hợp danh

Ưu điểm

– Công ty HD yêu cầu phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu, cùng kinh doanh dưới một tên chung – thành viên HD. Bởi vậy, công ty HD sẽ kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người, dễ dàng tạo được sự tin cậy với đối tác kinh doanh.

– Việc quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người đã có mối liên hệ mật thiết với nhau trước đó, mang tính chất công ty gia đình.

Nhược điểm

– Thành viên HD phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; nên mức độ rủi ro của các thành viên HD là rất cao. Cụ thể, trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, các thành viên HD phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.

– Thành viên HD bị hạn chế nhiều quyền như:

+ Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, không được làm thành viên HD của công ty khác.

+ Không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

– Dù có tư cách pháp nhân nhưng công ty HD không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.

– Việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế, các thành viên chỉ có thể góp thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thành viên mới.

Các bước để thành lập công ty hợp danh

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin và tài liệu cần thiết

Bạn cần chuẩn bị các thông tin chi tiết về việc thành lập công ty như tên công ty, lĩnh vực hoạt động, số vốn dự định góp, địa chỉ công ty,…

Cách thành lập công ty hợp danh
Cách thành lập công ty HD

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty HD

– Giấy tờ đề nghị đăng ký thành lập công ty HD.

– Các dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo về Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên trong công ty hợp danh. Các thành viên phải cùng nhau chịu tất cả trách nhiệm về sự phù hợp với pháp luật của điều lệ công ty.

– Danh sách các thành viên công ty được lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo phải có:

+ Bản sao hợp lệ của một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân đối với các trường hợp thành viên sáng lập công ty là cá nhân.

+ Bản sao hợp lệ về Quyết định thành lập. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc một số giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện dựa trên ủy quyền cũng như quyết định ủy quyền tương ứng đối với các trường hợp thành viên sáng lập là một pháp nhân.

+ Văn bản để xác nhận vốn pháp định của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh các ngành nghề theo quy định của pháp luật phải có số vốn góp pháp định.

+ Bản sao hợp lệ các chứng chỉ hành nghề đối với các thành viên hợp danh nếu như công ty kinh doanh các ngành nghề theo quy định của pháp luật thì phải có đầy đủ chứng chỉ hành nghề.

Bước 3: Nộp hồ sơ đến các cơ quan đăng ký

Sau khi bạn đã chuẩn bị xong các hồ sơ thì doanh nghiệp sẽ phải nộp đến các cơ quan. Để tiến hành các thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty HD.

Trong khoảng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Cơ quan mà bạn đăng ký sẽ xem xét về tính hợp lệ của các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Và cấp cho công ty Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Đối với trường hợp không đủ điều kiện để đăng ký công ty HD. Thì cơ quan sẽ từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và trong thông báo từ chối sẽ nói rõ ra lý do từ chối. Để doanh nghiệp biết và có biện pháp để khắc phục.

Bước 4: Công bố nội dung thành lập công ty HD ở trên cổng thông tin quốc gia

Sau khi công ty được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty HD. Thì doanh nghiệp phải thực hiện thông báo công khai ở trên Cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp. Theo trình tự, thủ tục và phải được trả phí dựa trên quy định.

Lưu ý rằng: Các doanh nghiệp nếu như không tiến hành thực hiện các thủ tục công bố thông tin. Sẽ bị xử phạt hành chính đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại.

Bước 5: Khắc dấu công ty HD và công bố mẫu dấu

Việc khắc dấu sẽ được tiến hành thực hiện sau khi nhận được giấy chứng nhận công ty HD. Sau khi bạn đã hoàn thành khắc dấu thì doanh nghiệp sẽ tiến hành công bố sử dụng mẫu dấu ở trên cổng thông tin quốc gia.

Xin giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện

Hồ sơ và thủ tục xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

 Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Căn cứ Điều 36 Luật An toàn thực phẩm)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy chứng nhận mã số mã vạch

 Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

 Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

Như vậy, so với hiện hành thì hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch có sự thay đổi ở phần đơn đăng ký.

(Khoản 5 Điều 2 Nghị định 13/2022/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch ở đâu?

Người đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

(Khoản 2 Điều 19a, khoản 2 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Trình tự đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

(Điểm a khoản 3 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy đăng ký nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu: nhằm kiểm tra có nhãn hiệu trùng hay tương tự với nhãn hiệu của chủ thể khác hay không. Đồng thời đánh giá được khả năng nhãn hiệu đó có được cấp văn bằng bảo hộ hay không.

Có 02 hình thức tra cứu để khách hàng tham khảo và cân nhắc

Tra cứu sơ bộ miễn phí trên đường link http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php Cục SHTT.

Tra cứu có trả phí tra cứu từ Cục SHTT

Hoặc có thể truy cập vào bài viết Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu để tìm hiểu chi tiết.

Với số lượng đăng ký đơn hằng năm là rất nhiều nên việc tra cứu nhằm đảm bảo khả năng đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

02 Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 04-NH Thông tư 01/2007/TT BKHCN)

05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

Chứng từ nộp phí, lệ phí.

01 Bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh có công chứng hoặc chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân để lấy thông tin soạn hồ sơ (mục đích là để lấy thông tin soạn giấy ủy quyền và hồ sơ đăng ký);

01 Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn)

Các tài liệu khác (nếu có):

Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Hình thức nộp đơn:

Nộp trực tiếp:

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Nộp đơn trực tuyến:

Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Đầu tiên, người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn, khi hoàn thành người nộp đơn sẽ nhận Phiếu xác nhận nộp đơn trực tuyến.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Sau đó cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống

Trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu được gửi cho người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn.

Trên đây là những ưu điểm thành lập công ty hợp danh; và tại sao không nên thành lập công ty HD. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định; có nên thành lập công ty HD hay không nhé.

Công ty hợp danh có đặc điểm gì?
Công ty HD có đặc điểm gì?

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ kế toán thuế TPHCM

Dịch vụ kế toán trọn gói uy tín 499.000đ/ tháng

Dịch vụ kế toán thuế và trọn gói

kế toán và kiểm toán khác nhau như thế nào

Dịch vụ làm lại sổ sách kế toán trọn gói

Dịch vụ rà soát sổ sách kế toán

Dịch vụ thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở lên trọn gói

Thành lập công ty nhưng không kinh doanh có sao không?

Quy định chung về ngành nghề kinh doanh

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Quy định về góp vốn thành lập công ty

Thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Công ty hợp danh tại sao không ưa chuộng
Công ty hợp danh tại sao không ưa chuộng

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com 

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo