DỊCH VỤ THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI TẠI HẢI DƯƠNG

Rate this post

DỊCH VỤ THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI TẠI HẢI DƯƠNG

Ngành vận tải là ngành có nhiều tiềm năng phát triển trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Là những người có cùng chí hướng kinh doanh. Và muốn kinh doanh tập thể thì thành lập hợp tác xã là một lựa chọn hợp lý. Hãy tham khảo dịch vụ thành lập hợp tác xã vận tải tại Hải Dương trong bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.

Điều kiện thành lập hợp tác xã vận tải tại Hải Dương
Điều kiện thành lập hợp tác xã vận tải tại Hải Dương

Như thế nào là hợp tác xã vận tải?

Hợp tác xã vận tải là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập. Và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh vận tải. Tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Điều kiện thành lập hợp tác xã vận tải

Quy định về công tác tổ chức, quản lí, kinh doanh hợp tác xã vận tải:

Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật

Phương tiện phải đảm bảo số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh. Phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với HTX đối với xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên HTX. Hợp đồng quy định HTX có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ, quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô của thành viên hợp tác xã. Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình.

Có nơi đỗ xe đúng theo quy định về công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường.

Tham khảo: Thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình phải trang bị máy tính. Đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe.

Đơn vị kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng tài xế theo quy mô kinh doanh. Chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho tài xế và sử dụng tài xế đủ sức khỏe theo quy định. Xe kinh doanh vận tại có 30 chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe đưa đón, cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên,…).

Hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định. Vận tải bằng xe khách, taxi, buýt hoặc vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ. Phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.

Hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định. Xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Quy định về nhân viên

Không lái xe trong thời gian cấm hành nghề. Nhân viên phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải.

Được tập huấn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải. Đối với nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch cần phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật. Và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.

Quy trình thành lập hợp tác xã vận tải tại Hải Dương

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã vận tải

Giấy đề nghị đăng ký;

Nghị quyết hội nghị thành lập;

Điều lệ hợp tác xã;

Phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã;

Danh sách thành viên, hội đồng quản trị, ban quản lý và ban kiểm soát.

Đọc thêm: Các bước thành lập công ty theo quy định của pháp luật

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã vận tải được nộp tại Phòng Tài chính – Kế toán  UBND cấp Huyện.

Bước 2: Đăng ký Giấy phép kinh doanh vận tải

Hồ sơ đăng ký Giấy phép kinh doanh hợp tác xã vận tải bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định.

Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bản sao có chứng thực  văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải.

Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ).

Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định).

Bước 3: Xin cấp phù hiệu xe tải tại Sở Giao thông vận tải

Hồ sơ gồm có:

Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu

Bản sao kèm bản chính để đối chiếu. Hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường,

Giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của hợp tác xã kinh doanh vận tải.

Đối với những phương tiện mang biển số khác địa phương nơi đăng ký phù hiệu. Thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ lấy ý kiến xác nhận về tình trạng xe, của Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số theo quy định.

Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.

Chi phí Dịch vụ thành lập hợp tác xã vận tải tại Hải Dương

Chi phí thành lập hợp tác xã vận tải tại Hải Dương
Chi phí thành lập hợp tác xã vận tải tại Hải Dương

Xin giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện

Hồ sơ và thủ tục xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

 Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Căn cứ Điều 36 Luật An toàn thực phẩm)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy chứng nhận mã số mã vạch

 Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

 Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

Như vậy, so với hiện hành thì hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch có sự thay đổi ở phần đơn đăng ký.

(Khoản 5 Điều 2 Nghị định 13/2022/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch ở đâu?

Người đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

(Khoản 2 Điều 19a, khoản 2 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Trình tự đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

(Điểm a khoản 3 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy đăng ký nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu: nhằm kiểm tra có nhãn hiệu trùng hay tương tự với nhãn hiệu của chủ thể khác hay không. Đồng thời đánh giá được khả năng nhãn hiệu đó có được cấp văn bằng bảo hộ hay không.

Có 02 hình thức tra cứu để khách hàng tham khảo và cân nhắc

Tra cứu sơ bộ miễn phí trên đường link http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php Cục SHTT.

Tra cứu có trả phí tra cứu từ Cục SHTT

Hoặc có thể truy cập vào bài viết Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu để tìm hiểu chi tiết.

Với số lượng đăng ký đơn hằng năm là rất nhiều nên việc tra cứu nhằm đảm bảo khả năng đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

02 Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 04-NH Thông tư 01/2007/TT BKHCN)

05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

Chứng từ nộp phí, lệ phí.

01 Bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh có công chứng hoặc chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân để lấy thông tin soạn hồ sơ (mục đích là để lấy thông tin soạn giấy ủy quyền và hồ sơ đăng ký);

01 Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn)

Các tài liệu khác (nếu có):

Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Hình thức nộp đơn:

Nộp trực tiếp:

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Nộp đơn trực tuyến:

Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Đầu tiên, người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn, khi hoàn thành người nộp đơn sẽ nhận Phiếu xác nhận nộp đơn trực tuyến.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Sau đó cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống

Trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu được gửi cho người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn.

Quý khách có nhu cầu thành lập hợp tác xã vận tải tại Hải Dương, vui lòng liên hệ chúng tôi theo hotline: 0939 456 569, để được tư vấn hỗ trợ dịch vụ thành lập hợp tác xã vận tải tại Hải Dương.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Chi phí thành lập công ty tại Hải Dương

Những đặc điểm nổi bật của công ty hợp danh

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hải Dương

Thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Hải Dương

Dịch vụ thành lập công ty cổ phần ở Hải Dương

Dịch vụ thành lập công ty du lịch tại Hải Dương

Chi phí thành lập trung tâm ngoại ngữ Hải Dương

Thành lập công ty vận tải hành khách như thế nào?

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Hải Dương

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Dịch vụ thành lập hợp tác xã vận tải tại Hải Dương
Dịch vụ thành lập hợp tác xã vận tải tại Hải Dương

Địa chỉ: Khu 4, phường Cẩm Thượng, Phường Cẩm Thượng, Thành phố Hải Dương, Hải Dương

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo