Công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
Công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
Điều kiện về nhân sự khi mở cơ sở tiêm chủng
Theo Khoản 3 Điều 9 Nghị định 104/2016/NĐ-CP và Điểm c Khoản 3 Điều 15 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định điều kiện về nhân sự đối với cơ sở tiêm chủng cố định như sau:
Số lượng: Có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; đối với cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có tối thiểu 02 nhân viên có trình độ từ trung cấp chuyên ngành y trở lên, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên;
Nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng. Nhân viên trực tiếp khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ trung cấp Y học hoặc trung cấp Điều dưỡng Hộ sinh trở lên.
Như vậy, bạn muốn mở cơ sở tiêm chủng thì phải có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; đối với cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có tối thiểu 02 nhân viên có trình độ từ trung cấp chuyên ngành y trở lên, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên.
Khi tiêm chủng vắc xin phải thực hiện đầy đủ mấy bước?
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về quy trình tiêm chủng vắc xin như sau:
Quy trình tiêm chủng
Việc tiêm chủng phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
Trước khi tiêm chủng: Khám sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng. Trường hợp đối tượng tiêm chủng là trẻ em thì việc tư vấn được thực hiện với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ;
Trong khi tiêm chủng: Thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn;
Sau khi tiêm chủng: Theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm:
Dừng ngay buổi tiêm chủng;
Xử trí cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng; trường hợp vượt quá khả năng thì phải chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất;
Thống kê đầy đủ thông tin liên quan đến trường hợp tai biến nặng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và báo cáo cho Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai biến.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng phải tiến hành cấp cứu, điều trị và báo cáo Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận người bị tai biến.
Trường hợp xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin ngoài Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch, cơ sở nơi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng có trách nhiệm báo cáo Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở theo quy định tại khoản 2 Điều này và thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về dân sự nếu có lỗi gây ra tai biến nặng sau tiêm chủng.
Theo đấy cần lưu ý về các bước thực hiện khi tiêm chủng vắc xin như sau:
Trước khi tiêm chủng: Khám sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng. Trường hợp đối tượng tiêm chủng là trẻ em thì việc tư vấn được thực hiện với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ;
Trong khi tiêm chủng: Thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn;
Sau khi tiêm chủng: Theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Thông tư 34/2018/TT-BYT.
Điều kiện mở phòng khám tiêm chủng
. Khi cá nhân, tổ chức mở phòng khám tiêm chủng cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể
như sau:
Có địa điểm cố định, bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy và có khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại theo quy định của pháp luật.
Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám và được tổ chức từ một đến nhiều điểm tiêm chủng cố định.
Phòng khám tiêm chủng phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và đáp ứng đủ điều kiện kỹ thuật chuyên môn.
Khu vực tiêm chủng phải bảo đảm che được mưa, nắng, kín gió, thông thoáng và bố trí theo nguyên tắc một chiều từ đón tiếp, hướng dẫn, tư vấn, khám sàng lọc, thực hiện tiêm chủng, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
Có tủ lạnh chuyên dụng đảm bảo tiêu chuẩn, đạt các chứng nhận của WHO (như các dòng tủ Tủ bảo quản vắc xin TCW 3000,TCW 3000AC, TCW 4000 AC của hãng B-medical và dòng tủ HBC của Haier…), phích vắc xin ( Phích bảo quản vắc xin Gio’style 2.6L VC, phích Leff …) hoặc hòm lạnh, hộp chống sốc, phác đồ chống sốc, các thiết bị theo dõi nhiệt độ (Thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động FT2E, FT2L, Chỉ thị đông băng điện tử Freeze tag, Nhiệt kế chuyên dụng…) tại nơi bảo quản và trong quá trình vận chuyển vắc xin.
Nhân viên y tế tham gia mở phòng khám tiêm chủng và hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng và có đầy đủ kiến thức về chuyên môn y khoa.
Công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
Căn cứ theo Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định như sau:
Gửi văn bản thông báo đủ điều kiện tiêm chủng theo mẫu cho Sở Y tế nơi cơ sở tiêm chủng đặt trụ sở.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đủ điều kiện tiêm chủng, Sở Y tế phải đăng tải thông tin về tên, địa chỉ, người đứng đầu cơ sở đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
Cơ sở chỉ được thực hiện hoạt động tiêm chủng sau khi đã thực hiện việc công bố đủ điều kiện tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở thực hiện tiêm chủng tự công bố đủ điều kiện tiêm chủng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tự công bố của mình.
Tham khảo thêm:
Mở quầy bán thuốc tây cần bao nhiêu vốn?
Điều kiện mở quầy bán thuốc tây
Thủ tục xin giấy chứng nhận thực hành nhà thuốc tốt
Hồ sơ chuẩn bị mở phòng khám tiêm chủng
Mở phòng khám tiêm chủng cần chuẩn bị một số giấy tờ như sau:
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng theo mẫu số 1 quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 12/2014/NĐ-CP;
Bảng kê khai nhân sự;
Bản sao có chứng thực các giấy tờ sau của từng nhân viên làm công tác tiêm chủng;
Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động có đóng dấu xác nhận của cơ sở sử dụng lao động;
Bằng cấp chuyên môn;
Giấy chứng nhận tham dự tập huấn về tiêm chủng;
Bảng kê khai trang thiết bị theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư 12/2014/NĐ-CP;
Sơ đồ mặt bằng của khu vực thực hiện tiêm chủng bao gồm: khu vực chờ, tư vấn và khám phân loại; tiêm chủng, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng;
Bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng minh việc thành lập và hoạt động của cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng bao gồm:
Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với các cơ sở y tế khác.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ tiêm chủng
Bước 1: Nộp hồ sơ Phòng khám tiêm chủng đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng nộp 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ bản sao đến Sở Y tế.
Bước 2: Xử lý hồ sơ Sở Y tế gửi cho phòng khám tiêm chủng giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ Hồ sơ hợp lệ thì Sở Y tế có trách nhiệm: Chuyển hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng cho Phòng Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cơ sở y tế đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng đặt trụ sở trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ để thẩm định tại cơ sở. Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng, Phòng Y tế huyện có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định Sau khi thẩm định, Đoàn thẩm định có trách nhiệm lập biên bản thẩm và gửi về Sở Y tế trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thẩm định;
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng.
Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định, Giám đốc Sở Y tế phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Xử lý các trường hợp vi phạm quy định về hoạt động tiêm chủng như thế nào?
Trong quá trình hoạt động, nếu phát hiện phòng khám tiêm chủng không tuân thủ các điều kiện quy định thì đoàn thanh tra, kiểm tra lập biên bản tạm đình chỉ hoạt động và kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xử lý theo quy định, đồng thời gửi thông báo và biên bản đến Sở Y tế nơi cơ sở tiêm chủng đặt trụ sở.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản, Sở Y tế rút tên cơ sở khỏi danh sách cơ sở tự công bố đã đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế. Như vậy, khi tiến hành mở phòng khám tiêm chủng chủ thể cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật để sau khi thành lập có thể hoạt động bình thường và đúng quy định.
Những câu hỏi thường gặp
Ngoài thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng thì để có thể kinh doanh dịch vụ tiêm chủng cần hoàn thành thủ tục nào?
Khi thực hiện kinh doanh hoạt động tiêm chủng, cơ sở tiêm chủng còn phải thực hiện thủ tục công bố đủ điều kiện tiêm chủng tại sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở
Thủ tục công bố đủ điều kiện tiêm chủng được thực hiện trong bao nhiêu ngày?
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được thông báo đủ điều kiện tiêm chủng, sở y tế phải đăng tải thông tin về tên, địa chỉ, người đứng đầu cơ sở đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng trên trang thông tin điện tử của sở y tế.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa?
Theo Điều 45 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 38 Thông tư 41/2011/TT-BYT quy định:
Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các bộ khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này và thông báo cho Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian 30 ngày kể từ ngày cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
…
Theo đó, trường hợp của bạn là mở phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng và căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, quy mô hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và năng lực thực hiện kỹ thuật của phòng khám sẽ do cơ quan có thẩm quyền (Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế) cấp giấy phép hoạt động.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kinh nghiệm mở nhà thuốc cho người mới bắt đầu
Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh thuốc thú y
Giấy phép kinh doanh nhà thuốc
xây dựng chuỗi nhà thuốc gpp – xu hướng mới trong phân phối ngành dược
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 0868 458 111
Zalo: 0932 890 675
Gmail: dvgiaminh@gmail.com