Chưa đủ tuổi kết hôn thì có được khai sinh và nhận con không
Chưa đủ tuổi kết hôn thì có được khai sinh và nhận con không
Chưa đủ tuổi kết hôn thì có được khai sinh và nhận con không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Nhiều cha mẹ chưa đủ tuổi kết hôn mà lỡ có con thì không biết có khai sinh được cho con không. Vậy điều kiện và thủ tục Chưa đủ tuổi kết hôn thì có được khai sinh và nhận con không như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn hiểu rõ về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật trẻ em 2016
Bộ luật dân sự 2015
Luật hộ tịch 2014
Nghị định 123/2015/NĐ-CP: Hướng dẫn luật hộ tịch
Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch và Thông tư 04/2020/TT-BTP: Hướng dẫn luật hộ tịch
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Độ tuổi đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật
Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định độ tuổi và điều kiện kết hôn tại Việt Nam như sau:
Đối với nam: từ đủ 20 trở lên; đối với nữ: từ đủ 18 tuổi trở lên;
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Điều kiện để đăng ký kết hôn
Điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 8 và Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Cơ quan đăng ký kết hôn:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bạn để thực hiện việc đăng ký kết hôn theo Điều 17 Luật hộ tịch năm 2014.
Chưa đủ tuổi kết hôn thì có được khai sinh và nhận con không
Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được khai sinh, khai tử cụ thể như sau: Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
Điều 13 Luật trẻ em 2016 quy định: Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, có tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định pháp luật.
Điều 14, điều 15, điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác liên quan.
Như vậy, theo nguyên tắc bảo vệ trẻ em thì trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử và có quốc tịch. Do đó dù chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì vẫn có thể làm giấy khai sinh cho con.
Việc đăng ký khai sinh cho con được thực hiện khi nộp đầy đủ thông tin theo quy định tại khoản 1 điều 16 Luật Hộ tịch gồm: “Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật”.
Trong trường hợp này, do cháu bạn chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn, nên cháu bạn và bạn gái phải cùng lúc thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con và đăng ký nhận cha, con.
Cụ thể, khi kết hợp thực hiện hồ sơ đăng ký khai sinh cho con và đăng ký nhận cha, con, phải nộp đầy đủ các hồ sơ theo quy định tại điều 15 thông tư 04/2020/TTBTP bao gồm:
Tờ khai đăng ký khai sinh, tờ khai đăng ký nhận cha, con theo mẫu quy định.
Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế giấy chứng sinh.
Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại điều 14 thông tư 04/2020/TTBTP bao gồm: “Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha, con. Nếu không có chứng cứ chứng minh trên thì các bên nhận cha, con phải lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha con và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha con”.
Theo khoản 1 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
Đồng thời, tại Điều 13 Luật Trẻ em 2016 cũng quy định trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, khai sinh là quyền của trẻ em. Trẻ em có quyền được khai sinh kể cả việc cha mẹ chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Hiện nay, pháp luật cũng không có quy định nào bắt buộc mẹ phải trên 18 tuổi mới được quyền đăng ký khai sinh cho con.
Bên cạnh đó, tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 có quy định, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Trường hợp khi cha, mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì khi đăng ký khai sinh trên giấy khai sinh của con có thể chỉ ghi tên người mẹ, bỏ trống tên cha và xác định họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ.
Nếu muốn có tên cha trong Giấy khai sinh thì cha, mẹ phải cùng lúc phải thực hiện thủ tục nhận cha con và đăng ký khai sinh cho con.
Tham khảo thêm:
Hợp pháp hóa lãnh sự giấy khai sinh
Thủ tục xin làm lại giấy khai sinh như thế nào?
Đăng ký khai sinh cho trẻ em do mang thai hộ
Giấy tờ phải xuất trình
Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp các thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong CSDLQG DC, CSDL HĐT, được hệ thống điền tự động thì không phải xuất trình;
Giấy tờ chứng minh nơi cư trú. Trường hợp các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã có trong CSDLQG VDC, được điền tự động thì không phải xuất trình;
Lưu ý:
Đối với giấy tờ nộp, xuất trình:
Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó.
Người yêu cầu đăng ký hộ tịch có thể nộp bản sao chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu.
Trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó.
Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.
Đối với việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ:
Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều còn sống;
Việc nhận cha, mẹ, con không có tranh chấp.
Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Cách thức thực hiện
Người có yêu cầu đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của UBND cấp xã (một bên có thể nộp hồ sơ mà không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con.
Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý CSDLQG VDC.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh, Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con (bản chính); bản sao Giấy khai sinh, bản sao Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con (trường hợp yêu cầu cấp bản sao Giấy khai sinh, bản sao Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con).
Thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp xác nhận cha con
Thủ tục đăng ký khai sinh
Tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện như sau:
Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định nêu trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.
Theo đó, khi thực hiện việc khai sinh cho con thì cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ tất cả các giấy tờ nêu trên để được cấp giấy khai sinh cho con.
Hồ sơ:
Căn cứ theo quy định tại Khoản Điều 9 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 được hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký khai sinh cần các giấy tờ sau:
Tờ khai đăng ký khai sinh;
Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Nếu không có người làm chứng, người đi khai sinh làm giấy cam đoan việc sinh là có thực.
Chứng minh nhân dân của người đi đăng ký khai sinh (Bản chính và bản sao);
Sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú của mẹ.
Thẩm quyền:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật hộ tịch năm 2014 thì thẩm quyền đăng ký hộ tịch cho trẻ có cha mẹ là công dân Việt Nam thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thời hạn giải quyết:
Thời hạn giải quyết hồ sơ là trong 1 ngày làm việc; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. (theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Luật hộ tích năm 2014)
Lệ phí làm giấy khai sinh trong trường hợp cha mẹ chưa đủ tuổi
Miễn thu (trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho trẻ); 50.000 đồng (trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho trẻ).
Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch cho trẻ em, người thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo theo chuẩn thành phố, người khuyết tật, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Phí cấp bản sao Giấy khai sinh (nếu có yêu cầu) thực hiện theo quy định tại Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính.
Thủ tục đăng ký nhận cha cho con
Căn cứ Điều 25 Luật Hộ tịch 2014, thủ tục đăng ký nhận cha, con quy định như sau:
Người đăng ký nhận cha, con nộp tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định tại Phụ lục Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Đồng thời phải nộp chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Chứng cứ có thể là: văn bản hợp pháp của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc các cơ quan, tổ chức khác trong và ngoài nước có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con.
Trường hợp không có chứng cứ thì phải có người làm chứng về quan hệ cha con.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ:
Nếu thấy việc nhận cha, con là hợp lệ, không có tranh chấp: công chức tư pháp hộ tịch thực hiện các hướng dẫn ký nhận cha, con.
Nếu thấy cần phải xác minh lại quan hệ cha con thì thời hạn xác minh sẽ kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc.
Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định nêu trên, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
(Điều 25 Luật Hộ tịch 2014)
Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con
Người có yêu cầu đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con:
Nộp hồ sơ đăng ký khai sinh và đăng ký nhận cha, mẹ, con tại Bộ phận một cửa của UBND cấp xã có thẩm quyền;
Nộp lệ phí nếu thuộc trường hợp phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh, đăng ký nhận cha, mẹ, con;
Nộp phí cấp bản sao Giấy khai sinh, Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con nếu có yêu cầu cấp bản sao Giấy khai sinh, Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, thống nhất, hợp lệ của hồ sơ.
(i) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, có Phiếu hẹn, trả kết quả cho người có yêu cầu, đồng thời chuyển hồ sơ để công chức làm công tác hộ tịch xử lý.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa thực hiện số hóa (sao chụp, chuyển thành tài liệu điện tử trên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu) và ký số vào tài liệu, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo quy định.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì có thông báo cho người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung để người có yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.
Sau khi hồ sơ được bổ sung, thực hiện lại bước
(ii) Trường hợp người có yêu cầu đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con không bổ sung, hoàn thiện được hồ sơ thì báo cáo Trưởng bộ phận một cửa có thông báo từ chối giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con.
Công chức tư pháp hộ tịch thẩm tra hồ sơ (thẩm tra tính thống nhất, hợp lệ của các thông tin trong hồ sơ, giấy tờ, tài liệu do người yêu cầu nộp, xuất trình hoặc đính kèm).
(iii) Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, hoàn thiện hoặc không đủ điều kiện giải quyết, phải từ chối thì gửi thông báo về tình trạng hồ sơ tới Bộ phận một cửa để thông báo cho người nộp hồ sơ – thực hiện lại bước (ii) hoặc (iii);
Trường hợp cần phải kiểm tra, xác minh làm rõ hoặc do nguyên nhân khác mà không thể trả kết quả đúng thời gian đã hẹn thì công chức tư pháp hộ tịch lập Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả, trong đó nêu rõ lý do chậm trả kết quả và thời gian hẹn trả kết quả, chuyển Bộ phận một cửa để trả cho người có yêu cầu;
Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, thì công chức tư pháp hộ tịch thực hiện:
Ghi vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, Sổ đăng ký khai sinh;
Cập nhật thông tin đăng ký khai sinh, đăng ký nhận cha, mẹ, con và lưu chính thức trên Chuyển thông tin đến CSDLQG VDC để lấy Số định danh cá nhân.
Sau khi CS DLQGVDC trả về Số định danh cá nhân, công chức tư pháp hộ tịch in Giấy khai sinh, Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con, trình Lãnh đạo UBND ký, chuyển tới Bộ phận một cửa trả kết quả cho người có yêu cầu.
Người có yêu cầu đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con (cả hai bên phải có mặt, xuất trình giấy tờ tùy thân để đối chiếu) kiểm tra thông tin trên Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con, Giấy khai sinh, trong Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, Sổ đăng ký khai sinh và ký tên vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, Sổ đăng ký khai sinh, nhận Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con, Giấy khai sinh.
Thành phần hồ sơ thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con
Hồ sơ gồm:
Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.
Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu.
Bản chính Giấy chứng sinh.
Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm:
Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
Trường hợp không có văn bản nêu trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Thủ tục thay đổi thông tin trên giấy khai sinh
Theo quy định hiện hành, giấy khai sinh được sửa thông tin khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Cụ thể, khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, để sửa thông tin trên giấy khai sinh thì công dân phải làm thủ tục cải chính hộ tịch hay cải chính giấy khai sinh.
Thủ tục cải chính giấy khai sinh chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Nếu thông tin trên giấy khai sinh không sai nhưng vẫn muốn thay đổi thì không được cải chính, chỉnh sửa.
Cơ quan giải quyết
Điều 27 Luật Hộ tịch quy định, công dân thực hiện thủ tục chính giấy khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Trường hợp khai sinh có yếu tố nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc theo Điều 47 Luật Hộ tịch.
Thành phần hồ sơ
Chứng minh nhân dân/ thẻ Căn cước công dân/ Hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu cải chính giấy khai sinh.
Mẫu Đơn xin cải chính Giấy khai sinh theo mẫu.
Bản chính Giấy khai sinh.
Giấy tờ, tài liệu có liên quan chứng minh cho yêu cầu cải chính.
Các bước thực hiện
Điều 28 Luật Hộ tịch quy định thủ tục cải chính giấy khai sinh như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu cải chính giấy khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Bước 2: Xác minh thông tin, ghi nội dung thay đổi vào giấy khai sinh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu thấy việc cải chính là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào giấy khai sinh.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Trường hợp đăng ký cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
Lệ phí
Lệ phí cải chính giấy khai sinh thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC.
Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.
Phí cấp bản sao Trích lục cải chính giấy khai sinh là 8.000 đồng/bản theo quy định tại Thông tư 281/2016/TT-BTC.
Thời gian giải quyết
Thủ tục cải chính giấy khai sinh thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp cần phải xác minh thông tin thì thời hạn này được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Chưa đủ tuổi kết hôn thì có được khai sinh và nhận con không là vấn đề mà nhiều cha mẹ lỡ có con khi chưa đủ tuổi kết hôn quan tâm và lo lắng. Chúng tôi đã giải đáp thắc mắc của nhiều cha mẹ qua bài viết trên đây. Hy vọng bài viết sẽ giúp cha mẹ các bé hiểu rõ hơn về Chưa đủ tuổi kết hôn thì có được khai sinh và nhận con không. Mọi thắc mắc liên quan đến bài viết hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hợp pháp hóa lãnh sự giấy khai sinh
Hướng dẫn làm giấy khai sinh cho trẻ em
Thủ tục xin làm lại giấy khai sinh như thế nào?;
Dịch vụ đăng ký khai sinh và BHYT cho trẻ em
Đăng ký khai sinh cho trẻ em do mang thai hộ
Hướng dẫn thủ tục trích lục khai sinh 2023 nhanh chóng nhất
Đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 0932 890 675
Gmail: dvgiaminh@gmail.com