BỔ SUNG MÃ NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Rate this post

Hiện nay, nhu cầu học tập nghề nghiệp đang được nhiều người quan tâm, bởi nếu không có nghề, thì chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp hứa hẹn sẽ mang lại cho nhà đầu tư nhiều tiềm năng phát triển. Bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp là thủ tục cần phải làm đối với những doanh nghiệp đang kinh doanh ngành nghề khác, dự định hoạt động mở rộng sang lĩnh vực này.

Doanh nghiệp của bạn dự định sẽ mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Như vậy thì bắt buộc phải làm thủ tục bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, toàn bộ thủ tục thực hiện sẽ được chúng tôi trình bày trong bài viết này. 

Thủ tục bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp
Thủ tục bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp

Ngành giáo dục nghề nghiệp là gì?

Ngành giáo dục nghề nghiệp (hay còn gọi là ngành đào tạo nghề nghiệp) là một lĩnh vực trong hệ thống giáo dục nhằm đào tạo và phát triển kỹ năng, kiến thức và phẩm chất của học viên để chuẩn bị cho công việc và sự nghiệp trong một ngành nghề cụ thể.

Ngành giáo dục nghề nghiệp tập trung vào việc trang bị học viên với các kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc cụ thể trong một ngành nghề, như kỹ thuật, nghệ thuật, kinh doanh, y tế, du lịch, công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm, hậu cần, quản lý, và nhiều lĩnh vực khác.

Các chương trình đào tạo trong ngành giáo dục nghề nghiệp thường có tính ứng dụng cao, tập trung vào việc thực hành và trang bị học viên với kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong thực tế. Các chương trình có thể bao gồm học lý thuyết, thực hành trong môi trường thực tế, tương tác với doanh nghiệp và cơ sở làm việc, và các hình thức đánh giá thực tiễn.

Mục tiêu của ngành giáo dục nghề nghiệp là đảm bảo rằng học viên có khả năng thích ứng và thành thạo công việc trong lĩnh vực nghề nghiệp được đào tạo. Ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, và đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia.

Giáo dục nghề nghiệp là chuyên ngành đào tạo có nhiều tiềm năng phát triển hiện nay. Bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp là một thủ tục quan trọng cần phải thực hiện trước khi bước vào kinh doanh lĩnh vực đầy tiềm năng này. 

Trình tự thực hiện thủ tục bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp

Ngành nghề giáo dục nghề nghiệp là gì
Ngành nghề giáo dục nghề nghiệp là gì

Để bổ sung mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp làm thủ tục bổ sung ngành nghề theo trình tự sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp

Hồ sơ bổ sung mã ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị sẽ gồm các thành phần như sau :

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung thêm mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Biên bản họp về việc bổ sung thêm mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp. ( Dành cho công ty TNNH 2 thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh).

Quyết định về việc bổ sung thêm mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp.

Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung thêm mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp

Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc

Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.

Bước 3 : Công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.

 Lưu ý:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý lao động, cơ quan thống kê, cơ quan bảo hiểm xã hội;

Định kỳ Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố – nơi công ty, doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Các tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin, mà công ty phải công khai theo quy định của pháp luật.

Tham khảo thêm

Thành lập công ty đào tạo kỹ năng mềm

Thủ tục thành lập công ty đào tạo kỹ năng mềm.

Tra cứu mã ngành giáo dục nghề nghiệp

Các bước thực hiện bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp
Các bước thực hiện bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp

Để có thể thực hiện thủ tục bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp, thì bạn cần phải tra cứu kỹ càng, mã ngành nghề mà mình dự định kinh doanh. Đây là một số mã ngành liên quan đến giáo dục nghề nghiệp, bạn có thể tham khảo và lựa chọn đăng ký bổ sung ngành nghề phù hợp với mình. 

Mã các ngành nghề giáo dục nghề nghiệp được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh chi tiết ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như sau :

Mã ngành 8531: Đào tạo sơ cấp

Nhóm này gồm: Hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề.

Thời gian đào tạo được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

Loại trừ:

– Hoạt động đào tạo dạy nghề, chuyên môn dưới 3 tháng, dạy học cho người trưởng thành không cấp văn bằng chứng chỉ được phân vào nhóm 855 (Giáo dục khác).

– Hoạt động kỹ thuật và dạy nghề ở cấp cao đẳng được phân vào nhóm 85330 (Đào tạo cao đẳng) và cấp đại học được phân vào nhóm 854 (Giáo dục đại học).

Mã ngành 8532: Đào tạo trung cấp

Nhóm này gồm: Hoạt động đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo.

Loại trừ:

– Hoạt động kỹ thuật và dạy nghề ở cấp cao đẳng được phân vào nhóm 85330 (Đào tạo cao đẳng) và cấp đại học được phân vào nhóm 854 (Giáo dục đại học).

– Dạy học cho người trưởng thành được phân vào nhóm 855 (Giáo dục khác)

Mã ngành 8533: Đào tạo cao đẳng

Nhóm này gồm: Hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành.

Hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.

Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ 02 đến 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

Từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

Loại trừ: Dạy học cho người trưởng thành được phân vào nhóm 855 (giáo dục khác)

Điều kiện kinh doanh ngành nghề giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo yêu cầu thì mới có thể kinh doanh ngành nghề này. Điều kiện bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp được căn cứ vào

  • Nghị định 24/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Hồ sơ bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp
Hồ sơ bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp

1. Đối với đào tạo trình độ sơ cấp

Khi thực hiện bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện sao đây:

a) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;

b) Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

c) Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo;

d) Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp còn phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động đào tạo của các nghề đăng ký hoạt động.

Tham khảo thêm

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

2. Đối với đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng

Trường cao đẳng được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; trường trung cấp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp.

Và cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Các ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; phù hợp với cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của bộ, ngành, địa phương.

Trường hợp tên ngành, nghề đào tạo chưa có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, trường trung cấp, trường cao đẳng và cơ sở giáo dục đại học phải trình bày luận cứ khoa học về ngành, nghề đào tạo mới; xây dựng bản mô tả ngành, nghề và phân tích công việc của ngành, nghề đó.

b) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo, cụ thể:

Có phòng học; phòng thí nghiệm; phòng, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành, nghề. Diện tích phòng học lý thuyết; phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 5,5 m2/chỗ học.

Có đủ thiết bị đào tạo của từng ngành, nghề đào tạo đáp ứng theo danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chưa ban hành danh mục.

Và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu của ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì phải bảo đảm đủ thiết bị đào tạo theo quy định trong chương trình đào tạo và tương ứng với quy mô đào tạo của ngành, nghề đăng ký hoạt động.

Có thư viện với các phần mềm và trang thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu, nghiên cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư liệu như sách, giáo trình, bài giảng của các mô đun, tín chỉ, học phần, môn học, các tài liệu liên quan đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập.

Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ, bảo đảm đáp ứng cơ cấu tổ chức phòng, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 06 m2/người đối với đào tạo trình độ trung cấp và 08 m2/người đối với đào tạo trình độ cao đẳng.

Có các công trình xây dựng phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên.

Tham khảo thêm

Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề

Cách thực hiện bổ sung ngành nghề giáo dục nghề nghiệp
Cách thực hiện bổ sung ngành nghề giáo dục nghề nghiệp

c) Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng ngành, nghề đăng ký hoạt động được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

d) Có đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo, trong đó:

Tỷ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên tối đa là 25. Có số lượng giáo viên, giảng viên cơ hữu đảm bảo đảm nhận tối thiểu là 60% chương trình của mỗi ngành nghề đào tạo.

Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

đ) Đối với các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học tư thục và trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này, còn phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm.

Và duy trì hoạt động của các ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Tham khảo thêm

Thủ tục giải thể trung tâm ngoại ngữ.

Chi phí thực hiện bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp
Chi phí thực hiện bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp

Bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp không phải là thủ tục đơn giản, bởi đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Luật Gia Minh là đơn vị chuyên thực hiện thủ tục này. Với kinh nghiệm nhiều năm làm thủ tục pháp lý doanh nghiệp, và đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết thực hiện thành công 100% cho Quý khách hàng. Liên hệ chúng tôi theo Hotline: 0868 458 111, để được tư vấn cụ thể hơn nhé. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục bổ sung ngành nghề bán buôn kim loại

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thịt bò

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải

Bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh như thế nào?

Bổ sung ngành nghề kinh doanh hàng may mặc.

Hồ sơ thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Bổ sung thêm ngành nghề bán buôn nước mắm

Các trường hợp thu hồi giấy đăng ký kinh doanh

Dịch vụ thay đổi người đại diện pháp luật nhanh

Hướng dẫn thay đổi người đại diện theo pháp luật

Thêm mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp
Thêm mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo