Hướng dẫn thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam
Hướng dẫn thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam Nhằm giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn quy định của nhà nước khi muốn bảo hộ sản phẩm.
Hướng dẫn đăng ký sáng chế cho tổ chức nước ngoài đăng ký tại Việt Nam
Cơ sở pháp lý và hình thức nộp đơn đăng ký sáng chế của cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
Việt Nam là thành viên của hầu hết các công ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ như: hiệp định TRIPS, công ước Paris 1967, công ước Berne 1971, công ước Roma 1981 và hiệp định Washington 1989, thỏa ước Marid, Nghị định thư Marid, hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT). Ngoài ra Việt Nam còn ban hành thêm luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005
Do đó cá nhân, tổ chức nước ngoài có nhu cầu nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam có thể lựa chọn một trong hai hình thức.
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài có thể đăng ký sáng chế quốc tế theo hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT) khi đã là thành viên của hiệp ước.
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài có thể lựa chọn hình thức nộp đơn trực tiếp để đăng ký sáng chế tại Việt Nam thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ của Gia Minh
Phạm vi và điều kiện bảo hộ sáng chế tại Việt Nam
Sáng chế được bảo hộ tại Việt Nam là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết vấn đề xác định bằng ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Bằng độc quyền sáng chế sẽ được cấp cho các sáng chế đủ điều kiện bảo hộ, đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tính mới
- Có trình độ sáng tạo
- Có khả năng áp dụng công nghiệp
Nguyên tắc nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam
Theo khoản 1 Điều 90 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký có sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ của sáng chế tại Việt Nam
Tra cứu sơ bộ khả năng bảo hộ của sáng chế, khách hàng có thể thực hiện tra cứu miễn phí qua một trong hai cổng dữ liệu điện tử sau đây
- Google patent: cơ sở dữ liệu sáng chế khách hàng có thể truy cập địa chỉ sau: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearchPAT.php
Bước 2: Tra cứu chuyên sâu trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam
Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn tại Việt Nam. Tuy nhiên, khách hàng nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước đầu tiên và quan trọng để đánh giá sơ bộ sáng chế có nên gửi đơn đăng ký bảo hộ hay không? Do đó, việc tra cứu sáng chế mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ.
Hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị
Bước 1: Để tra cứu sáng chế khách hàng cần cung cấp cho Gia Minh các thông tin sau:
- Bản mô tả sáng chế / giải pháp hữu ích
- Hình vẽ minh họa (nếu có)
Thời hạn: 1 – 3 ngày làm việc với kết quả là bản thông báo kết quả tra cứu sáng chế
Bước 2: Nộp đơn đăng ký sáng chế và theo dõi quá trình đăng ký sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
Sau khi hoàn thành bước 1: Gia Minh sẽ tiến hành đăng ký sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ cho đơn đăng ký của khách hàng.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Hồ sơ đăng ký sáng chế tại Việt Nam gồm
- Tờ khai đăng ký sáng chế được làm theo mẫu Cục sở hữu trí tuệ (3 bộ)
- Bản mô tả sáng chế / giải pháp hữu ích gồm có : tên sáng chế/ giải pháp hữu ích, phần mô tả, phần ví dụ minh họa, phần yêu cầu bảo hộ và phần tóm tắt.
- Hình vẽ minh họa
- Giấy ủy quyền
- Bản sao tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên có xác định của cơ quan nơi đơn ưu tiên được nộp ( chỉ yêu cầu đối với đơn xin hường quyền ưu tiên theo công ước Paris). Tài liệu này có thể được bổ sung trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nộp đơn.
Đối với các đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam thì ngoài các tài liệu nêu trên, cần phải cung cấp các tài liệu sau đây:
- Công bố đơn PCT, báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế (PCT/IPER/409) (nếu có), thông báo về những thay đổi liên quan tới đơn (PCT/IB/306) (nếu có)
- Báo cáo kết quả tra cứu quốc tế (PCT/ISA/210)… Đối với trường hợp này, có thể bổ sung bản gốc của giấy ủy quyền trong thời hạn 34 tháng tính từ ngày ưu tiên. Các thông tin cung cấp gồm có:
+ họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của người nộp đơn
+ Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tích của tác giả sáng chế/ giải pháp hữu ích
+ Tên của sáng chế/ giải pháp hữu ích
+ Số đơn ưu tiên, ngày ưu tiền và nước ưu tiên của đơn (trong trường hợp đơn có xin hưởng quyền ưu tiên)
+ Số đơn quốc tế và số công bố đơn quốc tế (trong trường hợp đơn có xin hưởng quyền ưu tiên)
+ Số đơn quốc tế và số công bố đơn quốc tế ( trong trường hợp là đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam.
Chi phí đăng ký sáng chế tại Việt Nam
Hướng dẫn thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam do Gia Minh trình bày đã một phần nào giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn quy định của nhà nước phải không?
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Thành lập công ty bán buôn quần áo
Thành lập công ty dịch vụ bảo vệ
Thành lập công ty kinh doanh bán lẻ xăng dầu
Thành lập công ty nhanh chỉ 1 ngày
Thành lập công ty thực phẩm chế biến đông lạnh
Thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Thành lập công ty tổ chức sự kiện
Thành lập công ty tư vấn du học
Thành lập công ty xuất khẩu nông sản
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CẦN NHỮNG GÌ
Thành lập doanh nghiệp trọn gói
Thay đổi địa chỉ công ty khác quận
Thay đổi người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp
Thế nào là quy tắc 1 chiều trong chế biến thực phẩm, sản xuất
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Email: dvgiaminh@gmail.com
Zalo: 0853 388 126