GIẤY PHÉP HỘ KINH DOANH MUA BÁN CÁ CẢNH

Rate this post

Cá cảnh luôn là một trong những lựa chọn phổ biến của nhiều người yêu thích nghề nuôi cá và trang trí hồ cá tại Việt Nam. Việc kinh doanh mua bán cá cảnh đòi hỏi bạn phải có giấy phép hộ kinh doanh mua bán cá cảnh để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và tuân thủ pháp luật. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về giấy phép hộ kinh doanh mua bán cá cảnh và những điều cần biết để thành công trong lĩnh vực này.

Các bước xin cấp giấy phép hộ kinh doanh mua bán cá cảnh gồm những bước nào?
Các bước xin cấp giấy phép hộ kinh doanh mua bán cá cảnh gồm những bước nào?

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh cá cảnh hữu ích

Sau đây là kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh cá cảnh mà chúng tôi chia sẻ:

Kinh nghiệm khi thuê cửa hàng:

– Nếu bạn chưa có mặt bằng sẵn để làm cửa hàng thì cần tiến hành thuê địa điểm, thuê cửa hàng để làm địa điểm kinh doanh. Bạn nên chọn mặt bằng gần khu dân cư, chung cư, có mặt tiền. Sau khi thuê cửa hàng bạn cần trang trí cửa hàng cá cảnh và mua đầy đủ dụng cụ, thiết bị phục vụ việc chế biến cá cảnh và kinh doanh.

Kinh nghiệm về việc chuẩn bị vốn khi kinh doanh:

– Mở cửa hàng cá cảnh cần bao nhiêu vốn? Số vốn cần bỏ ra là bao nhiêu? Thực tế thì vấn đề này sẽ tùy vào khả năng, điều kiện tài chính của từng người. Bởi vì khi đăng ký kinh doanh thì pháp luật không có quy định về mức vốn tối đa hay tối thiểu cần có.

– Nhưng thông thường bạn sẽ cần tối thiểu 50 – 100 triệu đồng mới có thể thuận lợi mở cửa hàng.

Kinh nghiệm về việc đặt tên cho cửa hàng:

Cửa hàng thì cần có tên và khi đặt tên cho cửa hàng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Tên cửa hàng phải có đủ 2 thành tố đó là Hộ kinh doanh và tên riêng. Tên riêng không được trùng lặp hay giống với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi huyện, quận.

– Tên của cửa hàng cấm chứa từ ngữ thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục. Cấm chứa từ công ty hay doanh nghiệp trong tên cửa hàng.

– Tên phải được viết bằng các chữ số, ký hiệu hay chữ cái thuộc bảng chữ cái tiếng việt và các chữ J, F, W, Z. Tên cửa hàng có thể viết bằng tiếng anh hay viết tắt để tránh trùng lặp.

Kinh nghiệm tìm kiếm nguồn hàng:

– Để kinh doanh cá cảnh, bạn phải đến trại cá giống để mua cá về bán. Cá cảnh có nhiều loại khác nhau với các mức giá khác nhau, dao động từ từ 10.000 đồng đến vài triệu đồng/ cặp tùy loại cá. Bạn cần tìm nguồn tận gốc, tin cậy, uy tín.

Kinh nghiệm chuẩn bị thiết bị, dụng cụ:

– Trước tiên là bể chứa, hồ kính. Giá của bể chứa từ 200.000 đồng/bể tùy loại. Ban đầu, bạn có thể chi mua 2–3 bể loại nhỏ hoặc vừa, khi nào cửa hàng kinh doanh ổn định thì trang bị thêm. Ngoài ra, cần có máy sục khí, bộ lọc nước, vợt bắt, cây thủy sinh, san hô để trang trí bể cá thêm thu hút. Tất nhiên không thể thiếu thức ăn cho cá, kệ để đựng bể cá, dung dịch vệ sinh bể…

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Kinh nghiệm xử lý nước:

– Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh cá cảnh tiếp theo bạn cần lưu ý đó là là bạn cần phải chú ý tới nguồn nước. Nếu ở thành thị, dùng nước máy, bạn phải xử lý nước máy vì chúng có nhiều Clo dễ làm chết cá. Đối với nước giếng, khả năng nhiễm phèn hoặc mặn cao, bạn sử dụng máy sủi để xử lý độ pH trong nước hoặc dùng than hoạt tính để khử.

Kinh nghiệm nắm bắt thị trường:

– Khi mở cửa hàng kinh doanh, bạn cầm biết rằng khách chơi cá cảnh theo phong trào, phong thủy. Bạn cần thông qua các kênh thông tin để biết loại cá nào đang thịnh, những loài nào đang được mọi người nuôi phổ biến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Đọc thêm:

Đăng ký kinh doanh quán nhỏ

Giấy phép kinh doanh cho spa

Một số nguyên tắc cần tuân thủ khi kinh doanh cá cảnh:

– Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho một bể cá đó là 26 – 28°C. Bạn cần dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước thường xuyên. Nếu nước quá lạnh, bạn dùng cây sưởi nhiệt để cân bằng lại.

– Ánh sáng: Ánh nắng trực tiếp hoặc thiếu nắng đều khiến cá dễ bị bệnh. Bạn nên bổ sung đèn chiếu sáng cho hồ, dưới 8 giờ/ngày, công suất nhỏ. Tốt nhất, bạn đặt hồ cá ở nơi râm mát.

– Ô-xy: dùng máy sục khí để cung cấp ô-xy, giúp cá thở tốt hơn.

– Vệ sinh: Khi thay nước hồ cá, bạn hãy giữ lại khoảng 30% lượng nước cũ trong hồ và thêm nước mới để cá không bị chết do sốc nước, chênh lệch độ pH.

Hồ sơ xin cấp giấy phép hộ kinh doanh mua bán cá cảnh bao gồm giấy tờ như thế nào?
Hồ sơ xin cấp giấy phép hộ kinh doanh mua bán cá cảnh bao gồm giấy tờ như thế nào?

Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh cá cảnh:

Pháp luật hiện nay cho phép các cá nhân, tổ chức tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp của mình, nhưng trong phạm vi ngành, nghề mà luật không cấm, cụ thể tại Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:

Điều 7. Quyền của doanh nghiệp

  1. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
  2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

Ngoài ra, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà Luật Đầu tư 2014 quy định thì doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề đó thì phải đáp ứng đủ các điều kiện yêu cầu của luật. Tuy nhiên, đối với ngành nghề kinh doanh cá cảnh không thuộc danh sách 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà Luật Đầu tư 2014 đã quy định. Vì vậy, các cá nhân, tổ chức có thể tự do, tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh cá cảnh phù hợp với khả năng, nhu cầu của mình.

Thủ tục đăng ký giấy phép hộ kinh doanh mua bán cá cảnh

Đối với việc thành lập hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký kinh doanh

Căn cứ theo Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ gia đình bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh ( Với các nội dung chủ yếu: Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có); Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Số lao động; Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập)
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
  • Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của chủ hộ kinh doanh.

Các bước thực hiện việc đăng ký kinh doanh

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ hợp lệ như nêu trên.

Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, bạn nộp tại bộ phận một cửa của UBND cấp quận/huyện hoặc nộp online theo hệ thống dịch vụ công. Cụ thể là bộ phận một cửa của Phòng Tài chính Kế hoạch trực thuộc UBND cấp quận huyện nơi hộ kinh doanh dự kiến thành lập.

Bước 3: Nhận kết quả

Khi bạn nộp hồ sơ, cán bộ, nhân viên tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ sau 03 (ba) ngày làm việc, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ: Phòng Tài chính Kế hoạch trực thuộc UBND cấp quận huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho bạn và thông báo về cơ quan thuế quản lý.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ: cán bộ, nhân viên Phòng Tài chính Kế hoạch trực thuộc UBND cấp quận huyện sẽ hướng dẫn sửa đổi hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và bạn sẽ nộp lại hồ sơ.

Đối với việc thành lập các loại hình doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký kinh doanh

Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (Phụ lục I-1 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT)
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
    • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
    • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Mua bán cá cảnh có cần đăng ký hộ kinh doanh không?
Mua bán cá cảnh có cần đăng ký hộ kinh doanh không?

Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì đối với loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.

Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.

  1. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
  • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
  • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  1. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức

Các bước thực hiện việc đăng ký kinh doanh

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ hợp lệ như nêu trên tùy theo từng loại hình doanh nghiệp và lựa chọn thông tin mã ngành nghề:

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố nơi dự kiến đặt địa chỉ trụ sở cho công ty của mình.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương thức sau để thực hiện việc đăng ký:

  • Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra Bộ phận một cửa nộp lại bản giấy đã scan khi nộp qua mạng.

Bước 3: Khi bạn nộp hồ sơ, cán bộ, nhân viên tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ sau 03 (ba) ngày làm việc, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ: Phòng đăng kí kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp cho bạn và thông báo về cơ quan thuế quản lý.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ: cán bộ, nhân viên Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ hướng dẫn sửa đổi hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Bước 4: Công khai thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.

Đọc thêm:

Tại sao phải đăng ký kinh doanh?

Giấy phép kinh doanh Homestay

Các loại thuế cần đóng sau khi mở cửa hàng

Sau khi cửa hàng cá cảnh đi vào kinh doanh, bạn sẽ cần đóng những loại thuế sau:

– Thuế giá trị gia tăng;

– Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (nếu có).

– Thuế môn bài

Bậc thuế

Thu nhập 1 năm

Mức thuế cả năm

1

Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm

300.000

2

Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm

500.000

3

Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm

1.000.000

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dịch vụ mua bán cá cảnh
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dịch vụ mua bán cá cảnh

Những lưu ý để tránh rủi ro trong quá trình đăng ký kinh doanh cá cảnh

Thứ nhất, lưu ý về đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh cá cảnh

  • Đối tượng được quyền đăng ký hộ kinh doanh cá cảnh có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình. Cụ thể, một công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự thì có quyền được đứng tên trên giấy phép hộ kinh doanh của mình. Hoặc các thành viên trong 1 gia đình, nhóm bạn… muốn cùng nhau kinh doanh thì cũng có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh và người đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ là người được thay mặt (đại diện) cho những người tham gia.
  • Một người chỉ đứng tên duy nhất 1 hộ kinh doanh, xét trên phạm vi cả nước. Nếu người này đã có hộ kinh doanh, mặc dù không kinh doanh từ rất lâu rồi nhưng hộ kinh doanh này vẫn chưa được tiến hành giải thể thì người này vẫn không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới này (muốn đăng ký HKD mới phải giải thể HKD cũ)

Thứ hai, lưu ý về cách đặt tên hộ kinh doanh cá cảnh

Cũng giống như thành lập doanh nghiệp, bắt buộc hộ kinh doanh cũng phải có tên riêng – tên này phải đảm bảo 2 thành tố đó là: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”. Ngoài ra cũng cần lưu ý tên này không bao gồm những cụm từ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp như không được thêm vào các thành tố “công ty”, “doanh nghiệp”;

Tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của những hộ kinh doanh khác trong phạm vi Quận (huyện); không được sử dụng tên tiếng anh để đặt tên cho hộ kinh doanh, nếu muốn sử dụng tên tiếng anh phải đảm bảo giữa những kí tự phải có dấu chấm đi kèm. Ví dụ: Hộ kinh doanh S.O.U.V.E.N.I.R.S.

Thứ ba, lưu ý về địa điểm đăng ký kinh doanh cá cảnh

Một hộ kinh doanh cá thể chỉ được đặt tại một địa điểm duy nhất trên phạm vi toàn quốc và không được thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện như công ty.

Trường hợp địa chỉ này là nhà thuê hoặc mượn thì cần phải xác minh rõ tại địa chỉ này từ trước đến nay đã có ai thành lập hộ kinh doanh ở đây chưa? Nếu có thì họ đã giải thể hộ kinh doanh này chưa? Để xác minh được điều này thì cần yêu cầu chủ nhà lên UBND quận/huyện để hỏi rõ về vấn đề có tồn tại hộ kinh doanh này ở đây không?

Trường hợp có hộ kinh doanh mà chưa giải thể thì chủ nhà có thể lên UBND quận yêu cầu giải thể hộ kinh doanh này với lý do chủ hộ kinh doanh đã bỏ đi và không còn hoạt động ở đây nữa.

  • Địa chỉ đăng ký Hộ kinh doanh tuyệt đối không được là chung cư.
  • Địa chỉ đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước thì không được thành lập hộ kinh doanh.
Điều kiện xin cấp giấy phép hộ kinh doanh mua bán cá cảnh
Điều kiện xin cấp giấy phép hộ kinh doanh mua bán cá cảnh

Thứ tư, những lưu ý về vốn điều lệ kinh đăng ký hộ kinh doanh cá cảnh

Hiện nay luật không quy định số vốn tối thiểu hay tối đa đối với hộ kinh doanh. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng của mỗi người và tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề mà người đăng ký muốn hướng đến.

Tuy nhiên cần phải lưu ý thêm là việc chịu trách nhiệm về rủi ro của hộ kinh doanh là chịu trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản có được).

Nên khi quyết định đăng ký hộ kinh doanh thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn bạn đăng ký.

Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào các 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hằng tháng cho hộ kinh doanh:

  • Vốn cao hay thấp
  • Địa điểm kinh doanh này thuộc khu sầm uất, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm
  • Mặt hàng của hộ kinh doanh này thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không?

Thứ năm, lưu ý về số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh

Số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là từ 9 lao động. Nếu có từ 10 lao động thì hộ kinh doanh phải tiến hành thành lập doanh nghiệp để tránh bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm.

Thứ sáu, lưu ý về giấy tờ cần có để đăng ký hộ kinh doanh:

  • Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản photo (nếu có);
  • 2 CMND sao y công chứng không quá 3 tháng của chủ hộ và các thành viên (nếu có).
Chi phí xin cấp giấy phép hộ kinh doanh mua bán cá cảnh
Chi phí xin cấp giấy phép hộ kinh doanh mua bán cá cảnh

Mua bán cá cảnh là một lĩnh vực kinh doanh hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội thành công. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh hợp pháp và thành công, hãy đảm bảo có giấy phép hộ kinh doanh mua bán cá cảnh và tuân thủ đúng quy trình xin giấy phép. Đồng thời, chú trọng đến chất lượng sản phẩm, tư vấn khách hàng và quảng bá hiệu quả để thu hút khách hàng và xây dựng uy tín cho doanh nghiệp của bạn.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Giấy phép kinh doanh khu vui chơi trẻ em

Thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi

Đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng bánh mì

Máy in có phải xin giấy phép nhập khẩu không?

Dịch vụ xin giấy phép sao khách sạn mới nhất 2022

 

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Quy trình xin cấp giấy phép hộ kinh doanh mua bán cá cảnh
Quy trình xin cấp giấy phép hộ kinh doanh mua bán cá cảnh

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 085 3388 126 

Gmail: dvgiaminh@gmail.com 

Website: giayphepgm.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo