Đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo

5/5 - (1 bình chọn)

ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỬA HÀNG QUẦN ÁO

Mở shop quần áo có cần đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo hay không là điều thắc mắc của nhiều người khởi nghiệp nhỏ. Nhưng để Kinh doanh đúng quy định pháp luật bạn cần tuân thủ đăng ký kinh doanh.

Trong bài viết này Gia Minh sẽ hướng dẫn bạn thủ tục đăng ký kinh doanh shop quần áo theo hình thức hộ cá thể.

Mở shop quần áo có cần giấy phép kinh doanh
Mở shop quần áo có cần giấy phép kinh doanh

Bán quần áo có cần giấy phép kinh doanh?

Trong Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP có nội dung về các trường hợp không cần phải đăng ký kinh doanh, cùng xem liệu kinh doanh cửa hàng quần áo có thuộc trường hợp nào trong quy định này không nhé? Các cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại nhưng không cần phải đăng ký kinh doanh bao gồm:

Hoạt động mua/ bán không có địa điểm có định hay còn được gọi là buôn bán rong.
Hoạt động mua/ bán những vật dụng nhỏ lẻ hay còn được gọi là buôn bán vặt
Hoạt động mua/ bán hàng hóa theo từng chuyến từ nơi này tới nơi khác cho người mua sỉ hoặc lẻ hay còn được gọi là buôn chuyến.
Hoạt động thực hiện các dịch vụ nhưng không có địa điểm cố định như đánh giày, bán vé số, vẽ tranh, chụp ảnh,…
Và các hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên nhưng không phải đăng ký kinh doanh khác
Theo đó, có thể thấy kinh doanh cửa hàng quần áo không thuộc 1 trong những trường hợp nêu trên nên cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo cụ thể là thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận thành lập.

Các hình thức đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo 

Tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP và Luật Doanh nghiệp 2021 có quy định về các hình thức kinh doanh, theo đó kinh doanh cửa hàng quần áo có thể được đăng ký hoạt động dưới 2 hình thức sau:

Hộ gia đình: Khi cửa hàng dự định thành lập có quy mô nhỏ, được thành lập bởi 1 người hoặc các thành viên trong 1 gia đình. Với số vốn ban đầu nhỏ và số lượng lao động ít hơn 10 người thì chỉ cần đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh.
Doanh nghiệp: Còn đối với cửa hàng dự định thành lập có quy mô lớn hoặc có nhiều người chung góp vốn không có quan hệ huyết thống và có số lao động trên 10 người thì phải đăng ký theo hình thức thành lập doanh nghiệp.

Mức xử phạt khi không đăng ký kinh doanh?

Căn cứ theo điều 6 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì mức phạt vi phạm được quy định như sau:

“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

…2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định….”

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Thành phần hồ sơ mở hộ kinh doanh quần áo

Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị để nộp cho cơ quan chức năng được quy định tại Điều 87 Nghị Định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

Văn bản đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
Giấy tờ pháp lý định danh các cá nhân thành lập hộ kinh doanh bao gồm chủ hộ kinh doanh và thành viên hộ kinh doanh.
Bản sao hợp lệ biên bản họp các thành viên về việc thành lập hộ kinh doanh
Giấy ủy quyền cho người thực hiện các thủ tục
Cùng một số giấy tờ khác nếu cần.
Chủ hộ kinh doanh soạn thảo một bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và thực hiện quy trình dưới đây để đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo.

Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo?

Theo quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh được tiến hành như sau:

Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh;
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận cho người đăng ký;
Bước 3: Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Chi phí để mở shop (cửa hàng) quần áo

Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh (Lệ phí nhà nước): 100.000 đồng/lần (Thông tư 176/2012/TT-BTC)

Kết quả đăng ký kinh doanh shop (cửa hàng) quần áo theo hình thức hộ kinh doanh

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của người nộp, nếu như hồ sơ đăng ký có đầy đủ những điều kiện theo quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể.

 Mã ngành nghề shop quần áo?

Ngành nghề kinh doanh cửa hàng quần áo cũng rất là đa dạng, bạn có thể lựa chọn trọng các ngành nghề để hoạt động cửa hàng chuyên doanh như sau:

Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da (Mã 4771) và các ngành hàng chi tiết hơn với mã 47711, 47712, 47713.
Bán lẻ hàng may mặc đã qua sử dụng (Mã 47741)

Có cần giấy phép kinh doanh quần áo không
Có cần giấy phép kinh doanh quần áo không

Các loại thuế đối với cửa hàng quần áo?

Đăng kí giấy phép kinh doanh quần áo, đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh của cửa hàng bạn phải nộp các loại thuế bắt buộc như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định của pháp luật.

Thuế môn bài

Thuế môn bài khi đăng ký giấy phép kinh doanh quần áo

Thuế GTGT

Số tiền phải nộp thuế sẽ bằng doanh thu nhân với tỷ lệ %. Shop quần áo thời trang thuộc nhóm hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa với tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu là 1%.

Đối với hộ, cá nhân đăng ký kinh doanh shop quần áo có mức doanh thu của hàng hóa, dịch vụ hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Thuế TNCN

Thuế TNCN (thu nhập chịu thuế) = Doanh thu khoán trong kỳ tính thuế × Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh quần áo?

Cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp giấy đăng ký doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi chủ kinh doanh mở cửa hàng quần áo. Đây sẽ là nơi tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, và sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quần áo?

Thời gian 03 ngày làm việc nêu trên được tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ (hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ và nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật)
Thời gian 03 ngày làm việc này không tính thời gian bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Phòng đăng ký kinh doanh.

Mở cửa hàng quần áo cần bao nhiêu vốn?

Nguồn vốn bỏ ra sẽ quyết định đến quy mô và phương án buôn bán của cửa hàng. Do đó, dù buôn bán bất cứ mặt hàng nào thì bạn cũng nên nắm rõ chi phí mở cửa hàng, xác định nguồn vốn, ngân sách mình có thể bỏ ra.

Mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn rất khó để trả lời. Bởi vốn mở shop quần áo có thể từ vài triệu, vài chục cho đến vài trăm triệu hay cả tỷ. Bởi tổng vốn mở shop còn bị ảnh hưởng bởi các chi phí cần thiết dưới đây:

Chi phí đầu tư cho cửa hàng

Bao gồm chi phí cho việc thiết kế và trang trí cửa hàng, mua đồ dùng và trang thiết bị.

Chi phí cho nguồn hàng

Bao gồm chi phí mua hàng hoá, phí vận chuyển và phí kiểm định chất lượng.

Chi phí cho nhân viên

Bao gồm lương, phụ cấp và các chi phí liên quan đến nhân viên.

Chi phí quảng cáo và marketing

Bao gồm chi phí cho hoạt động quảng cáo và marketing, như quảng cáo trên mạng xã hội và tờ rơi.

Bán quần áo có phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế không
Bán quần áo có phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế không

Chi phí hợp đồng và pháp lý

Bao gồm chi phí cho việc ký hợp đồng và các chi phí liên quan đến hoạt động pháp lý của cửa hàng.

Chi phí điện, nước và các chi phí hỗ trợ khác: Bao gồm chi phí điện, nước và các chi phí liên quan đến hoạt động của cửa hàng, như chi phí in ấn và gửi thư.

Số tiền vốn mở shop quần áo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, mức vốn tối thiểu cần thiết cho mở một shop quần áo có thể từ 20.000 đến 100.000 triệu hoặc thậm chí nhiều hơn tùy vào các yếu tố trên.

Đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kinh nghiệm mở shop quần áo chi tiết 

Mở cửa hàng bán quần áo sơ sinh 

Thủ tục mở cửa hàng bán quần áo 

Thủ tục mở xưởng sản xuất quần áo

Giấy phép hộ kinh doanh bán lẻ quần áo 

Thủ tục thành lập công ty sản xuất quần áo thời trang 

Thủ tục mở cửa hàng quần áo thành công 100% 

Thủ tục thành lập công ty sản xuất quần áo thể thao

Mở cửa hàng quần áo trẻ em ở quê thành công 100% 

Bán quần áo – cà phê thành lập công ty hay hộ kinh doanh

Mở cửa hàng shop quần áo có cần đăng ký kinh doanh không

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo