Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Răng hàm mặt|

5/5 - (1 bình chọn)

Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Răng hàm mặt|

Phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề nha khoa:

Khi được cấp chứng chỉ hành nghề nha khoa, bạn đã đủ điều kiện cho thể hoạt động trong lĩnh vực thăm khám nha sĩ và được thực hiện các công việc sau:

Mở hoặc làm việc tại các phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt;

Được phép thực hiện khám, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt;

Điều trị laser bề mặt;

Chữa các bệnh viêm quanh răng;

Chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng;

Làm răng giả, hàm giả;

Chỉnh hình răng miệng;

Chữa răng và điều trị nội nha;

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Thực hiện việc cấy ghép răng Implant đơn giản với số lượng từ 1 đến 2 răng trong 1 lần thực hiện thủ thuật;

Thực hiện tiểu phẫu thuật răng miệng;

Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.

Lưu ý: Những người có chứng chỉ hành nghề nha khoa sẽ không được phép thực hiện ghép xương khối tự thân để cắm răng hoặc người bệnh đang có bệnh lý về nội khoa tiến triển liên quan đến chất lượng cắm răng.

Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Răng hàm mặt|
Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Răng hàm mặt|

Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Răng hàm mặt| là gì, có nên học không?

Chứng chỉ hành nghề y sĩ răng hàm mặt hay chứng chỉ hành nghề nha khoa là chứng chỉ được cấp cho những đối tượng đã tốt nghiệp từ trung cấp y sĩ trở lên đã hoàn thành các chương trình, khoá học đào tạo liên tục chứng chỉ nha khoa răng hàm mặt.

Hiện nay, nhu cầu chăm sóc răng hàm mặt của người dân rất lớn, tuy nhiên hầu hết chỉ tin tưởng lựa chọn những phòng khám nha khoa có chất lượng với những nha sĩ có chuyên môn. Điều này tạo ra một cơ hội cực kì lớn cho những ai đã và đang có dự định học lấy chứng chỉ hành nghề nha khoa.

Việc tham gia chương trình đào tạo liên tục chứng chỉ hành nghề nha khoa sẽ cung cấp cho học viên các kiến thức chuyên sâu về nha khoa như các phương pháp giải phẫu, các bệnh lý nha khoa, các vật liệu nha khoa, các phương pháp thẩm mỹ răng…Điều này giúp học viên được trang bị đầy đủ nền tảng cần thiết để hành nghề nha khoa.

Chính vì những lợi ích và nhu cầu xã hội to lớn trong tương lai, việc đăng ký theo học các khóa đào tạo chuyên sâu để lấy chứng chỉ hành nghề nha khoa là cực kỳ cần thiết cho những ai có nguyện vọng theo đuổi nghề nghiệp này.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề răng hàm mặt là gì? Lệ phí cấp bao nhiêu?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề nha khoa được quy định như sau:

Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nha khoa: sau khi tốt nghiệp bác sĩ, tham gia công tác tối thiểu 18 tháng tại cơ sở Y tế nhà nước cấp có thẩm quyền, thì đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề nha khoa.

Theo quy định của Sở Y Tế TP.HCM hiện nay mọi bác sĩ phải có chứng chỉ chuyên khoa mới đủ tư cách pháp nhân hành nghề và buộc phải công bố trước khách hàng của mình.

Muốn được cấp chứng chỉ hành nghề răng hàm mặt, ít nhất bạn cần có bằng tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ trở lên. Bên cạnh đó, để theo học ngành này, bạn còn phải đảm bảo có sức khỏe tốt, đủ điều kiện đáp ứng để theo học được ngành này.

 “Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề y sở y tế TPHCM: phí thẩm định cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là 360.000đ/01 lần thẩm định.;  Lệ phí cấp, cấp lại  190.000đ/01 chứng chỉ.”

Điều kiện được hoạt động khám chữa bệnh tại phòng khám tư nhân:

Đối với người đứng đầu phòng khám: phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, được phép đăng ký phòng khám chuyên khoa (chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt). Còn đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám, đây phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đã đăng ký và có thời gian khám, chữa bệnh trong phạm vi chuyên khoa đó ít nhất là 54 tháng.

Trường hợp người chịu trách nhiệm chuyên môn phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại mục ( VIII của Thông tư – Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011). Người ngoài chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa các đối tượng khác làm việc trong phòng khám nếu có nhiệm vụ thực hiện việc khám chữa bệnh cần phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được phân công.

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề răng hàm mặt

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y trước 01/01/2024

Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề

Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với các trường hợp sau đây:

Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế;

Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác;

Người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.

Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

Theo Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009

Tham khảo thêm:

Thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề dược 

Dịch vụ xin cấp chứng chỉ hành nghề dược 

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược mới nhất 

Cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc cần lưu ý những quy định nào?

Hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề răng hàm mặt    

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam bao gồm:

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;

Văn bản xác nhận quá trình thực hành;

Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;

Phiếu lý lịch tư pháp;

Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác.

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm:

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

Bản sao văn bằng chuyên môn;

Văn bản xác nhận quá trình thực hành;

Văn bản xác nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc hồ sơ của người phiên dịch;

Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;

Phiếu lý lịch tư pháp;

Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp.

Theo Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009

Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề răng hàm mặt

Nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề cho Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng hoặc Sở Y tế.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp chứng chỉ hành nghề; trường hợp cần xác minh đối với người được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 180 ngày; nếu không cấp chứng chỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp lại chứng chỉ hành nghề; nếu không cấp lại chứng chỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

Theo Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009

Lệ phí cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề: Người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề phải nộp lệ phí.

Theo Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009

Điều kiện cấp chứng chỉ răng hàm mặt
Điều kiện cấp chứng chỉ răng hàm mặt

Những trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề răng hàm mặt

Chứng chỉ hành nghề răng hàm mặt có nội dung trái pháp luật;

Người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục;

Người hành nghề được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe,  tính mạng người bệnh;

Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp;

Người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề;

Người hành nghề thuộc một trong các đối tượng bị cấm hành nghề nhưng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự….

 CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhập khẩu tủ bảo quản dược phẩm

Thủ tục thành lập công ty dược phẩm

Trình tự thành lập công ty dược phẩm

Tư vấn thành lập công ty dược phẩm

Thành lập công ty ngành dược phẩm

Quy trình thành lập công ty dược phẩm

Thành lập công ty kinh doanh dược phẩm

Đăng ký kinh doanh thảo dược thiên nhiên

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược mới nhất

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 0868 458 111

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo