Chủ hộ kinh doanh cá thể có được thành lập công ty

Rate this post

Chủ hộ kinh doanh cá thể có được thành lập công ty

Chủ hộ kinh doanh là gì? Chủ thể hộ kinh doanh cá thể có được thành lập công ty? Quyền và nghĩa vụ của chủ thể hộ kinh doanh là gì? Với việc kinh doanh đầu tư đẩy mạnh cá thể thành lập nhiều chủ thể kinh doanh nhằm tiến hành hoạt động thương mại. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn chủ thể hộ kinh doanh cá thể có thể đảm nhận làm giám đốc công ty hay không? Bài viết dưới đây sẽ trình bày cho bạn nắm rõ hơn quy định của pháp luật.

Chủ hộ kinh doanh cá thể được thành lập công ty không?
Chủ hộ kinh doanh cá thể được thành lập công ty không?

Khái niệm công ty

Theo Khoản 10 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đích kinh doanh.

Công ty là một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân. Hiện nay theo pháp luật Việt Nam, công ty bao gồm: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

Theo quy định tại Điều 80 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021: 

  • Cá nhân, thành viên hộ gia đình đáp ứng điều kiện về chủ thể thành lập hộ kinh doanh chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân. 
  • Bên cạnh đó, cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Chủ hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh, do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập. Các cá nhân này chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình, đăng ký hộ kinh doanh. Thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký thủ tục thành lập hộ kinh doanh. Hay người được các thành viên trong gia đình ủy quyền làm đại diện cho hộ kinh doanh, thì được gọi là chủ hộ kinh doanh. 

Hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ. Thì cá nhân này hoàn toàn có quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ mình. Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người. Hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ, do các thành viên trong nhóm, hoặc trong hộ quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người có đủ điều kiện là đại diện cho nhóm. Hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.

Hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên. Hộ có quy mô nghề nghiệp ổn định thì mới cần phải đăng ký kinh doanh. Nếu một hộ kinh doanh, có sử dụng thường xuyên từ mười lao động trở lên. Thì hộ đó phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Quy định của pháp luật về thành lập công ty
Quy định của pháp luật về thành lập công ty

Các trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh

Theo quy định tại khoản 2. Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, bao gồm:

  •  Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động. Kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.
  •  Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

Tuy nhiên nếu kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Những đối tượng nêu trên, vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định. 

Chủ hộ kinh doanh cá thể là một cá nhân, Hoặc một người trong hộ gia đình đứng tên hộ kinh doanh cá thể. Chủ hộ kinh doanh cá thể là người đại diện theo pháp luật của hộ kinh doanh. Có quyền vô hạn đối với hộ kinh doanh của họ. Bên cạnh đó, chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh còn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. 

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Tham khảo thêm:

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp

Hộ kinh doanh cá thể có phải kê khai thuế

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể là đơn vị quy mô nhỏ, không là doanh nghiệp nhưng được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh.

Chủ thể có quyền đăng ký thành lập Hộ kinh doanh cá thể bắt buộc phải thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí sau:

– Là cá nhân hoặc nhóm thành viên hộ gia đình;

– Là công dân Việt Nam;

– Đủ 18 tuổi trở lên;

– Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Đặc biệt, mỗi cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại).

Chủ hộ kinh doanh được thành lập công ty khi nào?
Chủ hộ kinh doanh được thành lập công ty khi nào?

Chủ hộ kinh doanh cá thể có được thành lập công ty?

Về khái niệm công ty:

Theo Khoản 10 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: công ty là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập. Hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Như vậy, công ty là một loại hình doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh. Công ty có các đặc điểm cơ bản:

  • Là một pháp nhân;
  • Tách biệt và là chủ thể pháp lý độc lập với chủ sở hữu; T
  • Trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu với công ty;
  • Cổ phần hay phần vốn góp là chuyển nhượng được;
  • Quản lý tập trung và thống nhất.

Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh

Theo Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh như sau:

  • Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
  • Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
  • Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chủ hộ kinh doanh có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân
Chủ hộ kinh doanh có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân

Chủ hộ kinh doanh có được thành lập công ty không?

Theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 nêu rõ:

“Điều 80. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh

1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người chưa thành niên. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người bị mất năng lực hành vi dân sự. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. Hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Thay vì quyền được thành lập thì quy định mới đã chuyển đổi sang quy định “không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân. Thành viên hợp danh, của công ty hợp danh, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại”. Trừ những loại hình trên, hộ kinh doanh được phép thành lập góp vốn vào những loại hình khác bao gồm: Công ty TNHH, Công ty cổ phần.

Như vậy, theo như quy định của pháp luật. Thì cá nhân thành lập hộ kinh doanh, không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Tham khảo:

Dịch vụ thành lập công ty

Dịch vụ thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở lên trọn gói

Xuất phát từ việc chủ hộ kinh doanh cá thể “phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh’. Nên khi đã đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Thì sẽ không được quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân; và làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Vì chủ doanh nghiệp tư nhân, và thành viên hợp danh của công ty hợp danh, cũng phải chịu trách nhiệm, bằng toán bộ tài sản của mình.

Đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Trừ hai loại hình trên thì cá nhân thành lập hộ kinh doanh có thể được thành lập góp vốn vào những loại hình doanh nghiệp khác như công ty TNHH, công ty Cổ phần.

Chủ công ty có được thành lập thêm hộ kinh doanh không?
Chủ công ty có được thành lập thêm hộ kinh doanh không?

Chủ hộ kinh doanh có được thành lập công ty không

Khi nào một cá nhân được coi là cá nhân thành lập công ty?

Hiện nay ở Việt Nam muốn thành lập công ty cần lựa chọn 1 trong 5 loại hình doanh nghiệp sau:

Công ty TNHH một thành viên: Do 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức làm chủ. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Từ 2 – 50 cá nhân/tổ chức góp vốn thành lập công ty. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Công ty cổ phần: Là loại hình có tối thiểu từ 3 cổ đông trở lên. Không giới hạn tối đa số lượng cổ đông. Chịu trách nhiệm hữu hanh trong phạm vi cổ phần sở hữu.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình đối với nghĩa vụ của doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

Không có quy định nào về trình độ học vấn, bằng cấp chuyên môn hay nơi đăng ký hộ khẩu thường trú mà chỉ cần các cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc trường hợp pháp luật cấm (như: đang thi hành án phạt tù, tâm thần..) thì đều có thể đứng ra thành lập công ty.

(Ví dụ, anh A có hộ khẩu thường trú ở TP Hồ Chí Minh hoàn toàn được phép thành lập công ty có địa chỉ trụ sở tại TP Hà Nội). Với công ty có nhiều cổ đông thì tất cả các cổ đông chỉ cần đáp ứng các yêu cầu kể trên. (Ngoại trừ người đại diện pháp luật pháp đáp ứng thêm một số yêu cầu riêng).

Chủ hộ kinh doanh cá thể có được thành lập công ty không:

Trước khi Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực áp dụng, Nghị định 78/2015/NĐ – CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về quyền góp vốn, thành lập doanh nghiệp như sau:

Điều 67. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh

  • Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.
  • Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
  • Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 nêu rõ:

Điều 80. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này,

Trừ các trường hợp sau đây:

a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”

Thay vì quyền được thành lập thì quy định mới đã chuyển đổi sang quy định “không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại”. Trừ những loại hình trên, hộ kinh doanh được phép thành lập góp vốn vào những loại hình khác bao gồm: Công ty TNHH, Công ty cổ phần.

Như vậy, chủ hộ kinh doanh cá thể là cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, cá nhân này có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.

Chủ hộ kinh doanh cá thể có được đăng ký thành lập doanh nghiệp?
Chủ hộ kinh doanh cá thể có được đăng ký thành lập doanh nghiệp?

Trên đây là những thông tin về Chủ thể hộ kinh doanh cá thể có được thành lập công ty. Từ bài viết trên thì bạn hiểu rằng nếu bạn là chủ doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh (nhưng không có sự đồng ý của các thành viên) thì bạn không được thành lập hộ kinh doanh. Nhưng nếu bạn là công ty TNHH hay công ty cổ phần thì bạn được thành lập hộ kinh doanh. Hãy liên hệ với Gia Minh để được tư vấn vụ thể hơn.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quy định về người đại diện pháp luật

Thành lập công ty nhanh chỉ 1 ngày

Thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Quy định về góp vốn thành lập công ty

Thành lập công ty chế biến lâm sản

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Quy định chung về ngành nghề kinh doanh

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Những đặc điểm nổi bật của công ty hợp danh

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Chủ công ty có được thành lập thêm hộ kinh doanh
Chủ công ty có được thành lập thêm hộ kinh doanh

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111  

Zalo: 085 3388 126  

Gmail: dvgiaminh@gmail.com  

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo