Mở cửa hàng sữa cần giấy tờ gì?
Mở cửa hàng sữa cần giấy tờ gì?
Muốn ở một cửa hàng kinh doanh đòi hỏi cá nhân không chỉ đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật quy định mà phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý, đảm bảo đúng trình tự thủ tục hành chính theo quy định pháp luật. Việc mở cửa hàng sữa cũng không ngoại lệ. Vậy mở cửa hàng sữa cần giấy tờ gì? Trình tự thủ tục giải quyết hồ sơ như thế nào? Mời quý độc giả tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Gia Minh.
Điều kiện mở cửa hàng kinh doanh sữa
Trước khi chuẩn bị thủ tục mở cửa hàng kinh doanh sữa, bạn cần đáp ứng một số điều kiện sau:
Theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm:
Nếu kinh doanh các sản phẩm sữa chế biến bao gói sẵn không yêu cầu bảo quản đặc biệt thì không cần giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Nếu là sữa chế biến yêu cầu bảo quản đặc biệt thì phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý và cấp.
Nếu là sản phẩm sữa bổ sung vi chất sinh dưỡng, sữa công thức thì phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và được quản lý bởi Bộ Y tế.
Chuẩn bị trước khi mở cửa hàng kinh doanh sữa
Cửa hàng là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ do một cá nhân hoặc một nhóm người thành lập. Để mở cửa hàng kinh doanh thì cá nhân, nhóm cá nhân phải đăng kí kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.
Chuẩn bị tên cửa hàng kinh doanh sữa:
Theo quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tên cửa hàng kinh doanh sữa bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Loại hình kinh doanh được viết là “Hộ kinh doanh”.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Ngoài ra, tên loại hình kinh doanh không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh; không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh và không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Chuẩn bị địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Chuẩn bị ngành nghề kinh doanh của cửa hàng kinh doanh sữa
Các ngành nghề liên quan kinh doanh sữa được quy định như sau:
4632: Bán buôn thực phẩm. Chi tiết: Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột;
4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh. Chi tiết: Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh;
Ngoài ra cửa hàng kinh doanh sữa có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh khác để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Chuẩn bị vốn điều lệ:
Kinh doanh sữa không phải là ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định. Do đó, các cá nhân thành lập cửa hàng kinh doanh sữa có thể đăng ký vốn điều lệ trong khả năng góp vốn của mình.
Thủ tục để mở cửa hàng sữa
Dù bạn muốn kinh doanh sữa ở mô hình cửa hàng nhỏ lẻ, đại lý, hay siêu thị thì bạn cũng phải đăng ký giấy phép hộ kinh doanh cá thể.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở cửa hàng, đại lý kinh doanh sữa.
Những giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị bao gồm:
Giấy đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh cá thể: Những thông tin bạn cần cung cấp bao gồm: ngành nghề đăng ký kinh doanh; tên, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh; tên hộ kinh doanh; địa chỉ mở cửa hàng; số vốn kinh doanh; Địa chỉ cư trú của đại diện hộ kinh doanh và chữ ký của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.
Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu bản sao của chủ cửa hàng hoặc người đại diện pháp lý được ủy quyền.
Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một nhóm cá nhân thành lập
Giấy tờ quyền sử dụng đất bản sao hoặc hợp đồng thuê nhà
Tìm hiểu thêm:
Kinh doanh sữa bột trẻ em cần điều kiện gì?
Hướng dẫn cách đăng ký thủ tục mở đại lý sữa vinamilk
Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh sữa
Tự công bố chất lượng sữa hạnh nhân
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể lên UBND quận, huyện nơi đăng mở cửa hàng kinh doanh
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong thời hạn năm ngày làm việc, bạn sẽ phải nộp lệ phí làm giấy tờ.
Nếu hồ sơ không đủ tiêu chuẩn, cơ quan sẽ yêu cầu bạn phải bổ sung đầy đủ rồi mới tiến hành thẩm định, duyệt hồ sơ
Bước 3: Chờ nhận giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Thời gian xử lý hồ sơ có thể kéo dài từ 4-5 ngày, nếu như sau 5 ngày bạn vẫn chưa nhận được giấy phép kinh doanh và không nhận được thông báo cần phải sửa đổi hay chuẩn bị thêm hồ sơ giấy tờ thì bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại xem xét hồ sơ.
Bước 4: Xin giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh thì bạn sẽ tiến hành xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Những giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:
Đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm (theo mẫu);
Bản sao công chứng Giấy CN đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh.
Thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ và trang thiết bị đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
Giấy xác nhận tập huấn kiến thức của chủ cửa hàng và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm về an toàn thực phẩm.
Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cửa hàng và người kinh doanh thực phẩm.
Quy trình xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Chủ kinh doanh nộp hồ sơ gồm các giấy tờ đã nêu trên.
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu trường hợp hồ sơ không hợp lệ, sẽ có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Thời hạn bổ sung hồ sơ là 30 ngày, quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị.
Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở
Đoàn thẩm định kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
Việc thẩm định phải được lập thành biên bản. Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện”
Biên bản thẩm định tại cơ sở được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 bản và chủ cơ sở giữ 01 bản.
Cấp Giấy chứng nhận VSATTP
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cửa hàng.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn.
Sở Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Những thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy phép kinh doanh
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh về kinh doanh sữa, hộ kinh doanh phải thực hiện các thủ tục sau đây:
Khắc dấu-in bảng hiệu;
Khai thuế ban đầu.
Trách nhiệm của cá nhân kinh doanh khi có sự kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền cần:
Tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉnh quy định điều tra.
Cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh sữa trực tiếp tham gia hoặc ủy quyền cho người đại diện cùng cơ quan quản lý thị trường kiểm tra
Cung cấp kịp thời giấy tờ, sổ sách, tài liệu, chứng từ liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các giấy tờ, tài liệu, chứng từ, sổ sách này.
Khi phát hiện ra sai phạm phải hợp tác cùng các đơn vị có liên quan điều tra làm rõ, giải trình đầy đủ mọi thông tin một cách xác thực nhất.
Tuyệt đối chấp hành khi có quy định tạm thu giữ tài sản để điều tra, không được có hành vi mất bình tĩnh lớn tiếng, hay tác động vật lý đến những cán bộ có thẩm quyền xử lý
Cần có thái độ hợp tác minh bạch để điều tra làm rõ những sai phạm trong kinh doanh, không trì hoãn, hối lộ, chống đối hay có những hành vi đe dọa bất hợp tác với cơ quan điều tra
Vì vậy để thuận lợi trong hoạt động kinh doanh thì tốt nhất bạn nên chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết trước mở cửa hàng sữa để tránh những lỗi phát sinh trong quá trình cơ quan thị trường điều tra.
Tìm hiểu thêm:
Dịch vụ xin giấy phép lưu hành tự do sữa hạt óc chó
Xin giấy chứng nhận lưu hành tự do sữa hạt macca
Giấy chứng nhận ATTP cho cửa hàng sữa tươi
Những thuận lợi và khó khăn khi mở cửa hàng sữa
Thuận lợi khi kinh doanh sữa
Thuận lợi đầu tiên khi kinh doanh sữa xuất phát từ nhu cầu thực tế của con người. Trong xã hội hiện nay, đời sống con người được nâng cao nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe thông qua các thực phẩm bổ dưỡng như sữa cũng được chú trọng. Sữa trở thành thực phẩm dinh dưỡng có mặt trong mỗi gia đình và với mọi lứa tuổi, đối tượng.
Chính vì nhu cầu nhiều, lại là mặt hàng tiêu hao sử dụng 1 lần nên đương nhiên nhu cầu mua sữa trở thành vô tận. Chính vì thế, sữa là mặt hàng kinh doanh cực lý tưởng.
Bên cạnh đó, sữa hiện nay vô cùng đa dạng phong phú từ sữa công thức, sữa tươi, sữa bột, sữa nước pha sẵn… Từ trẻ em đến người già, từ mẹ bầu đến người gầy ốm, mới phẫu thuật đều có thể tìm được dòng sản phẩm sữa phù hợp nhất với mình.
Các nhãn hàng sữa cũng vô cùng đa dạng nên việc lựa chọn 1 nhà sản xuất, 1 thương hiệu uy tín để đồng hành và trở thành đối tác, thành đại lý sữa không quá khó khăn. Nhà kinh doanh có rất nhiều sự lựa chọn cho mình.
Chi phí để mở cửa hàng sữa so với nhiều loại hình, mặt hàng kinh doanh khác cũng không quá lớn. Với mức độ, quy mô nho nhỏ, chỉ cần hơn 100 triệu bạn cũng đã có thể mở và làm chủ 1 cửa hàng sữa của riêng mình. Nếu có sẵn mặt bằng tại nhà, chi phí để mở cửa hàng sữa chỉ khoảng 100 triệu mà thôi. Con số này thực sự không quá đáng kể khi khởi nghiệp kinh doanh.
Những khó khăn khi kinh doanh sữa
Cũng bởi đa dạng các nhãn hàng, nhà sản xuất và đây là mặt hàng kinh doanh lợi nhuận tốt nên sự cạnh tranh vô cùng lớn. Một nhà kinh doanh sữa không chỉ phải cạnh tranh với các cửa hàng sữa khác trên địa bàn mà còn phải cạnh tranh giữa thương hiệu sữa mình kinh doanh với thương hiệu sữa của các đối thủ. Sự cạnh tranh khốc liệt này cũng trở thành 1 trong những khó khăn lớn nhất.
Với những người chưa từng kinh doanh, hẳn khi mở cửa hàng sữa cũng sẽ gặp thêm nhiều khó khăn khác như: cần phải làm gì, chuẩn bị những gì và vận hành bán hàng như thế nào. Không có 1 ai cầm tay để hướng dẫn, setup ban đầu đương nhiên tất cả những công việc chuẩn bị này đều trở thành rào cản.
Ngay cả khi đã chuẩn bị được số vốn kinh doanh nhất định trong tay, nhưng hợp tác cùng hãng sữa nào, cùng đối tác nào uy tín và đảm bảo cũng trở thành câu hỏi lớn.
Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết Mở cửa hàng sữa cần giấy tờ gì và vận hành như thế nào, chỉ cần liên hệ với Gia Minh để được tư vấn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ và đồng hành cùng quý khách hàng trong quá trình xây dựng, setup cửa hàng.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng sửa
Công bố chất lượng sữa đậu nành mè đen
Công bố chất lượng nguyên liệu trà sữa
Thủ tục tự công bố sản phẩm sữa đậu nành
Hướng dẫn tự công bố chất lượng sữa dạng bột
Công bố chất lượng bột trà sữa
Thủ tục công bố sản phẩm sữa đặc có đường
Mở cửa hàng chế biến và kinh doanh sữa chua uống
Mở quán trà sữa cần chuẩn bị bao nhiêu vốn để kinh doanh
Công bố chất lượng sản phẩm sữa
Công bố tiêu chuẩn chất lượng sữa hạt óc chó
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 085 3388 126
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com