Mở xưởng sản xuất hàng may mặc
MỞ XƯỞNG SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC
Bạn đang muốn tư vấn thành lập công ty hay Thành lập hộ kinh doanh nhanh. Nên cần tìm hiểu thủ tục Mở xưởng sản xuất hàng may mặc . Đọc hết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy trình thủ tục nhé.
Mở xưởng may gia công hình thức theo mô hình công ty
Nếu bạn đăng ký theo hình thức mô hình công ty, bạn sẽ có hoặc không có tư cách pháp nhận, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo niềm tin với khách hàng ngay trong lần đầu tiên, bên cạnh việc đó bạn còn được tự do lao động mà sẽ không bị hạn chế về số người như hình thức kinh doanh cá thể. Ngoài ra việc đăng ký theo hình thức công ty sẽ không bị giới hạn về quy mô, số vốn và địa điểm, nhưng về chế độ kế toán có phần phức tạp với những người mới khởi nghiệp.
Nếu như bạn muốn mở xưởng may gia công để phục vụ người dân thì không cần thiết, ký hợp đồng với những doanh nghiệp khác thì nên chọn kinh doanh cá thể, còn nếu như tương lai bạn muốn mở rộng quan hệ hay cơ sở khác thì các bạn nên chọn hình thức kinh doanh công ty.
Chọn nguồn hàng ổn định, chất lượng
Trong việc làm ngành kinh doanh ai cũng cần có các nguồn hàng ổn định và chất lượng cũng như việc giá cả phù hợp để đạt được hiệu quả kinh doanh cao và lâu dài.
Trong việc chọn nhập hàng nội hay hàng ngoại vẫn luôn là một trong các quyết định khó khăn của người kinh doanh. Hàng nhập khẩu được người tiêu dùng đánh giá tốt hơn những sản phẩm cùng loại trong nước, hàng hóa có nguồn gốc đến từ những nước đang phát triển thì sẽ có càng nhiều uy tín hơn, được ưa chuộng nhưng hàng ngoại nhập đi kèm với việc giá cả sẽ đắt đỏ hơn hàng nội địa và mẫu mã đôi lúc sẽ không phù hợp với đời sống và văn hóa.
Nhưng ngược lại hàng nội địa sẽ có giá trị rẻ hơn hầu hết các hàng ngoại nhập. Việc sử dụng hàng trong nước cũng được xem là một cách để ủng hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước, nhưng những mặt hàng nội địa sẽ ít đa dạng về mẫu mã, uy tín và chất lượng sản phẩm không được người tiêu dùng đánh giá quá cao.
Nhưng nhìn chung về việc miễn là nhập khẩu hàng thì sẽ được nhiều ưa chuộng hơn, sự ưu ái đó được thể hiện qua các mặt hàng như: sức khỏe, mỹ phẩm, y tế,… Vì thế hàng nhập khẩu sẽ được ưu tiên hơn.
Các sản phẩm thời trang nhập khẩu rất được ưa chuộng bởi vì sự độc đáo, đa dạng và bắt kịp xu thế, nhưng hàng nội địa như: quần áo và giày dép cũng được quan tâm tới bởi vì chất lượng và giá cả ổn định, phù hợp được với văn hóa của người Việt.
Chọn mặt bằng đầu tư lâu dài, chi phí ổn định để mở xưởng may mặc
Trong vấn đề khởi nghiệp xưởng may việc chọn mặt bằng ổn định, chi phí phù hợp là một trong những điều bạn cần phải quan tâm tới. Nếu như việc mở xưởng may gia công mới chưa có nguồn vốn ổn định, bạn hãy nên thuê một mặt bằng nhỏ có diện tích đủ để lắp vào khoảng từ 16-21 máy may, bàn ủi, vắt khô,… hơn hết các bạn cần phải bố trí một kho chứa hàng có thể chứa đủ các số lượng mà bạn đã đặt ra dự kiến ban đầu.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Chuẩn bị vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh xưởng may
Trong việc mở xưởng may gia công trước hết bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn để mở xưởng may.
Với xưởng may quy mô nhỏ khoảng 10 lao động, tiền thợ gia công xưởng sẽ cần chi từ 50 – 100 triệu. Máy cắt khoảng 5 – 7 triệu, 10 máy may khoảng từ 35 triệu, máy kansai khoảng 15 triệu, máy vắt sổ sẽ từ 10 triệu, bàn ủi khoảng 2 – 2.5 triệu. Tổng chi phí ban đầu khoảng từ 150 triệu.
Bên cạnh việc đó các bạn cũng cần có một khoản tiền trống để dự phòng về những trường hợp cần thiết.
Đầu tư máy móc, thiết bị may
Đầu tư các máy móc, thiết bị để may cũng là yếu tố quan trọng, chúng chiếm một phần lớn về chi phí mở xưởng may của bạn. Về một chiếc máy may có giá thị trường khoảng từ 3,5 – 15 triệu vậy nên với 1 xưởng may gia công nhỏ bạn cần khoảng 10 máy, cũng sẽ tiêu tốn một ít chi phí từ 35 – 50 triệu đồng.
Xưởng may gia công cần có những máy móc này để dùng trong các công đoạn: máy kansai, máy may, máy vắt sổ, máy cắt và với những dụng cụ như bàn và ghế đặt may cho công nhân ngồi.
Tuyển và đào tạo đội ngũ may có tay nghề
Tuyển và đào tạo đội ngũ may có tay nghề là một trong những vấn đề ít được quan tâm đến khi mới quyết định mở xưởng nhưng điều này lại là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Nếu tuyển hay đào tạo được những thợ may có tay nghề thì sẽ hạn chế được nhiều lỗi khi gia công sản phẩm và tạo ra được sản phẩm hoàn thiện và tốt hơn.
Chính vì thế, thay vì đi tìm kiếm những nguồn nhân lực giá rẻ, ít kinh nghiệm, thì bạn có thể nâng mức trợ cấp lên một chút để tuyển dụng được nhiều công nhân có tay nghề. Nếu bạn tuyển những thợ may có tay nghề không quá tốt hoặc ít kinh nghiệm thì bạn sẽ gặp phải vấn đề trả hàng vì lý do lỗi hàng hay hàng kém chất lượng. Tuyển được những công nhân ưu tú sẽ giúp nguồn thu nhập của bạn sẽ tăng lên.
Tìm đối tác đầu tư mở xưởng may
Tìm người hợp tác đầu tư kinh doanh xưởng may là việc làm rất có lợi cho những người mới bắt đầu. Ngoài ra đối với những người mà đã có kinh nghiệm lâu năm thì cũng cần phải có một đối tác để góp vốn làm ăn. Việc tìm kiếm đối tác đầu tư này sẽ giúp cho bạn có thêm nguồn tài chính, có thêm năng lực cũng như giảm thiểu rủi ro không nên có và biết thêm được nhiều ý tưởng kinh doanh.
Thế những việc gì cũng sẽ có khó khăn riêng của nó, nhược điểm của việc tìm người hợp tác này là bạn sẽ thu lại lợi nhuận ít hơn. Vì vậy, nếu được thì bạn hãy nên chọn những người có vốn đầu tư và có kinh nghiệm trong việc kinh doanh trên thị trường. Đặc biệt là bạn phải cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Phải lên kế hoạch kinh doanh và mở xưởng may rõ ràng vì khi hợp tác mở xưởng và kinh doanh trên thị trường chúng ta phải cần có chiến lược chi tiết, lên ý tưởng kinh doanh nhằm thu lại lợi nhuận cao. Nếu như đối tác của bạn thấy ý tưởng của bạn đúng như họ mong đợi thì họ sẽ an tâm và tin tưởng khi làm ăn chung cùng với bạn.
Chọn được người hợp tác kinh doanh xưởng may ăn ý với bạn, trong công việc thì sẽ có những lúc tranh cãi, mâu thuẫn xảy ra vì bất đồng quan điểm của từng cá nhân. Vì thế mà ngay từ đầu bạn phải chọn cho mình một đối tác thật ăn ý, tránh việc chọn những người có tính nóng vội trong công việc mà hãy chọn những người nhiệt tình trong công việc, có kiến thức rộng và hiểu ý nhau.
Nguyên tắc trong việc kinh doanh xưởng như là: phân chia công việc một cách rõ ràng; có trách nhiệm với xưởng may của mình; cùng nhau giải quyết mọi vấn đề mà không đổ lỗi cho đối phương
Việc phân chia lợi nhuận hợp lý, công bằng cho cả đôi bên.
Tham khảo:
- Thủ tục kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể
- Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp
- Hướng dẫn công bố thực phẩm chức năng
Đầu tư hệ thống và quy trình quản lý xưởng
Muốn xưởng may phát triển thì cần phải chú trọng đầu tư vào hệ thống. Vậy đầu tư hệ thống có tốn kém không? Chi phí cho máy móc chiếm gần 50% trong tổng vốn đầu tư ban đầu. Các loại máy móc cần thiết cho việc sản xuất và bắt buộc phải có là máy cắt, máy khâu, máy vắt sổ, bàn là và máy kansai.
Đây là những thiết bị có vai trò rất quan trọng trong việc sản phẩm tạo ra có chất lượng giống như mong đợi hay không và máy dùng trong thời gian dài vì thế việc chọn mua những thiết bị cũng cần sự tỉ mỉ và cẩn thận từng chút một.
Trình tự thủ tục thành lập công ty sản xuất hàng may mặc
Quy trình thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty sản xuất hàng may mặc
Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở
Trong thời gian 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết thủ tục thành lập công ty sản xuất hàng may mặc
Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp
Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh
Thành phần hồ sơ
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ công ty
Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Danh sách thành viên (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)
Chi phí Mở xưởng sản xuất hàng may mặc
Trước khi bắt tay vào quá trình kinh doanh yêu cầu tối thiểu bạn cần có là một số vốn nhất định. Tiếp theo bạn cần biết phân bổ số tiền ấy sao cho hợp lý, tối ưu để đảm bảo khả năng duy trì trước khi có lợi nhuận để quay vòng vốn. Với số vốn 100 triệu đồng hãy cùng tham khảo cách phân bổ được nhiều startup chia sẻ sau đây:
Bạn mở xưởng may gia công quy mô 10 công nhân, lúc này bạn sẽ cần chi 100 triệu cho các đầu mục:
Nhà xưởng: 10 công nhân tối thiểu bạn cần không gian nhà xưởng từ 50-70 m2 để có thể có không gian làm việc, di chuyển và cất trữ hàng (khoảng 4-5 triệu/tháng nếu ở quê)
Máy móc: 8 máy may công nghiệp loại 1 kim (loại tầm trung khoảng 5 triệu/máy, 8 máy cần chi khoảng 40 triệu), 2 máy vắt sổ giá khoảng 11 triệu.
Tiền chỉ: Hiện nay các xưởng thường mua chỉ theo cân với mức giá từ 20.000 – 40.000 đồng/kg, đơn hàng 300 sản phẩm tiêu tốn khoảng 15 kg chỉ tương ứng khoảng 600 nghìn đồng.
Tiền lương công nhân: Trung bình lương công nhân làm 8 tiếng tay nghề cơ bản vào khoảng 4,5 triệu/người, 10 người là 45 triệu/ tháng.
Ngoài ra bạn còn cần quan tâm đến chi phí vận tải (thuê xe hoặc mua xe) và chi phí vận hành trong quá trình sản xuất,.. với khoảng 20 triệu/tháng.
Lúc này với thời gian làm việc 8 tiếng/ ngày, năng suất 300 sản phẩm, ngay trong tháng đầu tiên khi mở xưởng bạn sẽ cần chi:
5 triệu + 40 triệu + 11 triệu + 600 nghìn + 45 triệu + 20 triệu = 121 triệu 600 nghìn đồng.
Như vậy từ 100 triệu đồng bạn hoàn toàn có thể mở xưởng may gia công quy mô nhỏ 10 công nhân. Tuy nhiên để an toàn hơn lúc đầu bạn có thể đầu tư ở quy mô 5-7 công nhân trước, khi thấy ổn định hơn có thể tăng lên dần.
Trường hợp sản xuất không có lỗi gì, sản phẩm làm ra được nghiệm thu hoặc bán hết, bạn sẽ có thể thu về túi khoảng 7 triệu/ngày sau khi đã trừ đi chi phí khấu hao, nhân công,…
Mở xưởng sản xuất hàng may mặc bạn đã nắm rõ quy trình, hồ sơ, thủ tục đăng ký rồi phải không.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Dịch vụ báo cáo thuế giá rẻ trọn gói từ 300.000 đồng / tháng
khác nhau giữa báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất
Thủ tục thuê đất – thuê nhà xưởng trong khu công nghiệp như thế nào?
Có được đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hay không?
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 085 3388 126
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com