Thủ tục nhập khẩu bánh mì hoa cúc từ pháp

5/5 - (2 bình chọn)

Thủ tục nhập khẩu bánh mì hoa cúc từ pháp

Thủ tục nhập khẩu bánh mì hoa cúc từ pháp

Bánh mì hoa cúc có xuất xứ từ Pháp và được ưa chuộng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Chính vì vậy để nhập khẩu mặt hàng này cũng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, việc nhập khẩu bánh mì hoa cúc không hề đơn giản và đòi hỏi người thực hiện phải tuân thủ đúng quy trình và các quy định pháp luật. Sau đây Gia Minh mời bạn theo dõi bài viết Thủ tục nhập khẩu bánh mì hoa cúc từ pháp sau đây để biết được thủ tục cần thiết nhé!

Bánh mì hoa cúc Brioche là một loại bánh mì được nhập khẩu từ Pháp. Bánh mì có hương vị thơm ngon, dễ ăn, tiện lợi và có hạn sử dụng lâu hơn so với một số loại bánh mì khác bản tại thị trường Việt Nam. 

Thủ tục nhập khẩu bánh mì hoa cúc từ pháp
Thủ tục nhập khẩu bánh mì hoa cúc từ pháp

Thủ tục nhập khẩu bánh mì hoa cúc từ pháp

Theo nghị định 187/2013/NĐ- CP mặt hàng này không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu hay hạn chế nhập khẩu nên khi nhập khẩu chúng ta không cần phải xin giấy phép.

Tuy nhiên, Theo Nghị Định 15/2018/NĐ-CP, QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM thì mặt hàng bánh mì hoa cúc cần phải tự công bố và kiểm làm kiểm tra an toàn thực phẩm khi nhập khẩu.

Đầu tiên khi bạn có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng bánh mì hoa cúc thì cần phải nhập mẫu sản phẩm về trước, sau đó thì sẽ đem đến các cơ quan chuyên ngành được nhà nước cấp phép để kiểm tra test mẫu.

Trong vòng 7-10 ngày sẽ có được kết quả test mẫu, sau khi có được kết quả này chúng ta sẽ tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ để tự công bố sản phẩm trước khi tiến hành nhập khẩu.

Các bước để tiến hành nhập khẩu bánh mì hoa cúc:

B1: Nhập mẫu về trước

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

B2: Làm tự công bố cho sản phẩm

B3: Có công bố rồi, tiến hành cho hàng vận chuyển về VN

B4: Làm thủ tục hải quan cho lô hàng

B5: Làm kiểm tra an toàn thực phẩm

B6: Thông quan, mang hàng về.

Bộ hồ sơ tự công bố bánh mì hoa cúc

Giấy phép đăng ký kinh doanh

Phiếu kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP tại nơi sx

Mẫu nhãn sản phẩm chính, nhãn phụ

Bản tự công bố sản phẩm

Bộ hồ sơ kiểm tra an toàn thực phẩm

Giấy đăng ký kiểm tra ATTP nhập khẩu theo mẫu được quy định tại biểu mẫu số 04, phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018

Bộ hồ sơ tự công bố.

Hợp đồng thương mại.

Hóa đơn thương mại.

Danh sách đóng gói.

Vận đơn.

Tờ khai hải quan nhập khẩu.

Chứng nhận xuất xứ.

Thuế và mã hs code

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam thì mặt hàng bánh mì hoa cúc nằm trong nhóm 1905.

Khi nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam thì cần chịu 2 loại thuế: thuế nhập khẩu và thuế VAT.

Thuế NK của mặt hàng này là 40%, Thuế vat là 10%.

Vì thuế nhập khẩu 40% khá cao nên khi nhập khẩu từ pháp về chúng ta nên yêu cầu người bán làm chứng nhận xuất xứ  như EUR 1 theo hiệp định EVFTA để được hưởng ưu đãi thấp nhất.

Bộ hồ sơ nhập khẩu nộp tại hải quan đăng ký

Theo thông tư 39/2018/TT-BTC quy định bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm:

Tờ khai nhập khẩu.

Hóa đơn thương mại.

Hợp đồng thương mại.

Danh sách đóng gói.

Vận đơn.

Chứng nhận xuất xứ.

Kết quả Kiểm tra ATTP.

Lưu ý khi nhập khẩu bánh mì hoa cúc

Bánh mì hoa cúc không phải là mặt hàng cấm nhập khẩu nhưng khi nhập khẩu về Việt nam doanh nghiệp cần phải làm tự công bố và làm kiểm tra ATTP.

Tất cả các loại hàng hóa khi xuất hay nhập khẩu cần phải dán nhãn vận chuyển ( shipping mark), theo Nghị định 43/2019/ NĐ- CP quy định shipping mark cần thể hiện các nội dung sau:

Xuất xứ của hàng hóa.

Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm hàng hóa: nhà xuất khẩu, nhà Nhập khẩu.

Tên và các thông tin liên quan đến hàng hóa.

Thời điểm thực hiện nhập khẩu hàng hóa của quý khách, có thể sẽ có sự thay đổi chính sách của cơ quan nhà nước so với thông tin bài viết. Trước khi thực hiện hợp đồng thương mại quý khách hàng hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn chính xác nhất, tránh các phát sinh khi hàng hóa thông quan tại cửa khẩu.

Về chính sách nhập khẩu bánh mì hoa cúc:

Để nhập khẩu được sản phẩm này, các bạn cần phải tiến hành công bố tiêu chuẩn chất lượng của bánh mì trước khi nhập khẩu. Còn tại sao phải làm trước khi nhập thì các bạn đọc tiếp xuống dưới sẽ rõ nhé.

Như các bạn đã biết, công bố tiêu chuẩn chất lượng là việc Doanh Nghiệp sẽ đăng ký tiêu chuẩn của sản phẩm theo quy định, bao gồm những sản phẩm đã có quy chuẩn riêng thì sẽ công bố hợp quy, còn những sản phẩm chưa có quy chuẩn riêng thì sẽ công bố phù hợp theo những quy định chung cho tất cả các sản phẩm thực phẩm.

Các loại bánh kẹo nhập khẩu về Việt Nam cũng đều sẽ làm tương tự nhau.

Đối với bánh mì hoa cúc, được xếp vào nhóm thực phẩm thường vì không có công dụng gì đặt biệt, và không có quy chuẩn riêng nên sẽ phải làm hồ sơ tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Đây là khâu quan trọng vì không làm qua khâu tự công bố thì sẽ không thể nhập khẩu được và cũng không thể bán ra được thị trường. Nó giống như một loại giấy phép con để nhập khẩu, chỉ cần có giấy công bố phù hợp với hàng hóa mà bạn nhập khẩu thì có thể dễ dàng thông quan hàng hóa và tiêu thụ trên thị trường. 

Thủ tục công bố bánh mì hoa cúc Brioche nhập khẩu từ Pháp: 

Các bạn chuẩn bị các chứng từ dưới đây để làm công bố cho bánh mì hoa cúc: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh Nghiệp Phiếu thử nghiệm sản phẩm Hình ảnh nhãn sản phẩm Bảng thông tin chi tiết của bánh mì: thành phần, hướng dẫn sử dụng, quy cách đóng gói, thời hạn sử dụng, xuất xứ, nhà sản xuất,… Nhãn phụ của sản phẩm (nếu nhân chính chưa đủ các thông tin cần thiết) Quan trọng ở phần này là phải thử nghiệm sản phẩm, vì nếu không làm tự công bố trước mà đợi đến khi hàng về rồi mới bắt đầu làm thì sẽ tốn khá nhiều chi phí lưu hàng ở cảng đấy nhé. Thời gian thử nghiệm có thể từ 7 đến 10 ngày, rồi còn làm công bố nữa. Chưa kể nếu đây là chứng từ đúng hết nhé, nếu có sai sót thì phải làm đi làm lại rất là tốn thời gian

Về phần thủ tục hải quan nhập khẩu bánh mì hoa cúc thì đơn giản rồi: 

Sau khi có công bố thì tiến hành mở tờ khai cho lô hàng, làm kiểm tra an toàn thực phẩm nữa là xong. Các chứng từ cần chuẩn bị để làm thủ tục hải quan gồm: Bill of lading, Invoice, Packing list, giấy đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm, C/O (nếu có),… 

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho bánh mì hoa cúc

Vấn đề an toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng khi quyết định sử dụng một sản phẩm nào đó, và để giải quyết được mối lo của khách hàng cũng như là cầu nối tốt nhất để doanh nghiệp kết nối với khách hàng thì doanh nghiệp phải làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cũng là giấy tờ pháp lý bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất các sản phẩm của mình.

Hiện nay trên thị trường bánh mì có một loại bánh mì đang được rất nhiều người quan tâm và sử dụng, đó là bánh mì hoa cúc và giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho bánh mì hoa cúc thủ tục, hồ sơ để xin giấy như thế nào cho nhanh nhất và chính xác nhất. Xin mời quý doanh nghiệp cùng xem qua bài viết dưới đây để giải đáp các thắc mắc trên.

Lý do cần xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở bánh mì hoa cúc

Việc xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho bánh mì hoa cúc có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các cơ sở tham gia sản xuất; kinh doanh thực phẩm mà còn có ý nghĩa đối với sự quản lý nhà nước cũng như đối với người tiêu dùng;

Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh; doanh nghiệp giúp nhà nước có thể quản lý chặt chẽ hơn đối với các cơ sở sản xuất; kinh doanh thực phẩm trên thị trường. Đồng thời có sự can thiệp; xử lý kịp thời; đúng lúc đối với các cơ sở khi chưa có đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà tham gia vào kinh doanh; sản xuất trên thị trường;

Mặt khác việc cấp giấy chứng nhận buộc các cơ sở sản xuất phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện về an toàn đối với thực phẩm do cơ sở mình cung cấp. Có ý thức phòng ngừa và khắc phục tích cực đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở;

Đặc biệt đối với người tiêu dùng; giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như một bản pháp lý; một lời bảo đảm thực phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của chủ cơ sở khẳng định đến khách hàng.

Điều kiện xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở bánh mì hoa cúc

Để được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho bánh mì hoa cúc, cơ sở phải đảm bảo các điều kiện như sau:

Khu vực sản xuất; chế biến thực phẩm phải được thiết kế theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng để tránh ô nhiễm.

Có sự cách biệt giữa khu sản xuất và không sản xuất; giữa các khu tiếp nhận nguyên liệu; sơ chế; chế biến; bao gói; kho hàng; khu vệ sinh; khu thay trang phục; khu nhà ăn để tránh ô nhiễm chéo.

Kho chứa đựng và bảo quản thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm và tránh sự xâm nhập của côn trùng, động vật gây hại.

Thiết kế, bố trí nhà xưởng phải phù hợp với công nghệ và chủng loại sản phẩm, phòng ngừa được sự ô nhiễm chéo thực phẩm giữa các công đoạn sản xuất cũng như khi thao tác, chế biến và xử lý thực phẩm.

Kết cấu nhà xưởng phải đảm bảo theo đúng quy định về: tường, trần, nền, cửa, các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, hệ thống chiếu sáng,…

Hồ sơ chuẩn bị xin giấy an toàn thực phẩm cho bánh mì hoa cúc

Đơn đề nghị xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho bánh mì hoa cúc (theo mẫu Gia Minh biên soạn);

Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép Hộ Kinh Doanh (ghi rõ ngành nghề sản xuất trà và phải được hoạt động tại trụ sở);

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành

Tự Công Bố Chất Lượng Bánh Mì Hoa Cúc Nhập Khẩu
Tự Công Bố Chất Lượng Bánh Mì Hoa Cúc Nhập Khẩu

Thời gian thực hiện giấy phép ATTP

Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép ATTP tại cơ quan nhà nước: từ 20 – 25 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ;

Thời gian đoàn thẩm định tại cơ sở: trong 7 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ);

Hiệu lực của giấy phép ATTP là 03 năm, kể từ ngày cấp phép;

Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép ATTP còn trước 6 tháng; thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.

Bài viết về Thủ tục nhập khẩu bánh mì hoa cúc từ pháp hy vọng sẽ giúp bạn thực hiện được thủ tục một cách dễ dàng. Nếu có vướng mắc hoặc cần chúng tôi thực hiện thủ tục giúp bạn một cách nhanh chóng thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể và cung cấp dịch vụ trọn gói. Với nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến cho các bạn một dịch vụ chuyên nghiệp nhanh chóng và chi phí hợp lý.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quy định về hạn sử dụng của thực phẩm in trên nhãn hàng hóa

Quy định về ghi nhãn sản phẩm

Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ kinh doanh bất động sản

Đăng ký thương hiệu cho xe đạp

Đăng ký thương hiệu ở đâu?

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm để tẩy trắng

Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho dịch vụ giặt là

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Đăng ký nhãn hiệu logo tại Vũng Tàu

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 0868 458 111

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo