Thủ tục đóng mã số thuế
Thủ tục đóng mã số thuế là một thủ tục bắt buộc thực hiện, khi doanh nghiệp đang giải thể. Nếu bạn còn nhiều điều chưa hiểu về thủ tục đóng mã số thuế, hãy tham khảo hướng dẫn của Gia Minh trong bài viết này nhé.
Mã số thuế doanh nghiệp là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
Đóng mã số thuế (hay chấm dứt hiệu lực mã số thuế), được định nghĩa là hoạt động chấm dứt hiệu lực mã số thuế, tại cơ quan quản lý thuế.
Trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục giải thể trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị khóa, bị đóng, buộc công ty bị phải ngừng hoạt động, không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh….
Thủ tục đóng mã số thuế chính là thủ tục cần thiết để giải thể doanh nghiệp tại cơ quan thuế, giúp bạn tránh được những rắc rối về thuế sau này.
Doanh nghiệp cần phải làm những công việc gì để đóng mã số thuế?
Để đóng mã số thuế doanh nghiệp, bạn cần thực hiện các bước sau:
Xác định loại hình doanh nghiệp: Trước hết, bạn cần xác định loại hình doanh nghiệp của mình, chẳng hạn như công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hoặc loại hình khác tùy theo quốc gia và khu vực. Loại hình doanh nghiệp này sẽ xác định các yêu cầu và quy trình đóng thuế cụ thể.
Đăng ký doanh nghiệp: Sau khi xác định loại hình doanh nghiệp, bạn cần đăng ký doanh nghiệp với cơ quan chính phủ hoặc cơ quan quản lý doanh nghiệp ở địa phương. Thông thường, quy trình đăng ký này đòi hỏi bạn điền vào một đơn đăng ký doanh nghiệp và cung cấp thông tin về tên, địa chỉ, loại hình doanh nghiệp, và các thông tin liên hệ khác.
Nhận mã số thuế: Khi doanh nghiệp của bạn đã được đăng ký, cơ quan chính phủ sẽ cấp cho bạn mã số thuế. Mã số này là một số định danh duy nhất cho doanh nghiệp của bạn và được sử dụng để đóng thuế và báo cáo thuế.
Gia nhập hệ thống thuế: Bạn cần gia nhập hệ thống thuế của địa phương hoặc quốc gia nơi bạn hoạt động. Quy trình này thường bao gồm việc gửi các báo cáo thuế định kỳ và thanh toán các khoản thuế yêu cầu.
Theo dõi và báo cáo thuế: Doanh nghiệp cần duy trì hồ sơ tài chính chính xác và theo dõi các giao dịch tài chính. Bạn cũng phải thực hiện báo cáo thuế đúng hạn và theo quy định của cơ quan thuế.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Đóng thuế định kỳ: Bạn cần đảm bảo rằng bạn đóng thuế đúng hạn và theo đúng số tiền yêu cầu. Các loại thuế có thể bao gồm thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp, và nhiều loại thuế khác tùy theo quốc gia và lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Tuân thủ quy định thuế: Để tránh các vấn đề liên quan đến thuế, bạn cần tuân thủ các quy định thuế và các quy tắc và quy định thuế được áp dụng tại địa phương hoặc quốc gia mà bạn hoạt động.
Tìm hiểu về các loại thuế: Nắm vững các loại thuế mà doanh nghiệp của bạn phải đối mặt, đặc biệt là các quy định thuế mới hoặc thay đổi.
Tìm sự hỗ trợ chuyên nghiệp: Nếu bạn cảm thấy khó khăn hoặc không chắc chắn về quá trình đóng thuế, tìm sự hỗ trợ từ một kế toán hoặc chuyên gia thuế để đảm bảo rằng bạn tuân thủ đầy đủ các quy định và tránh các vấn đề liên quan đến thuế.
Lưu ý rằng quy trình đóng thuế có thể thay đổi tùy theo quốc gia và khu vực cụ thể, vì vậy bạn nên tham khảo với cơ quan thuế địa phương hoặc tư vấn thuế để biết rõ hơn về quy trình cụ thể dành cho doanh nghiệp của bạn.
Những trường hợp nào được mở lại khi mã số thuế doanh nghiệp bị đóng?
Các trường hợp được xin mở lại mã số thuế bị đóng được quy định theo khoản 1, điều 20 Thông tư 95/2016/TT-BTC về đăng ký thuế, các trường hợp được mở lại khi mã số thuế doanh nghiệp bị đóng:
Do lỗi của cơ quan thuế, người nộp thuế không thuộc trường hợp phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Cơ quan thuế có thẩm quyền, có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép của tổ chức bị thu hồi Giấy phép, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định.
Tổ chức/cá nhân đang ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan thuế chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận; cơ quan quản lý khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép.
Cơ quan thuế chưa ban hành Thông báo NNT chấm dứt hiệu lực mã số thuế, khi tổ chức/cá nhân đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế.
Hồ sơ đóng mã số thuế
Hồ sơ thực hiện thủ tục đóng mã số thuế, được quy định tại khoản 4 điểm a Điều 17 Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế của Bộ tài chính như sau:
Điều 17. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
1. Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác
a) Đối với đơn vị chủ quản, hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế;
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định giải thể, hoặc Quyết định mở thủ tục phá sản, hoặc Quyết định chia, hoặc Hợp đồng hợp nhất, hoặc Hợp đồng sáp nhập, hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động;
– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.
Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc đã được cấp mã số thuế 13 số thì đơn vị chủ quản phải có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản cho các đơn vị trực thuộc để yêu cầu đơn vị trực thuộc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị trực thuộc với cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
b) Đối với đơn vị trực thuộc, hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế;
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định chấm dứt hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản, hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền;
– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.
2. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, nhà thầu nước ngoài
– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản thanh lý hợp đồng (nếu có) hoặc văn bản về việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tham gia hợp đồng dầu khí đối với nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí;
– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.
3. Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế;
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh (nếu có).
4. Đối với Doanh nghiệp
Hồ sơ của doanh nghiệp để làm thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế, trước khi doanh nghiệp làm thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh như sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp tự giải thể, hồ sơ gồm:
– Quyết định giải thể;
– Biên bản họp;
– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.
Thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước đầu tiên khi thực hiện thủ tục đóng mã số thuế, bạn chuẩn bị hồ sơ đóng mã số thuế như trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan thuế
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đóng mã số thuế, thì bạn tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan thuế (Cục Thuế nơi tổ chức kinh tế đóng trụ sở/Chi cục Thuế nơi tổ chức kinh tế đóng trụ sở).
Bước 3: Xác minh hồ sơ và kiểm tra nợ thuế
Sau khi bạn nộp hồ sơ đến cơ quan giải quyết việc đóng mã số thuế, thì cơ quan giải quyết thuế sẽ thực hiện các thủ tục nhất định, và công ty bạn cũng phải thực hiện kèm theo các công việc như sau:
Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của công ty bạn, cơ quan thuế phải thực hiện việc Thông báo cho công ty ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 17/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho công ty.
Đồng thời công ty của bản sẽ được chuyển trạng thái cùng với các đơn vị trực thuộc của công ty về trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
Cơ quan thuế ban hành Thông báo công ty chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 18/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho công ty (trừ người nộp thuế là doanh nghiệp).
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày công ty đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế và cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế hoàn thành việc chuyển toàn bộ nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc sang đơn vị chủ quản theo quy định,
Công ty bạn sẽ có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc với cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc sau khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị trực thuộc.
Trường hợp công ty gửi hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế nhưng các đơn vị trực thuộc chưa thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo cho công ty bạn, đơn vị trực thuộc, cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trước khi công ty chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Sau khi công ty chấm dứt hoạt động, nếu công ty bạn vẫn tiếp tục hoạt động thì công ty phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được cấp mã số thuế mới, hoặc chuyển đổi theo quy định tại Điều 23 Thông tư này.
Trường hợp công ty đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế mà đơn vị trực thuộc vẫn sử dụng mã số thuế 13 số theo mã số thuế của đơn vị chủ quản đều bị coi là sử dụng mã số thuế không hợp pháp.
Bước 4: Chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu
Nếu hồ sơ đúng và đầy đủ, cơ quan thuế sẽ chấp thuận yêu cầu và tiến hành các thủ tục cần thiết để đóng mã số thuế. Nếu không, yêu cầu sẽ bị từ chối và cơ quan thuế sã thông báo cho bạn.
Bước 5: Đóng mã số thuế
Sau khi yêu cầu được chấp nhận, mã số thuế của bạn sẽ được đóng và bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận về việc đóng mã số thuế
Tham khảo thêm
Cơ quan thuế có quyền yêu cầu ngân hàng thương mại sao kê tài khoản của cá nhân nộp thuế không?
Thủ tục đóng mã số thuế cá nhân
Thủ tục đóng mã số thuế cá nhân
Bước 1: Hoàn thành nghĩa vụ của cá nhân nộp thuế
Cá nhân nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại điều 60,67,69,70,71 luật quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế.
Điều 60: Xử lý số tiền thuế nộp thừa;
Điều 67: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động;
Điều 69: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế là người đã chết, người bị tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
Điều 70,71: Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân.
Bước 2: Làm hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với người nộp thuế đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế là văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo mẫu 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo thông tư 105/2020/TT-BTC.
Bước 3: Nộp hồ sơ đóng mã số thuế cá nhân
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc ngày kết thúc hợp đồng, cá nhân nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Lưu ý: Có thể làm hồ sơ đóng mã số thuế cá nhân online theo mẫu số 24/ĐK-TCT tại trang web thuedientu.gdt.gov.vn.
Bạn cần phải có tài khoản giao dịch thuế điện tử, để đáp ứng điều kiện để có thể thực hiện làm hồ sơ đóng mã số thuế cá nhân online là cá nhân. Nếu chưa có có thể đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử với cá nhân tài khoản giao dịch thuế điện tử theo các bước được hướng dẫn tại công văn 377/TCT-DNNCN ngày 05/02/2021.
Thời hạn xử lý hồ sơ đóng mã số thuế doanh nghiệp
Thời hạn xử lý hồ sơ đóng mã số thuế doanh nghiệp, không quá dài.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ cơ quan thuế nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, cơ quan thuế phải thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động.
Cơ quan thuế và hải quan phải thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trong thời hạn 03 ngày từ khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Khi nào doanh nghiệp sẽ bị cơ quan thuế xử phạt và bị đóng mã số thuế doanh nghiệp?
Doanh nghiệp sẽ phải đóng mã số thuế khi giải thể, chia, hợp nhất, sáp nhập, lúc này doanh nghiệp thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật, việc đóng mã số thuế là do doanh nghiệp tự quyết định. Tuy nhiên có một số trường hợp cơ quan thuế sẽ “cưỡng chế” đóng mã số thuế của doanh nghiệp và xử phạt doanh nghiệp.
Có thể tổng kết rằng doanh nghiệp “bị” đóng mã số thuế chủ yếu do hai nguyên nhân: một là vi phạm pháp luật và bị thu hồi GCN đăng ký kinh doanh, hai là bị cơ quan thuế ra thông báo “người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký” và sau một năm không đăng ký hoạt động trở lại. Theo quy định các trường đóng mã số thuế tại Điều 16 Thông tư 05/2016/TT-BTC,
Khi bị đóng mã số thuế doanh nghiệp có được xuất hoá đơn không?
Doanh nghiệp khi bị đóng mã số thuế sẽ không được xuất hoá đơn.
Các doanh nghiệp khi bị đóng mã số thuế nhưng vẫn thực hiện xuất hoá đơn sẽ có các mức phạt như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Tham khảo thêm
Mức phạt sử dụng hoá đơn không hợp pháp
Doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục đóng mã số thuế, có thể liên hệ Gia Minh để được tư vấn hỗ trợ. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng, gọi ngay khi bạn gặp khó khăn nhé.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Giải thể công ty và những điều cần lưu ý
Quá trình giải thể doanh nghiệp mất bao lâu?
Thủ tục giải thể công ty uy tín dịch vụ tốt nhất
Thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán độc lập
Thủ tục giải thể hộ kinh doanh trọn gói đúng luật
Dịch vụ làm thủ tục giải thể công ty trên toàn quốc
Thủ tục giải thể doanh nghiệp tnhh một thành viên tnhh một thành viên
Quy trình thủ tục giải thể doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 0932 890 675
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com