Thủ tục đăng ký kinh doanh khi nuôi chim yến
Thủ tục đăng ký kinh doanh khi nuôi chim yến
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Bộ luật dân sự 2015;
Luật doanh nghiệp 2020;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Luật đầu tư 2020;
Luật an toàn thực phẩm 2010;
Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật an toàn thực phẩm;
Luật quản lý thuế 2019;
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016;
Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế 71/2014/QH13 và nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế do Bộ trưởng bộ tài chính ban hành;
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành;
Văn bản pháp luật khác;
Thủ tục đăng ký kinh doanh khi nuôi chim yến
Thứ nhất: Về việc thành lập hộ kinh doanh
Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông, lâm, thủy sản: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản, sản xuất muối. Bạn có thể đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.
Về thực hiện đăng ký kinh doanh được thực hiện dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể nếu sử dụng dưới 10 lao động, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể như sau:
Bước 1: Hồ sơ đăng ký kinh doanh nuôi chim yến gồm các giấy tờ sau:
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ sau: thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân còn hiệu lực của người mở cửa hàng kinh doanh
Ngoài ra, cơ sở của bạn cũng cần thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT
Tìm hiểu thêm:
Lập thuyết minh dự án cửa hàng kinh doanh yến sào
Thủ tục nhập khẩu yến sào theo quy định hiện nay
Giấy chứng nhận cấp phép hoạt động nhà yến
Thứ hai: Quy định về nuôi chim yến
Nhà nuôi chim yến được quy định tại điều 5 Thông tư 35/2013/TT-BNNPTNT là công trình xây dựng được cải tạo hoặc xây mới nhằm mục đích làm nơi dẫn dụ để chim yến trú ngụ và làm tổ.
Điều 5. Vệ sinh thú y và phòng chống dịch bệnh
Cơ sở nuôi chim yến phải có trang phục bảo hộ như quần áo, giày, ủng, khẩu trang. Người làm việc và khách thăm quan phải mặc trang phục bảo hộ của cơ sở và rửa tay bằng xà phòng trước khi vào và sau khi ra khỏi cơ sở nuôi chim yến.
Nhà nuôi chim yến phải làm vệ sinh thường xuyên và thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng định kỳ ít nhất 1 lần/tuần. Không sử dụng chất khử trùng ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến. Trong trường hợp chống dịch, thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
Dụng cụ phục vụ việc khai thác tổ yến phải được làm vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau khi sử dụng.
Chất thải từ việc nuôi chim yến phải được thu gom, tiêu độc, khử trùng và xử lý bằng một trong các biện pháp ủ, đốt, chôn lấp hoặc phương pháp khác nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa ra môi trường.
Thực hiện quy định về giám sát tình trạng sức khỏe và xử lý dịch bệnh
Cơ sở nuôi chim yến phải thường xuyên giám sát tình trạng sức khỏe của đàn chim yến. Nếu có hiện tượng chim chết bất thường, phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y để xử lý kịp thời;
Cơ sở nuôi chim yến phải được kiểm tra, giám sát và lấy mẫu xét nghiệm định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thú y có thẩm quyền;
Trong trường hợp có dịch bệnh: Cơ sở nuôi chim yến phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền. Trong thời gian có dịch, tất cả tổ yến được khai thác từ những địa phương đã công bố dịch phải được xử lý theo hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền trước khi tiêu thụ.
Hiện nay, đang có dự thảo Nghị Định mới hướng dẫn về việc nuôi chim yến
Thủ tục xuất khẩu Tổ Yến:
Theo quy định tại điểm 14, phần II, mục 2 Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch ban hành kèm theo Quyết định số 45/2005/QB-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì Tổ Yến là sản phẩm động vật thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật.
Vì vậy, khi xuất khẩu Tổ Yến, công ty bạn phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 30 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật cho tổ yến (Health Certificate):
Giấy phép kinh doanh.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc xác nhận công bố chất lượng sản phẩm hoặc GMP hoặc HACCP hoặc ISO 22000 hoặc IFS hoặc BRC hoặc FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.
Nhãn sản phẩm.
Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 06 tháng.
Hợp đồng gia công (nếu thuê một đơn vị khác làm gia công).
Thời gian hiệu lực: 2 năm
Lưu ý:
Trên một Giấy chứng nhận có thể cấp cho nhiều sản phẩm thuộc lô hàng xuất khẩu.
Kết quả kiểm nghiệm sẽ thể hiện cho từng loại sản phẩm khác nhau thuộc cùng lô hàng xuất khẩu.
Kết quả kiểm nghiệm phải thể hiện đầy đủ thông tin cần thiết khi xuất khẩu.
Chỉ áp dụng cho lô hàng đã đăng ký và không áp dụng cho các lô hàng xuất khẩu khác.
Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate HC) tính trên một lô hàng xuất khẩu. Cho nên, dù cùng sản phẩm nhưng khác lô hàng thì cần phải xin cấp Giấy chứng nhận khác.
Xuất khẩu hàng tổ Yến cần những chứng từ:
Invoice (hóa đơn thương mại)
Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)
Sales Contract (hợp đồng thương mại)
Bill of Lading (vận đơn)
Health Certificate (kiểm dịch động vật)
Mã HS code cho Tổ Yến: 04100010
Tuy nhiên, để xuất khẩu thì công ty tham khảo chính sách quản lý hàng hóa tại nước nhập khẩu để biết được thông tin và yêu cầu kiểm dịch đối với mặt hàng này để bổ sung các chứng từ khác phù hợp trước khi xuất khẩu được thuận lợi.
Tự công bố chất lượng sản phẩm tổ yến xuất khẩu
Hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm tổ yến xuất khẩu gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:
Thông tin chi tiết sản phẩm;
Kết quả kiểm nghiệm chất lượng yến sào trong vòng 12 tháng;
Nhãn hàng hóa;
Giấy đăng ký kinh doanh;
Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất yến đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu có).
Doanh nghiệp có thể tự công bố chất lượng sản phẩm trên phương tiện đại chúng hoặc qua trang thông tin điện tử của mình. Ngoài ra có thể niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp. Sau đó công bố trên hệ thống thông tin dữ liệu về an toàn thực phẩm.
Nếu như chưa có hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương.
Thủ tục đăng ký kinh doanh khi nuôi chim yến
Quy định chung về xây dựng nhà nuôi yến
Quy hoạch vùng nuôi chim yến: Trước hết, bạn cần biết rằng không phải khu vực nào bạn cũng có thể xây dựng nhà nuôi yến. Các địa phương thường có quy hoạch riêng cho việc nuôi chim yến, nhằm đảm bảo môi trường sống cho chim và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.
Vùng đã quy hoạch và vùng chưa quy hoạch: Đối với những vùng đã được quy hoạch, bạn cần tuân thủ theo các quy định và chỉ dẫn của cơ quan quản lý. Trong trường hợp bạn muốn xây dựng nhà yến ở vùng chưa quy hoạch, việc đầu tiên là liên hệ với cơ quan chức năng để được tư vấn và hỗ trợ.
Lưu ý khi xây dựng trái phép: Xây dựng nhà yến mà không có giấy phép kinh doanh nhà yến không chỉ dẫn đến việc bị phạt mà còn ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của bạn trong tương lai.
Hồ sơ cần chuẩn bị
Đơn đề nghị cấp phép: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Đơn này sẽ chứa tất cả thông tin về dự án của bạn, bao gồm mục tiêu, quy mô, vị trí và nhiều thông tin khác.
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: Để xây dựng nhà yến, bạn cần có quyền sử dụng đất. Bạn cần cung cấp các giấy tờ liên quan như sổ đỏ, giấy phép sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất.
Bản vẽ thiết kế kỹ thuật và thi công: Bản vẽ này sẽ cho thấy cơ quan quản lý cách bạn dự định xây dựng nhà yến, từ việc thiết kế đến việc thi công. Điều này giúp đảm bảo rằng dự án của bạn tuân thủ các quy định về an toàn và môi trường.
Các bước thực hiện thủ tục
Khảo sát khu vực đất định xây dựng: Trước khi bắt đầu bất kỳ dự án xây dựng nào, việc khảo sát khu vực là bước không thể thiếu. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm địa lý, môi trường và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến dự án.
Nộp hồ sơ và thời gian xét duyệt: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần nộp nó cho cơ quan quản lý địa phương. Thời gian xét duyệt thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần, tùy thuộc vào độ phức tạp của dự án và tình hình làm việc của cơ quan quản lý.
Lưu ý khi liên hệ với cơ quan chức năng: Khi tiếp xúc với cơ quan chức năng, bạn cần phải rõ ràng, trung thực và cung cấp đầy đủ thông tin. Điều này không chỉ giúp tăng cơ hội được cấp phép mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác trong tương lai.
Thủ tục xin giấy phép xây nhà nuôi yến
Theo nghị định chính phủ số 13/2020 NĐCP gần đây có quy định việc quy hoạch vùng nuôi chim yến thuộc quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Những vùng mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quy hoạch vùng nuôi chim yến thì người dân muốn xây dựng nhà yến phải xin phép mới được xây.
Còn vùng chưa quy định vùng nuôi chim yến và cũng chưa quy định cấm hay không thì người dân được quyền làm những điều mà pháp luật không cấm. Tức vẫn có thể xây nhà yến nhưng không cấp thủ tục xin phép xây dựng nhà yến.
Những vùng nằm trong quy hoạch xây nhà yến
Những nơi nào đã nằm trong vùng quy hoạch và cấm xây dựng thì Quý vị tốt nhất đừng nên cố gắng làm vì hậu quả Quý vị nhận được là vừa mất tiền mà dự án của Quý vị vẫn phải tạm dừng hoặc tệ hơn nữa là Chính quyền bắt Quý vị phải phá dỡ công trình.
Rất nhiều các dự án bên mình đã làm theo kiểu cứ làm đi rồi chính quyền xuống cho họ ít tiền họ sẽ để cho làm, những sai lầm lớn nhất là ở chỗ cứ nghĩ là cho tiền là xong và kết quả khi chính quyền xuống yêu cầu phá dỡ và chịu tiền phạt vì xây dựng trái phép. mất thêm một đống tiền để trả tiền vật liệu và thầu xây dựng
Vậy còn những nơi nằm trong quy hoạch mà không vị cấm thì Quý vị cần các thủ tục pháp lý gì để xin được giấy phép xây dựng nhà yến như thế nào? Quý vị liên hệ hotline hoặc để lại thông tin của Quý vị đội ngũ kỹ thuật của Hưng Gọi Yến sẽ liên hệ và hướng dẫn Quý vị đi khoa học và thuận lợi
Những vùng nằm ngoài quy hoạch xây nhà nuôi yến
Vậy những vùng nằm ngoài vùng quy hoạch thì sao, những nơi không có lệnh cấm, và luật không cấm thì Quý vị được quyền xây dựng, nhưng hiện tại các vùng có quy hoạch này vẫn chưa cấp được giấy phép xây dựng nhà yến mà chỉ có thể cấp giấy phép xây dựng nhà ở thôi
Tuy nhiên, nếu bạn xin được giấy phép xây dựng nhà ở thì các bước pháp lý sau Hưng sẽ hướng dẫn các bạn đi vô cùng khoa học và thuận lợi cho tương lai dài sau này nhé
Những vùng chưa có quy hoạch xây nhà yến
Vậy những vùng chưa có quy hoạch và không cấm thì Quý vị có thể xây dựng nhưng sẽ không được cấp phép xây dựng nhà yến. Nhưng tốt nhất Quý vị nên xin được giấy phép xây dựng ở những vùng này để đón đầu quy hoạch.
Cẩn thận với kiểu cứ xây nhà yến đi khỏi xin phép của xã điều này cực kỳ nguy hiểm vì khi làm xong trên đất Quý vị xây dựng không tồn tại căn nhà đó về mặt pháp lý dẫn đến không thể khai báo cho sở nông nghiệp và phòng kinh tế tỉnh.
Vậy làm sao để Quý vị biết được vị trí của Quý vị đang nằm trong vị trí nào như đã nêu trên.
Quy định về vệ sinh và phòng chống dịch bệnh
Trang phục bảo hộ và vệ sinh nhà nuôi: Trang phục bảo hộ giúp bảo vệ sức khỏe của những người làm việc trong nhà yến và đảm bảo an toàn cho chim yến. Ngoài ra, việc duy trì vệ sinh nhà nuôi là điều kiện tiên quyết để tạo ra sản phẩm yến chất lượng.
Xử lý chất thải và giám sát sức khỏe chim yến: Chất thải từ việc nuôi chim yến cần được xử lý đúng cách để đảm bảo môi trường sống lành mạnh cho chim và tránh gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, việc giám sát sức khỏe chim yến giúp phát hiện và xử lý kịp thời các dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Biện pháp phòng chống dịch bệnh: Để đảm bảo sức khỏe cho chim yến và người lao động, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh như tiêm phòng, khử trùng và vệ sinh định kỳ.
Các yếu tố cần xem xét trước khi xây nhà yến
Lập kế hoạch chi tiêu
Kế hoạch chi tiêu chi tiết là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của dự án nuôi yến, theo đánh giá riêng của tôi. Kế hoạch này cần bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc xây dựng và vận hành nhà trại yến, bao gồm:
Chi phí mua đất:
Chi phí này phụ thuộc vào vị trí, diện tích và chất lượng đất. Tốt nhất nên chọn vùng ven vừa chi phí rẻ mà môi trường sống tốt cho chim yến.
Chi phí xây dựng:
Chi phí này phụ thuộc vào diện tích, quy mô và vật liệu xây dựng.
Chi phí mua thiết bị: Chi phí này bao gồm chi phí mua máy móc, thiết bị cần thiết cho việc nuôi yến, như máy tạo ẩm, máy phun sương, máy chiếu sóng âm,…
Chi phí vận hành:
Chi phí này bao gồm chi phí điện, nước, nhân công,…
Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết giúp nhà đầu tư kiểm soát chi phí một cách hiệu quả, tránh tình trạng phát sinh chi phí ngoài dự kiến.
Tận dụng nguồn lực sẵn có
Nếu có sẵn nguồn lực đất đai, vật liệu xây dựng, nhân công,… có thể tận dụng để tiết kiệm chi phí xây dựng. Ví dụ, nếu có đất đai sẵn có, có thể tận dụng để xây dựng nhà trại yến, tránh việc phải mua đất. Nếu có sẵn vật liệu xây dựng, có thể tận dụng để giảm chi phí mua vật liệu. Nếu có sẵn nhân công, có thể tận dụng để giảm chi phí thuê nhân công.
Tìm kiếm các giải pháp tối ưu
Cần tìm kiếm các giải pháp tối ưu để tiết kiệm chi phí xây dựng, chẳng hạn như sử dụng vật liệu thay thế, thiết kế đơn giản,…
Sử dụng vật liệu thay thế: Nếu chi phí vật liệu xây dựng cao, có thể sử dụng vật liệu thay thế có chất lượng tương đương hoặc tốt hơn nhưng có chi phí thấp hơn. Ví dụ, có thể sử dụng gạch block thay cho gạch nung, sử dụng mái tôn thay cho mái ngói,…
Thiết kế đơn giản:
Thiết kế nhà trại yến đơn giản sẽ giúp giảm chi phí xây dựng. Mới kinh doanh nhà yến lần đầu thì nên thiết kế nhà trại yến có kích thước nhỏ, giảm số lượng tầng vừa giảm chi phí mà an toàn cho bạn hơn.
Lựa chọn nhà thầu uy tín
Nên lựa chọn nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình và tiết kiệm chi phí. Nhà thầu uy tín sẽ có đội ngũ nhân công chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, đảm bảo chất lượng công trình, tránh phát sinh chi phí sửa chữa sau này.
Tìm hiểu thêm:
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh yến sào tại tphcm
Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh yến sào
Kinh doanh yến sào cần giấy tờ gì?
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sơ chế đóng gói yến sào
Lựa chọn vị trí xây dựng
Cách lựa chọn địa điểm xây nhà yến sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả khi đầu tư nhà yến và chất lượng tổ yến. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố sau khi lựa chọn vị trí xây dựng nhà yến:
Khí hậu
Khí hậu là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chim yến. Chim yến thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 22 độ C đến 35 độ C, độ ẩm tương đối từ 70% đến 80%, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.500 mm. Do đó, bạn nên lựa chọn vị trí xây nhà yến ở nơi có khí hậu phù hợp với điều kiện sinh trưởng của chim yến. Khu vực phù hợp để xây nhà yến như Khánh Hòa, Phú Yên. Hai khu vực này cho chất lượng yến chuẩn xuất khẩu. Milany cũng thu mua yến sào tại 2 khu vực này.
Nguồn thức ăn
Chim yến là loài chim ăn đêm, thức ăn chính của chúng là côn trùng. Do đó, bạn nên lựa chọn vị trí xây nhà yến ở nơi có nguồn thức ăn phong phú, dồi dào cho chim yến. Các khu vực ven biển, gần sông hồ, cánh đồng,… là những nơi có nguồn thức ăn dồi dào cho chim yến.
Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh cho chim yến, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chúng. Do đó, bạn nên lựa chọn vị trí xây nhà yến ở nơi có không khí trong lành, ít ô nhiễm. Các khu vực xa các khu công nghiệp, nhà máy,… là những nơi có môi trường trong lành, ít ô nhiễm.
Tầm nhìn thoáng
Tầm nhìn thoáng giúp chim yến dễ dàng tìm thấy nhà yến. Do đó, bạn nên lựa chọn vị trí xây nhà yến ở nơi có tầm nhìn thoáng, không bị che khuất bởi các công trình cao tầng. Các khu vực có địa hình bằng phẳng, không có nhiều cây cối,… là những nơi có tầm nhìn thoáng.
Hướng nhà yến
Theo kinh nghiệm của những người nuôi yến lâu năm, hướng Đông Tây là hướng tốt nhất cho nhà yến. Hướng này đón được ánh nắng buổi sáng và chiều tối, giúp nhà yến luôn thông thoáng, mát mẻ. Hạn chế xây nhà yến theo hướng Bắc Nam, vì hướng này thường bị nắng chiếu trực tiếp vào nhà yến, gây nóng bức, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chim yến.
Pháp lý
Trước khi xây dựng nhà yến, bạn cần tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến việc xây dựng nhà yến tại địa phương. Bạn cần xin giấy phép xây dựng nhà yến từ cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, với 10 năm trong lĩnh vực phát triển nhà yến, tôi đã đúc kết, rút ra kinh nghiệm và có bài viết chia sẻ về sâu hơn về vấn đề lựa chọn vị trí. Nếu chưa biết cách tìm ra vị trí xây nhà yến phù hợp, hãy xem thêm bí kịp của tôi trong bài viết : Vị trí xây dựng nhà yến
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Muốn xuất khẩu yến sào thì cần chuẩn bị giấy phép gì?
Nhà nuôi yến có xin giấy phép xây dựng không?
Dịch vụ xin giấy cơ sở đủ điều kiện sản xuất yến sào
Cơ sở sản xuất yến sào cần giấy tờ gì?
Dịch vụ đăng ký bản cam kết attp kinh doanh yến sào các loại
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh yến sào tại Cần Thơ
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 085 3388 126
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com