Thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp

5/5 - (3 bình chọn)

Thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp

Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động việc thay đổi địa chỉ đi thuê của chi nhánh là việc rất bình thường. Mục đích thành lập chi nhánh là để công ty mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nếu công ty Thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp thì phải làm như thế nào.

Thủ tục thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp
Thủ tục thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp năm 2020

– Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

– Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT

Hồ sơ thay đổi địa chỉ chi nhánh công ty
Hồ sơ thay đổi địa chỉ chi nhánh công ty

Chi nhánh là gì?

Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

Về địa điểm được phép đặt chi nhánh, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính và có thể thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.

Vì sao cần thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp?

Có một số lý do quan trọng để thay đổi địa chỉ chi nhánh của một doanh nghiệp, bao gồm:

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
  • Phù hợp với chiến lược kinh doanh: Thay đổi địa chỉ chi nhánh có thể phù hợp hơn với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ, di chuyển đến khu vực có mật độ dân số cao hơn hoặc gần các đối tác kinh doanh quan trọng.
  • Tăng cơ hội tiếp cận thị trường: Một địa chỉ mới có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới hoặc mở rộng sự hiện diện của họ trong các khu vực chiến lược.
  • Cải thiện hạ tầng và dịch vụ: Chuyển đến một địa chỉ mới có thể mang lại cơ hội để nâng cấp hạ tầng và cải thiện dịch vụ cho khách hàng, như giao thông thuận tiện hơn, không gian làm việc rộng rãi hơn hoặc trang thiết bị hiện đại hơn.
  • Giảm chi phí hoạt động: Thay đổi địa chỉ có thể giúp giảm chi phí thuê mặt bằng hoặc chi phí vận chuyển đến các nhà cung cấp hoặc khách hàng.
  • Thích ứng với thay đổi môi trường kinh doanh: Đôi khi, một doanh nghiệp có thể cần thay đổi địa chỉ để thích ứng với thay đổi trong môi trường kinh doanh, chẳng hạn như thị trường sụt giảm hoặc sự phát triển khu vực mới.

Tuy nhiên, quyết định thay đổi địa chỉ chi nhánh cần được cân nhắc kỹ lưỡng, bao gồm việc đánh giá tác động lên khách hàng, nhân viên và hệ thống kinh doanh tổng thể.

Tư cách pháp nhân của chi nhánh doanh nghiệp

Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả tồn tại và hoạt động độc lập trước pháp luật. Căn cứ Ðiều 84 Bộ luật dân sự 2015 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

Ðược thành lập hợp pháp.

Tổ chức phải được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục tương ứng do pháp luật quy định cho loại hình tổ chức đó. Trình tự thủ tục thành lập phụ thuộc vào loại hình và mục đích hoạt động của tổ chức.

Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

Tổ chức phải được cơ cấu theo một hình thái tổ chức hoàn chỉnh. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ của tổ chức được biểu hiện thông qua ba mặt:

  • Thứ nhất, tổ chức tồn tại dưới một hình thái tổ chức nhất định phù hợp với mục đích, chức năng, lĩnh vực hoạt động của tổ chức đó. Tính tổ chức tạo sự liên kết tương đối bền vững và đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của tổ chức đó.
  • Thứ hai, tổ chức có cơ cấu hoàn chỉnh, thống nhất. Sự hoàn chỉnh về cơ cấu được hiểu là tổ chức có bộ máy làm việc tương đối hoàn bị, bao gồm đầy đủ các cơ quan tổ chức, các đơn vị chuyên môn, các bộ phận nghiệp vụ và giữa các bộ phận đó phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chịu sự lãnh đạo thống nhất từ trên xuống của ban lãnh đạo.
  • Thứ ba, tổ chức có tính độc lập về mặt tổ chức so với các cá nhân, tổ chức khác. Sự độc lập đó thể hiện ở chỗ tổ chức có cơ cấu tổ chức độc lập, tư cách chủ thể của pháp nhân độc lập với các tổ chức chủ thể khác, tổ chức có ý chí riêng và hành động độc lâp theo ý chí đó mà không phụ thuộc vào các chủ thể khác.

Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.

Tài sản của tổ chức phải hoàn toàn biệt lập, tách biệt với tài riêng của thành viên hoặc tài sản của cơ quan sáng lập tổ chức. Sự độc lập về tài sản của tổ chức thể hiện ở chế độ quản lý, kiểm soát và cơ chế thực hiện quyền làm chủ của tổ chức đối với tài sản của mình. Tổ chức có quyền dùng tài sản của mình để phục vụ cho các hoạt động của mình, đem tài sản đó để chịu trách nhiệm và thực hiện các nghĩa vụ của tổ chức và được khởi kiện để đòi lại tài sản hoặc đòi bồi thuờng thiệt hại khi tài sản đó bị xâm phạm.

Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Tổ chức bằng các điều kiện và khả năng tài sản của mình. Với tư cách pháp lí của chính mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng như gánh chịu trách nhiệm dân sự phát sinh từ đó.

Tại Khoản 1. Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:

“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.

Như vậy theo các quy định trên. Chi nhánh doanh nghiệp là tổ chức được thành lập hợp pháp. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Tuy nhiên, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, trong một số trường hợp có thể nhân danh trụ sở chính thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh đó. Do đó, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

Điều kiện thay đổi địa chỉ chi nhánh doanh nghiệp
Điều kiện thay đổi địa chỉ chi nhánh doanh nghiệp

Muốn thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp phải làm sao?

Để thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp, bạn cần tuân theo các bước sau:

  • Đánh giá và lựa chọn địa chỉ mới: Xác định địa chỉ mới phù hợp với nhu cầu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Cân nhắc các yếu tố như mật độ dân số, tiềm năng thị trường, tiện ích, giao thông và cơ sở hạ tầng.
  • Thông báo cho các bên liên quan: Thông báo cho khách hàng, đối tác, nhà cung cấp và cơ quan chính phủ về việc thay đổi địa chỉ. Sử dụng các phương tiện như email, thư tín, thông báo trên trang web, mạng xã hội hoặc điện thoại để đảm bảo thông tin đến đúng đến mọi người quan tâm.
  • Cập nhật thông tin liên hệ: Đảm bảo rằng tất cả các thông tin liên hệ của doanh nghiệp đã được cập nhật với địa chỉ mới. Các phần quan trọng bao gồm trang web, danh thiếp, bảng hiệu, bản đồ và các tài liệu marketing.
  • Thay đổi địa chỉ trên các cơ sở dữ liệu: Cập nhật địa chỉ mới trên các cơ sở dữ liệu quan trọng như cơ sở dữ liệu khách hàng, hệ thống quản lý khách hàng (CRM), danh sách địa chỉ giao hàng và các hệ thống quản lý nội bộ khác.
  • Thực hiện thủ tục pháp lý: Kiểm tra và tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến việc thay đổi địa chỉ. Điều này có thể bao gồm việc điều chỉnh hợp đồng thuê mặt bằng, thông báo thay đổi địa chỉ với các cơ quan chính phủ và cập nhật giấy phép kinh doanh.
  • Chuyển dịch vật chất và thiết bị: Lên kế hoạch và tổ chức quá trình chuyển dịch vật chất, thiết bị và hàng hóa từ địa chỉ cũ sang địa chỉ mới. Đảm bảo rằng quá trình này không gây gián đoạn quá mức đến hoạt động kinh doanh.
  • Xác định và cập nhật địa chỉ trên các kênh trực tuyến: Cập nhật địa chỉ mới trên trang web, Google Maps, bản đồ trực tuyến và các kênh truyền thông.

Thủ tục thay đổi địa chỉ khác tỉnh/thành phố chi nhánh doanh nghiệp

Thủ tục với cơ quan thuế:

  • Thông báo chuyển địa điểm;
  • Thực hiện thanh huỷ hoá đơn (nếu có đăng ký sử dụng);
  • Lập quyết toán thuế và thanh toán hết các khoản thuế còn phải nộp;
  • Lấy giấy xác nhận đã hoàn tất thủ tục chuyển mã số khỏi thành phố, sau đó đăng ký nộp thuế tại Cục thuế nơi chuyển đến.

Thủ tục thay đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh:

Doanh nghiệp thay đổi địa chỉ chi nhánh cần chuẩn bị hồ sơ và thông báo với cơ quan đăng kí kinh doanh nơi chi nhánh dự định chuyển đến.

Hồ sơ đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

  • Thông báo về thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh (Phụ lục II-13, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT)
  • Quyết định của Công ty về thay đổi địa chỉ của chi nhánh của HĐTV đối với công ty TNHH 2 TV trở lên, của HĐQT đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1 TV.
  • Biên bản họp của Công ty về thay đổi địa chỉ của chi nhánh của HĐTV đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, của HĐQT đối với công ty cổ phần. và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp dnah. Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1 TV.
  • Bản sao giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thay đổi địa chỉ chi nhánh doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Thay đổi địa chỉ chi nhánh doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Trường hợp chi nhánh hạch toán độc lập:

  • Văn bản bên thuế cung cấp: tình trạng nộp thuế của chi nhánh.
  • Thông báo về thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh (Phụ lục II-13, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT)
  • Quyết định của Công ty về thay đổi địa chỉ của chi nhánh
  • Biên bản họp của Công ty về thay đổi địa chỉ của chi nhánh.
  • Bản sao giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục thay đổi con dấu mới

Con dấu chi nhánh hiển thị nội dung thông tin địa chỉ chi nhánh, vì vậy mà khi thay đổi địa chỉ khác tỉnh, doanh nghiệp phải tiến hành khắc con dấu mới và thông báo mẫu dấu đến phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.

Thay đổi địa chỉ khác quận/huyện

Tương tự như việc thay đổi địa chỉ khác tỉnh/thành phố, chi nhánh thay đổi địa chỉ sang quận/huyện khác phải tiến hành chốt thuế với chi cục thuế đang trực tiếp quản lý và thông báo với chi cục thuế mới nơi chi nhánh dự định chuyển đến.

Chi nhánh của doanh nghiệp đang sử dụng con dấu có quận/huyện thì bắt buộc phải khắc lại con dấu. Nếu con dấu không hiển thị quận/huyện thì doanh nghiệp không phải khắc lại con dấu.

Thay đổi địa chỉ cùng quận/huyện chi nhánh

Doanh nghiệp tiến hành thay đổi địa chỉ chi nhánh trong cùng quận/huyện thì tiến hành thủ tục thông báo thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh với cơ quan đăng ký kinh doanh mà không phải thực hiện chốt thuế.

Sau khi hoàn thành thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, doanh nghiệp nộp tờ khai 08/MST (Thông tư 156/2013/TT-BTC) với chi cục thuế trực tiếp quản lý trong vòng 10 ngày sau khi thay đổi.

Thực trạng thay đổi địa chỉ chi nhánh

Việc thực hiện thay đổi địa chỉ chi nhánh có thể là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của tổ chức kinh tế, tổ chức khác. Trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích về việc thay đổi địa chỉ chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp vì đây là loại hình chi nhánh phổ biến hiện nay.

Thực tế hiện nay việc thay đổi địa chỉ chi nhánh trong quá trình hoạt động diễn ra rất phổ biến để đáp ứng nhu cầu hoạt động của các công ty. Tuy nhiên việc thay đổi địa chỉ chi nhánh tồn tại thực trạng:

Đã hoàn tất việc thay đổi địa chỉ chi nhánh trên thực tế nhưng công ty không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ chi nhánh tại cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Thực tế chi nhánh công ty đã không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký ngay từ khi thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh. Để giảm thiểu chi phí thuê mặt bằng hoạt động, nhiều công ty lựa chọn việc thuê văn phòng ảo với chi phí rẻ chỉ từ 300.000 đồng- 500.000 đồng/ tháng chỉ để treo biển chi nhánh mà không thực tế hoạt động tại địa chỉ này mà hoạt động tại địa chỉ khác không đáp ứng điều kiện để đăng ký hoạt động chi nhánh như nhà chung cư, nhà ở tập thể. Việc này tiềm ẩn rủi ro khi cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thanh kiểm tra đột xuất phát hiện không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký sẽ xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Kinh nghiệm thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp
Kinh nghiệm thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp

Trên đây là những tư vấn của Gia Minh về Thủ tục Thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp . Mong rằng sẽ gỡ bỏ mọi vướng mắc của các bạn trong việc thay đổi chi nhánh. Vui lòng gọi đến tổng đài trực tiếp của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Hướng dẫn thay đổi địa chỉ chi nhánh doanh nghiệp
Hướng dẫn thay đổi địa chỉ chi nhánh doanh nghiệp

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải

Bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh như thế nào?

Bổ sung ngành nghề kinh doanh hàng may mặc.

Hồ sơ thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Bổ sung thêm ngành nghề bán buôn nước mắm

Các trường hợp thu hồi giấy đăng ký kinh doanh

Dịch vụ thay đổi người đại diện pháp luật nhanh

Hướng dẫn thay đổi người đại diện theo pháp luật

Bổ sung ngành cho thuê xe vào đăng ký kinh doanh

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dược phẩm

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hồ sơ thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp
Hồ sơ thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo