Thành lập công ty kinh doanh ô tô

5/5 - (1 bình chọn)

Thành lập công ty kinh doanh ô tô

Ngày nay ô tô nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng lớn. Tuy nhiên so với kỳ vọng thì hiện nay tiêu thụ ô tô vẫn còn chậm; vì số người tiêu dùng chủ yếu là người có thu nhập cao. Để sở hữu 1 chiếc ô tô người tiêu dùng phải chịu rất nhiều loại thuế khác nhau. Nên vấn Thành lập công ty kinh doanh ô tô phải có kế hoạch và vốn lớn mới có thể kinh doanh trong ngành nghề này.

Kinh nghiệm chuẩn bị thông tin để thành lập công ty kinh doanh ô tô

Đặt địa chỉ và tên công ty kinh doanh ô tô

Công ty kinh doanh ô tô phải có địa chỉ chính xác ở bên trong lãnh thổ Việt Nam, không sử dụng địa chỉ ảo, địa chỉ sai. Những nơi cấm dùng làm địa điểm kinh doanh cũng không được đặt địa chỉ công ty ô tô ở đó.

Khi đặt tên cho công ty kinh doanh ô tô bạn phải lưu ý đặt đủ theo cấu trúc loại hình công ty  tên riêng. Tên riêng phải tuân thủ những quy định của pháp luật về tên công ty như không giống hay trùng lặp, không gây nhầm lẫn, không có từ ngữ thiếu văn hóa. (Tham khảo thêm: Cách đặt tên công ty).

Thành lập công ty kinh doanh ô tô
Thành lập công ty kinh doanh ô tô

Chọn người đại diện pháp luật và chọn ngành nghề kinh doanh cho công ty

Doanh nghiệp kinh doanh ô tô hãy chọn một người có kinh nghiệm, có khả năng để làm người đại diện pháp luật cho công ty. Ngoài ra, người đại diện là người có trọng trách quan trọng đối với công ty, nên hãy chọn người không vi phạm những quy định về người đại diện theo pháp luật).

Kinh nghiệm lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Xác định loại hình doanh nghiệp: Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần

Xác định Tên doanh nghiệp: cần tuân thủ các quy định tại Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐchi phí. Đặc biệt lưu ý những điều cấm tại điều 38, Luật Doanh nghiệp 2020.

Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.

Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Kinh nghiệm lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Công ty ô tô phải thực hiện chọn mã ngành nghề cùng ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục đích kinh doanh của công ty ô tô. (Tham khảo thêm: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh.và Quy định về ngành nghề kinh doanh).

Ngoài ra, đối với những ngành nghề có yêu cầu về điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp phải tuân thủ những điều kiện đó, nhưng nếu không có yêu cầu thì doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động ngay khi có giấy phép kinh doanh. (Tham khảo thêm: Quy định về ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện).

 

Mã ngành

Tên ngành nghề

8299

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu

Chi tiết:

 

Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

4530

Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác

4520

Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác           

4511

Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác

4541

Bán mô tô, xe máy  

4512

Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống)       

4513

Đại lý ô tô và xe có động cơ khác

7710

Cho thuê xe có động cơ      

4542

Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy

4543

Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy

 

Thủ tục thành lập công ty mua bán ô tô, xe máy.

Để tiến hành mua bán ô tô, xe máy thì cá nhân, tổ chức cần phải tiến hành thành lập doanh nghiệp để bảo đảm quyền và lợi ích của mình. Bên cạnh đó thì cũng thuận tiện trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tiếp cận được nhiều thị trường mới hơn. Vậy thì để tiến hành thành lập công ty mua bán ô tô, xe máy thì các bạn cần phải tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy thuộc vào loại hình công ty mà bạn muốn thành lập là gì mà có những quy định khác nhau về hồ sơ thành lập. Hồ sơ thành lập đối với các loại hình doanh nghiệp được quy định cụ thể tại các điều 19, điều 20, điều 21 và điều 22 của Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó thì bạn cần phải chuẩn bị một số giấy tờ cơ bản như sau:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; điều lệ công ty; danh sách thành viên; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên; bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

 Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; điều lệ công ty; danh sách thành viên; bản sao các giấy tờ như (giấy tờ pháp lý cả cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư)

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư.

Sau khi nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư thì Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận và đưa giấy hẹn cho người nộp hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc thì Phòng Đăng ký kinh doanh trả lời người nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ, thông báo về việc thay đổi bổ sung hồ sơ nếu như có thay đổi

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc thì Phòng Đăng ký kinh doanh tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp.

Khắc con dấu.

Tiến hành kê khai thuế.

Như vậy thì khi bạn muốn thành lập công ty mua bán ô tô, xe máy thì bạn cần phải tiến hành xin giấy phép kinh doanh. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn đăng ký là gì mà bạn có thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân mình.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô

Thẩm quyền: Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.

Thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô: 01 bản chính;

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;

Danh mục các thiết bị dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô đồng bộ theo hướng dẫn nêu trên: 01 bản sao;

Hồ sơ thuyết minh và thiết kế mặt bằng khu vực sản xuất và nhà xưởng: 01 bản sao;

Hồ sơ thuyết minh và thiết kế đường thử ô tô: 01 bản sao;

Bằng cấp chuyên môn của người phụ trách kỹ thuật các dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô: 01 bản sao;

Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện như mục điều kiện nêu trên: 01 bản sao;

Tài liệu chứng minh đủ điều kiện an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật: 01 bản sao.

Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô:

Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo cụ thể thời gian tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.

Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá chưa đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra, Bộ Công Thương thông báo để doanh nghiệp hoàn thiện;

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô được cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế đạt yêu cầu. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác.

Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô

Điều kiện thành lập công ty sản xuất lắp ráp ô tô
Điều kiện thành lập công ty sản xuất lắp ráp ô tô

Kiểm tra, giám sát định kỳ

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô trên phạm vi toàn quốc theo định kỳ 24 tháng.

Kiểm tra đột xuất

Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra đột xuất doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong các trường hợp sau:

Nhận được thông tin phản ánh có căn cứ về việc doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này;

Có văn bản yêu cầu của cơ quan chức năng.

Nội dung kiểm tra: Đánh giá việc duy trì hoạt động và các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo các nội dung đăng ký và đã được chứng nhận, gồm: Kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra cơ sở vật chất, kiểm tra các dây chuyền công nghệ và kiểm tra việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này.

Các nội dung kiểm tra phải được lập thành Biên bản (Theo mẫu). Trong trường hợp phát hiện sai phạm, Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền liên quan xử lý theo quy định.

Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô

Duy trì các điều kiện kinh doanh và bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng, triệu hồi ô tô và thu hồi ô tô thải bỏ theo quy định tại Nghị định này.

Chấp hành việc kiểm tra, giám sát định kỳ, kiểm tra đột xuất của cơ quan có thẩm quyền.

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 hoặc tương đương vào quá trình sản xuất trong thời hạn 12 tháng kể từ khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.

Cung cấp cho người mua các tài liệu, giấy tờ sau:

Tài liệu hướng dẫn sử dụng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô bằng tiếng Việt;

Sổ bảo hành nêu rõ các thông tin về thời hạn và điều kiện bảo hành; chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng; địa chỉ cơ sở bảo hành, bảo dưỡng và các thông tin cần thiết khác phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng.

Báo cáo Bộ Công Thương tình hình sản xuất, lắp ráp ô tô trước ngày 30 tháng 01 hàng năm (Theo mẫu) hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương.

Thành lập công ty kinh doanh ô tô là vấn đề không đơn giản vì đây là ngành nghề ngoài vốn hóa rất lớn còn phải kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của nhà nước.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục mở gara ô tô 

Điều kiện thành lập công ty lắp ráp ô tô 

Thành lập hộ kinh doanh gara ô tô 

Công bố dung dịch làm sạch nội thất ô tô 

Xin giấy phép kinh doanh vận tải ô tô tại tphcm 

Thủ tục thành lập công ty lắp ráp ô tô chi tiết

Thủ tục cho công ty thuê xe ô tô như thế nào 

Điều Kiện Thành Lập Công Ty Sản Xuất, Lắp Ráp Ô Tô

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo