Kế toán dịch vụ vận tải là gì

1/5 - (1 bình chọn)

Kế toán dịch vụ vận tải là gì

Kế toán dịch vụ vận tải là một khía cạnh quan trọng trong ngành vận tải và kinh doanh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm này, tại sao nó quan trọng và cách nó hoạt động. Chúng tôi sẽ khám phá từng khía cạnh của kế toán dịch vụ vận tải là gì, từ khái niệm cơ bản đến vai trò quan trọng của nó trong quản lý tài chính của doanh nghiệp vận tải.

Hướng dẫn hạch toán kế toán Công ty dịch vụ vận tải
Hướng dẫn hạch toán kế toán Công ty dịch vụ vận tải

Kế toán vận tải tàu biển 

Kế toán vận tải tàu biển là quá trình ghi chép, phân loại và phân tích thông tin tài chính liên quan đến hoạt động vận tải tàu biển. Nó bao gồm việc quản lý chi phí vận chuyển, doanh thu từ các hợp đồng vận tải, cân đối tài khoản và lập báo cáo tài chính. Kế toán vận tải tàu biển cũng đòi hỏi hiểu biết về các quy định liên quan đến vận tải và hải quan. Điều này đảm bảo việc quản lý tài chính được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả trong ngành vận tải tàu biển.

Nhiệm vụ của kế toán chuyên ngành vận tải biển

  • Nhập chứng từ chi hộ vận tải, làm hàng logistic.
  • Nhập sổ theo dõi vận chuyển hàng hóa.
  • Lập sổ, theo dõi kế toán nội bộ trong công ty.
  • Theo dõi được doanh thu, chi phí, lãi lỗ từng thuyền.
  • Đối với hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa: Theo dõi lịch trình, thời gian bảo dưỡng của từng thuyền. Chi phí từng lần sửa chữa.
  • Theo dõi doanh thu, chi phí, lỗ lãi của từng mảng kinh doanh.
  • Theo dõi lịch trình, thời gian bảo dưỡng, chi phí bảo dưỡng của từng thuyền.
  • Hỗ trợ các thủ tục: Hải quan, kho bãi, cảng vụ…
  • Quản lý giám sát việc vận chuyển hàng hóa bằng sổ sách và thực tế.
  • Làm báo cáo, theo dõi công nợ.
  • Quản lý, làm việc với các đối tác vận tải;
  • Lập Kế hoạch, điều độ vận tải;
  • Lập bảng kê vận chuyển, xuất hóa đơn, theo dõi thu hồi công nợ.
  • Lập bảng tính lương thuyền viên hàng tháng.

Kế toán dịch vụ vận tải là gì?

Kế toán dịch vụ vấn tải là thực hiện các nghiệp vụ kế toán liên quan đến hoạt động vận tải cho tổ chức, doanh nghiệp. Dịch vụ kế toán sẽ giải quyết hết những công việc liên quan đến tính giá thành của dịch vụ vận tải đường bộ, đặc biệt là ô tô và các dịch vụ vận tải khác…. một cách chính xác và đúng luật.

Hạch toán kế toán công ty vận tải

Hạch toán kế toán công ty vận tải là quá trình ghi nhận, phân loại và phân tích các giao dịch tài chính trong ngành vận tải. Điều này bao gồm việc hạch toán doanh thu, chi phí vận chuyển, chi phí duy trì tàu và xe, quản lý tài sản cố định, và các khoản nợ, công nợ. Hạch toán kế toán công ty vận tải giúp cung cấp thông tin tài chính chính xác và đáng tin cậy, hỗ trợ quản lý hoạt động và đưa ra quyết định chiến lược cho công ty vận tải.

Phương pháp tập hợp chi phí giá thành của dịch vụ vận tải

Để tập hợp chi phí vận tải đường bộ cho đối tượng tập hợp chi phí, kế toán có thể lựa chọn sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp hoặc phương pháp phân bố gián tiếp. Trường hợp sử dụng phương pháp phân bố gián tiếp thì tiêu chuẩn phân bố hợp lý đối với dịch vụ vận tải đường bộ thường là tổng chi phí trực tiếp (gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) hoặc phân bố theo tiêu chuẩn doanh thu vận tải đường bộ.

Về mặt lý thuyết có thể lựa chọn mỗi nội dung chi phí một tiêu chuẩn phân bố khác nhau, vì mỗi nội dung chi phí có tính chất, tác dụng không giống nhau nên không lựa chọn một tiêu chuẩn phân bố chung. Tuy nhiên việc làm này rất phức tạp và có thể không đạt hiệu quả mong muốn. Vì vậy, để đơn giản quá trình tính toán, thường sử dụng một tiểu chuẩn phân bố chung cho tất cả các khoản mục chi phí thuộc loại phân bố gián tiếp.

Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành

Đối với doanh nghiệp vận tải, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành thường là số km, tấn/km chạy được trong kỳ của từng xe, hay đội xe, tuyến xe…

Yêu cầu chung đối với kế toán dịch vụ vận tải.

Ngoài những công việc căn bản mà 1 kế toán phải thực hiện thì trong đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải thì kế toán cần phải chú ý tới những mục sau.

  • Trong hoạt động  vận tải: Trên từng đầu xe kế toán phải theo dõi được doanh thu, chi phí, lãi lỗ.
  • Trong hoạt động kinh doanh phương tiện vận tải: Trên từng loại phương tiện mà đơn vị kinh doanh kế toán phải theo dõi được doanh thu, giá vốn, lãi lỗ
  • Trong hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa: cần phải theo dõi lịch trình, thời gian, chi phí cho từng lần sửa chữa, từng xe
  • Trong các mảng kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa,… phải theo dõi doanh thu, chi phí, lỗ lãi.

Hướng dẫn cách lập định mức nhiên liệu trong đơn vị kinh doanh vận tải

Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty dịch vụ vận tải
Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty dịch vụ vận tải

Đặc điểm công ty dịch vụ vận tải mà kế toán cần nắm

Trong lĩnh vực vận tải, chi phí nhiên liệu chiếm phần lớn trong giá thành, việc xác định chi phí nhiên liệu trong tổng thể giá thành rất quan trọng khi Quyết toán thuế. Về tỷ lệ chi phí nhiên liệu so với doanh thu thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
  • Phương tiện: Loại xe, tải trọng, năm sản xuất, nước sản xuất.
  • Cung đường vận tải: Đồng bằng, miền núi,…
  • Cự ly vận chuyển.
  • Khối lượng hàng hóa vận chuyển.    
  • Tính chất hàng hóa vận chuyển (Vận chuyển gỗ nhưng gỗ tròn sẽ khác với gỗ kiện hay gỗ xẻ thành phẩm, vận chuyển hàng đông lạnh, tươi sống khác với hàng khô;…).

Khi tiến hành lập định mức nhiên liệu, vật liệu cho 1 phương tiện vận tải, thường căn cứ vào chính bản thân phương tiện đó và tính chất của cung đường mà trên đó, phương tiện này thực hiện vận chuyển. 

Khi một phương tiện vận tải thực hiện công việc vận chuyển, căn cứ vào cự ly vận chuyển, khối lượng và tính chất hàng hóa vận chuyển, kết hợp với định mức nhiên liệu đã có. Tính ra được lượng nhiên liệu mà phương tiện này sử dụng để thực hiện công việc, và lượng nhiên liệu đó là một phần trong giá thành cung cấp dịch vụ vận tải. Cự ly vận chuyển, khối lượng hàng vận chuyển, tính chất hàng vận chuyển được căn cứ từ hóa đơn đầu ra xuất cho khách hàng.

Yêu cầu đối với công việc kế toán DN vận tải trong nước

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của kế toán là theo dõi doanh thu, chi phí, lỗ lãi của từng mảng kinh doanh.

  • Đối với hoạt động vận tải: Theo dõi được doanh thu, chi phí, lãi lỗ từng đầu xe.
  • Đối với hoạt động kinh doanh phương tiện vận tải: Theo dõi được doanh thu, giá vốn và lãi lỗ từng phương tiện kinh doanh.
  • Đối với hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa: Theo dõi lịch trình, thời gian bảo dưỡng của từng xe, chi phí từng lần sửa chữa.

Tài khoản và theo dõi chi phí trong doanh nghiệp vận tải

Danh mục tài khoản: Thực hiện hạch toán chi phí, tính giá thành ở TK 154

Đối tượng chi phí: Theo dõi theo từng đối tượng chi phí hoặc đầu xe, hợp đồng hay mảng kinh doanh.

Nghiệp vụ vận tải

Ghi nhận chi phí trực tiếp

Chi phí xăng/dầu xe

  • Nhân viên lái xe nộp các phiếu mua xăng/dầu cho phòng kế toán khi kết thúc ca hoặc định kỳ.
  • Đơn vị cung cấp xăng/dầu gửi bảng kê tiền xăng từng ngày theo từng đầu xe.
  • Phòng kế toán kiểm tra đối chiếu với bảng kê, đối chiếu với số xăng/dầu tiêu hao của từng xe trên cơ sở định mức tiêu hao nhiên liệu và quãng đường.

Hạch toán chi phí xăng: 

Nợ TK 154

Có TK 331, 111, 112 (Chi tiết cho từng đầu xe, hay từng hợp đồng).

Ngoài chi phí nhiên liệu chính, ta còn nhiên liệu phụ là dầu mỡ nhờn, dầu thắng,… các loại này thường được thay thế định kỳ (Trong điều kiện bình thường là 01 tháng và cũng có thể là sau một số chuyến cụ thể); Tùy thuộc vào từng loại xe mà khối lượng thay thế cũng khác nhau, bao nhiêu thì cần phải có tư vấn của bộ phận kỹ thuật hay lái phụ xe. 

Chi phí lương lái xe 

  • Tiền lương lái phụ xe, tùy thuộc vào mỗi đầu phương tiện, cung đường vận chuyển, cự ly vận chuyển và tính chất hàng hóa vận chuyển mà mỗi đầu phương tiện có thể có 1, 2 hoặc 3 người đi kèm (2 lái, 1 phụ, hoặc cả 3 lái xe).
  • Kế toán xác định doanh thu khi lái xe kết thúc ca.
  • Kế toán đối chiếu với bảng định mức doanh thu để tính lương cho từng ca. Bảng định mức doanh thu để tính lương. Có thể tính trực tiếp tiền lương của từng lái xe, hoặc phân bổ nếu không tính lương trực tiếp cho từng lái xe được.

Hạch toán lương lái xe: 

Nợ TK 154/

Có TK 334 (Chi tiết cho từng đầu xe và nhân viên lái xe).

Chi phí sản xuất chung

  • Nếu ít có thể ghi hết vào giá thành, nếu lớn thì phân bổ theo nhiên liệu sử dụng.
  • Chi phí săm lốp (Nếu có): Cũng phải được định mức (Theo số Km vận chuyển).
  • Các khoản chi mua vật tư, phụ tùng thay thế, sửa chữa thường xuyên phương tiện.
  • Các khoản chi bảo trì, bảo dưỡng (Khăn lau, xà phòng, xăng/dầu, các hóa chất,…).
  • Các khoản phí, lệ phí: Giao thông, đường bộ, bến bãi, đăng kiểm, bảo hiểm,…
  • Tiền lương bộ phận kỹ thuật, bộ phận điều độ.
  • Chi phí dụng cụ, đồ nghề cho xưởng sửa chữa, cho bộ phận kỹ thuật.
  • Chi sửa chữa thường xuyên cho nơi đậu đỗ phương tiện, xưởng sửa chữa.
  • Chi phí khấu hao.

Hạch toán chi phí 

Nợ TK 154

Có TK 111, 112 (Chi tiết theo từng đầu xe, nhân viên lái xe).

Việc sửa chữa, thay thế thiết bị cũng được theo dõi theo từng đầu xe và quãng đường thực hiện để tính định mức thay thế lốp, phụ tùng khác cho từng xe.

Chi phí khấu hao

Hạch toán trực tiếp cho từng xe, hoặc phân bổ cho từng hợp đồng.

Nợ TK 154

Có TK 214 (Chi tiết theo từng đầu xe, nhân viên lái xe).

Chi phí khác

Hạch toán 

Nợ TK 642, 641

Có TK 111, 112 (Chi tiết theo từng đầu xe, nhân viên lái xe, hay phân bổ cho từng hợp đồng).

Ghi nhận doanh thu trực tiếp

Phòng kế toán căn cứ vào Bảng lịch trình xe (Đã được duyệt) để lập bảng kê chi tiết doanh thu và thu tiền của nhân viên lái xe.

Hạch toán: 

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 513, 3331 (Chi tiết cho từng xe, từng hợp đồng).

Ghi nhận chi phí gián tiếp và phân bổ

Các chi phí gián tiếp bao gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN (Hạch toán thông thường) => Không ghi nhận chi tiết.

Phân bổ cho từng mảng kinh doanh, từng xe để xác định lãi lỗ của từng mảng kinh doanh, từng hợp đồng, hoặc từng đầu xe.

Xác định kết quả kinh doanh

Căn cứ vào doanh thu, chi phí trực tiếp hoặc chi phí phân bổ của từng đầu xe, từng hợp đồng hay mảng doanh thu để tính toán:

Lãi,  lỗ = Doanh thu – Chi phí trực tiếp – Chi phí phân bổ

Nghiệp vụ sửa chữa, bảo dưỡng

Sửa chữa bảo dưỡng cho đối tượng trong DN

Doanh thu, chi phí chi tiết từng đầu xe, nhân viên lái xe.

Chi phí phụ tùng sửa chữa:

Khi mua về nhập kho, ghi: 

Nợ TK 152

Có TK 331, 111, 112

Khi xuất dùng, ghi: 

Nợ TK 154

Có TK 152

Chi phí lương cho nhân viên sửa chữa: 

Nợ TK 154/

Có TK 334

Chi phí khác:

Nợ TK 642 

Có TK 331, 111, 112

Doanh thu: 

Nợ TK 131, 111, 112

Có TK 512 (Chi tiết từng xe, nhân viên sửa chữa)

Sửa chữa, bảo dưỡng cho đối tượng ngoài DN

Doanh thu, chi phí chi tiết từng đầu xe, nhân viên lái xe

Chi phí phụ tùng sửa chữa:

Khi mua về nhập kho, ghi: 

Nợ TK 152/

Có TK 331, 111, 112

Khi xuất dùng, ghi: 

Nợ TK 154

Có TK 152

Chi phí lương cho nhân viên sửa xe: 

Nợ TK 154

Có TK 334

Chi phí khác: 

Nợ TK 642 

Có TK 331, 111, 112

Doanh thu: 

Nợ TK 131, 111, 112

Có TK 513,3331 (Chi tiết từng xe, nhân viên sửa chữa)

Hạch toán một số nghiệp vụ chính:

Mua xăng dầu, nhiên liệu, ghi:

Nợ TK 152

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

Xuất kho nhiên liệu cho xe, ghi:

Nợ TK 621 (Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC là TK 1541)

Có TK 152

Trường hợp khoán nhiên liệu cho lái xe:

Khi ứng tiền cho lái xe mua nhiên liệu, ghi:

Nợ TK 141

Có TK 111

Cuối kỳ thanh lý Hợp đồng khoán, ghi:

Nợ TK 621

Nợ TK 133

Có TK 141

Kết chuyển toàn bộ chi phí nhiên liệu trong kỳ, ghi:

Nợ TK 154 (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Có TK 621

Nợ TK 154 (Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)

Có TK 152

Chi phí nhân công

Tính lương lái xe, ghi:

Nợ TK 622 (TK 15412)

Có TK 334

Trích BHXH, BHYT, BHTN, ghi:

Nợ TK 622 (TK 15412)

Có TK 3383

Có TK 3384

Có TK 3388

Trả lương, ghi:

Nợ TK 334

Có TK 1111, 112

Chi phí khấu hao phương tiện (Khấu hao TSCĐ):

Nợ TK 627 (Nợ TK 15413)

Có TK 214

Chi phí khác:

Nợ TK 627 (Nợ TK 15418)

Có TK 111, 112, 331

Trích trước chi phí săm lốp:

Khi mua hoặc sửa lốp, ghi:

Nợ TK 242

      Có TK 111, 112

Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Nợ TK 642

Nợ TK 1331

      Có TK 111, 112

Doanh thu:

Khi xuất hóa đơn GTGT cho khách, ghi:

Nợ TK 131, 111, 112

Có TK 511

Có TK 3331

Nếu có chiết khấu, giảm giá, ghi:

Nợ TK 521

Nợ TK 3331

Có TK 111, 112, 131

Cuối kỳ kết chuyển

Kết chuyển chi phí vào giá vốn, ghi:

Nợ TK 154 (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Có TK 621

Có TK 622

Có TK 627

Nợ TK 154 (Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)

Nợ TK 632: Kết chuyển giá vốn

Có TK 154

Kết chuyển cuối kỳ, ghi: 

Nợ TK 911

Có TK 632

Kết chuyển doanh thu, ghi:

Nợ TK 511

Có TK 911

Kết chuyển chi phí quản lý DN, ghi:

Nợ TK 911

Có TK 642

Xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Lỗ : Nợ TK 421/Có TK 911

Lãi: Nợ TK 911/Có TK 421.

Tổng hợp các công việc của kế toán doanh nghiệp vận tải
Tổng hợp các công việc của kế toán doanh nghiệp vận tải

kế toán dịch vụ vận tải là gì cụ thể như một phần không thể thiếu trong ngành vận tải. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các doanh nghiệp vận tải hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận. Bằng cách theo dõi, ghi chép và phân tích tất cả các khía cạnh tài chính liên quan đến vận tải, nó giúp quản lý tài chính một cách hiệu quả hơn.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Những vấn đề cần nắm rõ về báo cáo tài chính

Hướng dẫn chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh

Dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm uy tín giá rẻ

Thuế môn bài là gì? cách nộp thuế và thời hạn nộp thuế môn bài

Khác nhau giữa báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo