Tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam

Rate this post

Tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam

Tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam do Gia Minh thực hiện nhanh chóng uy tín chất lượng trên toàn quốc.

Đến với Gia Minh khách hàng hoàn toàn yên tâm khi trao dịch vụ tạm ngừng kinh doanh cho chúng tôi.

Thủ tục Tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam
Thủ tục Tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp.

Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Lý do tạm ngừng kinh doanh

Lý do tạm ngừng kinh doanh có thể khác nhau tùy thuộc vào tình huống và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một số lý do phổ biến mà một doanh nghiệp có thể quyết định tạm ngừng hoạt động:

Cần tái cấu trúc doanh nghiệp: Tạm ngừng kinh doanh có thể là phần của quá trình tái cấu trúc toàn bộ hoặc một phần của công ty. Điều này có thể bao gồm việc thay đổi mô hình kinh doanh, tách ra các đơn vị kinh doanh không hiệu quả hoặc đầu tư vào các lĩnh vực mới.

Vấn đề tài chính: Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng, tạm ngừng kinh doanh có thể là một biện pháp tạm thời để giảm thiểu tổn thất hoặc tìm kiếm các giải pháp tài chính.

Thị trường không thuận lợi: Khi thị trường hoạt động không thuận lợi, ví dụ như suy thoái kinh tế, sự biến động lớn trong ngành nghề hoặc thay đổi trong yêu cầu của khách hàng, một doanh nghiệp có thể quyết định tạm ngừng kinh doanh cho đến khi tình hình cải thiện.

Sự kiện bất ngờ: Một số sự kiện bất ngờ, chẳng hạn như thiên tai, hỏa hoạn, hoặc dịch bệnh, có thể buộc một doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho nhân viên và tài sản.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Điều chỉnh chiến lược: Khi một doanh nghiệp quyết định thay đổi hướng đi hoặc tập trung vào các dự án mới, tạm ngừng kinh doanh có thể được sử dụng để chuyển đổi và thích ứng với chiến lược mới.

Lưu ý rằng đây chỉ là một số lý do thông thường và không bao hàm tất cả các trường hợp. Quyết định tạm ngừng kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố và phải được xem xét cẩn thận theo tình huống cụ thể của mỗi doanh nghiệp.

Có phải quyết toán thuế khi tạm ngừng kinh doanh không?

Theo Điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định:

“đ) Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.”

Tức là:

Nếu tạm ngừng kinh doanh tròn năm dương lịch hoặc năm tài chính, không phát sinh nghĩa vụ thuế thì thì KHÔNG phải nộp hồ sơ quyết toán thuế (báo cáo tài chính, tờ khai quyết toán thuế TNDN,…)

Nếu tạm ngừng không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn PHẢI nộp hồ sơ quyết toán thuế (tờ khai thuế, báo cáo tài chính,…)

Ví dụ 1: Ngày 20/12/2023 Công ty Gia Minh làm văn bản thông báo tạm ngừng kinh doanh kể từ ngày 01/01/2024 – 31/12/2024 thì công ty Gia Minh không phải nộp BCTC, tờ khai quyết toán thuế năm 2024. Vì thời gian tạm ngừng kinh doanh trọn năm tài chính hoặc dương lịch.

Ví dụ 2: Ngày 20/12/2023 công ty B làm văn bản thông báo tạm ngừng kinh doanh kể từ ngày 01/01/2024 – 31/07/2024 thì công ty B phải nộp BCTC, tờ khai quyết toán thuế năm 2024. Vì thời gian tạm ngừng kinh doanh không trọn năm.

Ví dụ 3: Ngày 20/02/2023 công ty C làm văn bản thông báo tạm ngừng kinh doanh kể từ ngày 01/03/2023 – 28/02/2024 thì công ty C phải nộp BCTC, tờ khai quyết toán thuế năm 2023 và 2024.

Thời gian Tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam

Căn cứ khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như sau:

Đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

Hồ sơ doanh nghiệp cần cung cấp khi tạm ngừng kinh doanh

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần

  • Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;
  • Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc tạm ngừng kinh doanh;
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục (nếu không tự thực hiện);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có).

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH

  • Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;
  • Quyết định và bản sao biên bản họp của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh (đối với công ty TNHH một thành viên);
  • Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên);
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục (nếu không tự thực hiện được);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có).

Theo đó, thời hạn tạm ngừng kinh doanh mỗi lần tối đa là một năm. Nếu địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì sau khi hết thời hạn đã thông báo thì vẫn có thể thông báo về việc việc tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Số lần thông báo tạm ngừng liên tiếp là không hạn chế.

Theo đó, khi đơn vị tạm ngừng kinh doanh thì phải làm thủ tục thông báo. Trách nhiệm thông báo thuộc về doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh. Và thực hiện thông báo chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Bên cạnh đó, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có thể yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020.

Trình tự thực hiện tạm ngừng kinh doanh

Để tạm ngừng kinh doanh trọn gói bạn cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Cá nhân, tổ chức: Soạn thảo các hồ sơ; tài liệu theo quy định. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có 1 phần quan trọng; là lý do tạm ngừng kinh doanh; thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính; và không thể tiếp tục hoạt động.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, cá nhân; tổ chức nộp trực tuyến tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ; xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết; và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ; trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ

Tìm hiểu thêm:

Các bước giải thể công ty

Quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH một thành viên

Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ (bản cứng); giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung; doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi; bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký.

Lưu ý: Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty chỉ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư và KHÔNG phải nộp tại cơ quan thuế đang quản lý thuế của Doanh nghiệp.

Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo; mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại; doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng; hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

Điều kiện

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ của nhà nước, thanh toán các khoản nợ với nhà cung cấp, BHXH, lương còn nợ của người lao động.

Doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh trước 20 ngày tại sở kế hoạch đầu tư.

Theo nghị định 01/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh nhiều năm liên tiếp.

Về chính sách thuế

Đối với thuế môn bài:

Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai môn bài và thuế môn bài trong trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trọn năm tài chính.

Nếu DN tạm ngừng kinh doanh không trọn năm tài chính thì vẫn phải nộp tờ khai và lệ phí môn bài

Đối với thuế GTGT

Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế GTGT và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong thời gian tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam

Về báo cáo tài chính

Tại điểm d, khoản 1. Điều 10 thông tư 156/2013/TT-BTC thì trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trọn năm tài chính thì không phải nộp báo cáo tài chính hồ sơ quyết toán thuế. Nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm tài chính thì vẫn phải nộp BCTC, hồ sơ quyết toán thuế

Bảng giá tại Quảng Nam

Chi phí Tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam
Chi phí Tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam

Quy định điều chỉnh thủ tục đăng ký hoạt động trở lại sau tạm ngừng

Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020.

Theo đó Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh  tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Như vậy công ty khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh đăng ký hoặc đang trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh nhưng chủ doanh nghiệp mong muốn đăng ký hoạt động kinh doanh trở lại hoặc doanh nghiệp bạn cần thay đổi đăng ký kinh doanh thì làm thủ tục thông báo hoạt động kinh doanh trở lại.

Hồ sơ thông báo hoạt động trở lại sau khi đã tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

Thông báo về việc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo;

Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật;

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu  còn hiệu lực.

Thẩm quyền tiếp nhận thông báo hoạt động trở lại

Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký. Đây cũng là có quan có thẩm quyền đẩy thông tin sang cơ quan quản lý thuế để cơ quan này khôi phục trạng thái mã số thuế doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện thêm các thủ tục về thuế trong việc thông báo hoạt động trở lại.

Thực tế có những doanh nghiệp khi tạm ngừng chỉ nộp thông báo tạm ngừng hoạt động cho cơ quan thuế, không làm thủ tục trên phòng ĐKKD, khi đó doanh nghiệp cần trao đổi với cơ quan thuế để làm rõ việc cần làm khi đăng ký hoạt động trở lại, bởi phòng ĐKKD sẽ không tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động trở lại của doanh nghiệp.

Các câu hỏi thường gặp khi tạm ngừng kinh doanh

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh là gì?

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh là trạng thái mà doanh nghiệp hoặc tổ chức ngừng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tạm thời. Thông thường, lý do để tạm ngừng kinh doanh có thể là để thực hiện bảo trì, nâng cấp, hoặc tái cấu trúc. Trong một số trường hợp, tạm ngừng kinh doanh có thể do các vấn đề tài chính hoặc pháp lý. Khi một doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, thông tin cập nhật về thời gian hoạt động trở lại và lý do tạm ngừng kinh doanh sẽ được cung cấp cho khách hàng và đối tác liên quan.

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh ở đâu tốt?

Công ty Gia Minh được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về quy trình pháp lý, Gia Minh cam kết mang lại giải pháp chuyên nghiệp và hiệu quả. Bên cạnh đó, Gia Minh còn có đội ngũ hỗ trợ khách hàng tận tình, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ, từ đó tạo ra sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng.

Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

Thời hạn tối đa doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh là không được quá 1 năm. Đồng thời, tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 2 năm.

Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?

Doanh nghiệp nợ thuế vẫn được làm hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, nhưng phải đảm bảo thanh toán đủ số thuế còn nợ trong thời gian tạm ngừng kinh doanh.

Quá 2 năm tạm ngừng kinh doanh nhưng vẫn muốn tạm ngưng tiếp tục thì làm thế nào?

Theo quy định, tổng thời gian tối đa doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 2 năm. Quá thời hạn trên, nếu doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải quay lại hoạt động trong thời gian ngắn, sau đó mới có thể tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.

Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?

Tùy vào định hướng của mỗi doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp vẫn chưa có quyết định về việc giải thể thì có thể thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh trước. 

Dịch vụ Tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam
Dịch vụ Tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam

DANH SÁCH BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đăng ký mã vạch tại tphcm

Các loại hình doanh nghiệp

Dịch vụ thành lập công ty

Thành lập văn phòng đại diện tại TPHCM

Mẫu đơn xin giấy phép tư vấn du học

Bảng kê khai cơ sở vật chất – kỹ thuật

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh trọn gói tại Quảng Nam

Cần tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Nam

Thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Quảng Nam

Tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tại Quảng Nam

 

 

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo