Quy trình mở cửa hàng kinh doanh thủy hải sản khô
Quy trình mở cửa hàng kinh doanh thủy hải sản khô là vấn đề được nhiều người quan tâm đến lĩnh vực thủy hải sản khô tìm hiểu. Bởi tất cả các hoạt động kinh doanh đều cần phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước. Hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để có được những kiến thức cần thiết, và sự chuẩn bị chu đáo trước khi bạn bước vào kinh doanh.
Những điều cần biết khi chuẩn bị mở cửa hàng kinh doanh thủy hải sản khô
Khảo sát thị trường nhu cầu khách hàng
Để bắt đầu kinh doanh bất cứ mặt hàng gì thì bước đầu tiên cần là đó là tiến hành nghiên cứu thị trường. Và xác định khách hàng mục tiêu. Nên bắt đầu từ những người thân cận xung quanh như gia đình, người thân, bạn bè,.. họ sẽ cho bạn những câu trả lời đầy đủ và nhanh chóng nhất. Sau đó, bạn cần mở rộng khảo sát với những người xung quanh hoặc tìm hiểu qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.
Khi đã có một số liệu tương đối rõ ràng bạn sẽ có được câu trả lời cho nhu cầu khách hàng. Nắm được nhu cầu khách hàng, tức bạn nắm được mấu chốt trong kinh doanh. Bởi từ đó bạn sẽ xác định được bạn kinh doanh mặt hàng gì, chất lượng tầm nào, giá cả ra sao.
Lập kế hoạch kinh doanh
Khi mở cửa hàng đại lý hải sản khô thì bạn cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh của mình. Và để làm được điều này. Bạn nên lập kế hoạch kinh doanh cụ thể. Nêu rõ chi phí kinh doanh, mặt hàng, chủng loại hàng kinh doanh, phương hướng, kinh nghiệm kinh doanh.
Xác định xem các mặt hàng hải sản khô nào bán chạy hay nhập hàng hải sản khô ở đâu thì chất lượng, giá cả hợp lý. Ngoài ra, hãy xây dựng các phương án kinh doanh đơn giản. Tìm cách kinh doanh hải sản khô hiệu quả. Hay tham khảo thêm kinh nghiệm bán hàng hải sản khô tư người đi trước. Để rút ra kinh nghiệm cho riêng mình.
Chuẩn bị vốn kinh doanh
Khi mở cửa hàng kinh doanh mặt hàng hải sản khô thì bạn cần chuẩn bị vốn đầy đủ. Nguồn vốn kinh doanh luôn bao gồm hai khoản: chi phí cố định (thuê mặt bằng, thuê nhân công, vận chuyển, tiền hàng). Và chi phí không cố định (tiền điện nước, các khoản phát sinh,…).
Bạn cần liệt kê cụ thể các khoản mục này. Và thực hiện dự trù kinh phí trong khoảng bao nhiêu để không bị thiếu hụt trong quá trình thực hiện.
Thực tế thì tùy theo quy mô, điều kiện kinh doanh của từng chủ kinh doanh mà mức vốn này sẽ khác nhau. Tuy nhiên, theo mức chi phí đồ hải sản khô hiện tại. Thì để mở 1 cửa hàng bạn cần tối thiểu từ 50 cho đến 100 triệu đồng.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Đối với hải sản khô, phân khúc khách hàng ở thành phố đông dân cư sẽ có nhu cầu cao nên ta nên mở cửa hàng ở khu đông dân cư. Ngoài mặt đường, nơi có đông người qua lại. Nên tránh xa các siêu thị, chợ lớn tránh việc đối thủ chiếm thị phần lớn.
Đối tượng khách hàng của cửa hàng hải sản khô chính là hướng đến là những người phụ nữ nội trợ, vợ chồng trẻ. Dân văn phòng, không có thời gian đi chợ thường xuyên nên sẽ mua hải sản khô có thể bảo quản lâu hơn.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Tìm nguồn thủy hải sản khô
Việc tìm kiếm nguồn cung cấp hải sản khô rất quan trọng, bởi nó có tác động đến chất lượng sản phẩm, giá thành. Và uy tín của cửa hàng bạn. Nếu như bạn nhập được hàng tốt, giá phải chăng. Chắc chắn bạn sẽ có sự cạnh tranh nhất định nào đó với đối thủ, vì vậy cần đầu tư cho bước chuẩn bị này thật kỹ càng.
Hơn nữa, với những mặt hàng thực phẩm thì chất lượng. Và mức độ an toàn thực phẩm phải là yếu tố đầu tiên cần quan tâm khi bạn chọn nguồn hàng. Vì là sản phẩm khô. Chúng ta sẽ rất khó để nhận ra sản phẩm của mình được chế biến từ các loại cá, mực đã chết hay là tươi. Từ đó, nên tìm ra nhiều nguồn hàng. Bằng nhiều địa chỉ cung cấp có thương hiệu uy tín, giá cả phải chăng không đắt cũng không rẻ quá.
Cách đóng gói và bảo quản
Sau khi thực hiện việc nhập hàng hải sản khô về, việc đóng gói và bảo quản hải sản khô cũng không kém phần quan trọng. Bạn cần phơi thêm 2 đến 3 nắng, để sản phẩm của mình được thật khô. Tránh được ẩm mốc, làm cho sản phẩm không sử dụng được. Ngoài ra, bạn nên cân sản phẩm một lượng vừa đủ, tránh bị tồn dư hàng quá nhiều.
Bạn có thể bảo quản hải sản khô dư trong bình thủy tinh. Sau đó bọc thật nhiều lớp giấy báo và nilon ở ngoài, rồi bỏ lên ngăn đá tủ lạnh. Ngoài ra, sử dụng túi hút chân không thực phẩm cũng chính là một lựa chọn không tồi với doanh nghiệp của bạn. Giúp cho thực phẩm luôn khô, tránh bị ẩm ướt. Làm hỏng sản phẩm, giảm đi độ ngon và chất lượng của sản phẩm.
Tham khảo thêm:
Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh thủy hải sản khô
Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bò khô
Quy trình mở cửa hàng kinh doanh thủy hải sản khô
Cơ sở pháp lý
Luật an toàn thực phẩm 2010.
Luật doanh nghiệp 2020.
Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm.
Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh thủy hải sản khô
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh cửa hàng
Gửi hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Quận/ huyện nơi mình dự định hoạt động kinh doanh bao gồm những thông tin và hồ sơ giấy tờ sau:
– CMND/CCCD/ Hộ chiếu sao y công chứng.
– Hộ khẩu sao y công chứng.
– Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh cửa hàng.
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh ghi đầy đủ thông tin sau:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại;
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Số vốn kinh doanh;
- Số lao động sử dụng;
- Họ và tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú. Thông tin CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân kinh doanh hoặc đại diện đơn vị kinh doanh;
Bước 2: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cửa hàng
– Ngành nghề kinh doanh không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
– Tên chủ kinh doanh đăng ký phù hợp quy định;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký.
- Trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh cửa hàng không hợp lệ. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung. Cần sửa đổi bằng văn bản cho chủ kinh doanh.
- Nếu sau thời gian quy định kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Cũng không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ đăng ký kinh doanh cửa hàng, thì người đăng ký có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
- Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên của tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi danh sách hộ kinh doanh, đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế. Cho Phòng Đăng ký kinh doanh cũng như cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
Thời gian xử lý: Từ 3-5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ
Tham khảo thêm:
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh
Đóng thuế cho cửa hàng kinh doanh
Sau khi mở cửa hàng kinh doanh mặt hàng hải sản khô, bạn sẽ cần đóng đầy đủ những loại thuế sau:
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế thu nhập cá nhân
– Thuế môn bài
Bậc thuế | Thu nhập 1 năm | Mức thuế cả năm |
1 | Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm | 300.000 |
2 | Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm | 500.000 |
3 | Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm | 1.000.000 |
Theo quy định mới nhất thì nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽ không phải nộp các loại thuế trên.
Chi phí làm thủ tục mở cửa hàng kinh doanh thủy hải sản khô tại Gia Minh
Quy trình mở cửa hàng kinh doanh thủy hải sản khô sẽ không hề đơn giản, nếu như bạn không am hiểu các quy định pháp luật. Gia Minh với kinh nghiệm nhiều năm thực hiện các thủ tục hành chính sẽ hỗ trợ quý khách hàng đăng ký kinh doanh thành công. Liên hệ chúng tôi theo hotline: 0868 458 111 để được tư vấn cụ thể hơn.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hộ kinh doanh cá thể có phải kê khai thuế
Thủ tục đăng ký kinh doanh mở quán mì cay
Thủ tục kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể
Kinh nghiệm mở cửa hàng gà rán Hàn Quốc
Mở tiệm cắt tóc có phải đăng ký kinh doanh không
Hồ sơ khai thuế hộ kinh doanh theo thông tư 40
Bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh như thế nào?
Dịch vụ uy tín làm nhanh giấy phép hộ kinh doanh
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh sân bóng đá mini
Hướng dẫn thủ tục kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 0932 890 675
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com