QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH THỦY HẢI SẢN TƯƠI SỐNG

Rate this post

QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH THỦY HẢI SẢN TƯƠI SỐNG

Kinh doanh thủy hải sản đã và đang là một lĩnh vực vô cùng tiềm năng. Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Vậy để hoạt động kinh doanh hải sản, thương nhân cần đáp ứng được các điều kiện gì? Xin cấp các loại giấy phép nào? Quy định về kinh doanh thủy hải sản tươi sống gồm những quy định gì ?

Quy định về kinh doanh thủy hải sản tươi sống
Quy định về kinh doanh thủy hải sản tươi sống

Căn cứ pháp lý.

Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12  ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày ngày 02/02/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành ngày 02/02/2018;

Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất,

Những cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy hải sản nào cần xin giấy an toàn vệ sinh  thực phẩm?

Những cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy hải sản sau không phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, tàu cá có chiều dài dưới 15 mét;

Sơ chế nhỏ lẻ;

Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Đọc thêm:

Trình tự thủ tục cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở kinh doanh hải sản

Bước 1: Cơ sở chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ban Quản lý An toàn Thực phẩm.

Bước 2: Ban Quản lý An toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Quy trình

+ Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu không đầy đủ (chỉ nộp bổ sung những hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ).

+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở.

+ Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong đó phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Cơ sở căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.

Đọc thêm:

Hồ sơ xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở kinh doanh hải sản.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở.

Đọc thêm:

Quy trình kinh doanh thủy hải sản tươi sống
Quy trình kinh doanh thủy hải sản tươi sống

Điều kiện về cơ sở vật chất và pháp lý:

Để cơ sở kinh doanh thủy hải sản được được cấp phép Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm.

Kết cấu, bố trí cơ sở kinh doanh (nền, tường, trần, cửa…phù hợp, dễ làm vệ sinh…); Bố trí các khu vực kinh doanh (đủ diện tích, dễ làm vệ sinh; tách riêng khu vực kinh doanh đồ tươi sống với đồ chín hoặc đã qua chế biến, khu vực kinh doanh các loại sản phẩm khác nhau…);

Khu vực đóng gói cần phải kín, tường, trần sáng màu, có hai cửa để đảm bảo quy tắc một chiều. Cụ thể là gồm có: Khu vực Tiếp nhận nguyên liệu – Sơ chế, rửa –Chia ,bao gói – Bảo quản , Vận chuyển – Phục vụ khách hàng.  Khu bảo hộ lao động, thay quần áo, trang bị bồn rửa tay, wc tách riêng. Có khu vực kho riêng;

Đọc thêm:

 

Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh (phù hợp để bày bán, sơ chế hàng hóa; vật dụng trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm: không thấm nước, không gây độc cho sản phẩm, dễ làm vệ sinh…);

Thực phẩm kinh doanh tại cơ sở (có hóa đơn hoặc ghi chép về việc mua/ bán hàng đảm bảo truy xuất được nguồn gốc thực phẩm; thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật phải có chứng nhận vệ sinh thú y; thực phẩm bao gói sẵn phải có nhãn hàng hóa với đầy đủ thông tin theo quy định…)

Các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất kinh thực phẩm (nước, nước đá đáp ứng quy định về nước ăn uống; phụ gia, chất bảo quản trong danh mục được phép sử dụng, bảo quản và sử dụng theo đúng quy định… )

Phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải (có biện pháp phòng chống động vật gây hại; có biện pháp xử lý nước thải, nước thải đáp ứng quy định trước khi xả ra môi trường; có dụng cụ/ biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn…); nhà vệ sinh (bố trí riêng biệt với khu vực kinh doanh).

Đọc thêm:

Người trực tiếp bán hàng (đảm bảo sức khỏe để kinh doanh; được tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm …)

Bao gói, bảo quản, vận chuyển (vật liệu bao gói, chứa đựng không gây ô nhiễm cho sản phẩm; có nơi bảo quản, phương tiện bảo quản, vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm, được sắp xếp hợp lý và vệ sinh sạch sẽ; …);

Doanh nghiệp cần chuẩn bị Giấy an toàn thực phẩm, bản công bố còn thời hạn, hóa đơn đỏ hoặc hóa đơn bán lẻ của Công ty nhập nguồn thực phẩm về

Xin giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện

Hồ sơ và thủ tục xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

 Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Căn cứ Điều 36 Luật An toàn thực phẩm)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy chứng nhận mã số mã vạch

 Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

 Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

Như vậy, so với hiện hành thì hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch có sự thay đổi ở phần đơn đăng ký.

(Khoản 5 Điều 2 Nghị định 13/2022/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch ở đâu?

Người đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

(Khoản 2 Điều 19a, khoản 2 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Trình tự đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

(Điểm a khoản 3 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy đăng ký nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu: nhằm kiểm tra có nhãn hiệu trùng hay tương tự với nhãn hiệu của chủ thể khác hay không. Đồng thời đánh giá được khả năng nhãn hiệu đó có được cấp văn bằng bảo hộ hay không.

Có 02 hình thức tra cứu để khách hàng tham khảo và cân nhắc

Tra cứu sơ bộ miễn phí trên đường link http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php Cục SHTT.

Tra cứu có trả phí tra cứu từ Cục SHTT

Hoặc có thể truy cập vào bài viết Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu để tìm hiểu chi tiết.

Với số lượng đăng ký đơn hằng năm là rất nhiều nên việc tra cứu nhằm đảm bảo khả năng đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

02 Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 04-NH Thông tư 01/2007/TT BKHCN)

05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

Chứng từ nộp phí, lệ phí.

01 Bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh có công chứng hoặc chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân để lấy thông tin soạn hồ sơ (mục đích là để lấy thông tin soạn giấy ủy quyền và hồ sơ đăng ký);

01 Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn)

Các tài liệu khác (nếu có):

Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Hình thức nộp đơn:

Nộp trực tiếp:

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Nộp đơn trực tuyến:

Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Đầu tiên, người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn, khi hoàn thành người nộp đơn sẽ nhận Phiếu xác nhận nộp đơn trực tuyến.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Sau đó cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống

Trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu được gửi cho người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn.

Quy định về kinh doanh thủy hải sản tươi sống là tư vấn của Gia Minh. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn số hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 để được giải đáp.

 

 Dịch vụ kinh doanh thủy hải sản tươi sống
Dịch vụ kinh doanh thủy hải sản tươi sống

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN 

Các loại thuế doanh nghiệp cần phải nộp hiện nay

Bảng giá dấu tròn công ty

Thành lập hộ kinh doanh

Chứng chỉ hành nghề đại lý thuế là gì?

Dịch vụ báo cáo thuế giá rẻ trọn gói từ 300.000 đồng / tháng 

khác nhau giữa báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất

Thủ tục thuê đất – thuê nhà xưởng trong khu công nghiệp như thế nào?

Có được đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hay không?

Mở công ty mùa dịch – 3 lợi thế ít ai biết

Thủ tục tăng vốn đầu tư

Kiểm nghiệm thủy sản

Thủ tục thành lập công ty chế biến thủy sản

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo