Muốn xuất khẩu yến sào thì cần chuẩn bị giấy phép gì?
Muốn xuất khẩu yến sào thì cần chuẩn bị giấy phép gì?
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Bộ luật dân sự 2015;
Luật doanh nghiệp 2020;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Luật đầu tư 2020;
Luật an toàn thực phẩm 2010;
Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật an toàn thực phẩm;
Luật quản lý thuế 2019;
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016;
Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế 71/2014/QH13 và nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế do Bộ trưởng bộ tài chính ban hành;
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành;
Văn bản pháp luật khác;
Muốn xuất khẩu yến sào thì cần chuẩn bị giấy phép gì?
Theo quy định tại điểm 14, phần II, mục 2 Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch ban hành kèm theo Quyết định số 45/2005/QB-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì Tổ Yến là sản phẩm động vật thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật.
Vì vậy, khi xuất khẩu Tổ Yến, công ty bạn phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 30 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP.
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật cho tổ yến (Health Certificate):
Giấy phép kinh doanh.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc xác nhận công bố chất lượng sản phẩm hoặc GMP hoặc HACCP hoặc ISO 22000 hoặc IFS hoặc BRC hoặc FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.
Nhãn sản phẩm.
Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 06 tháng.
Hợp đồng gia công (nếu thuê một đơn vị khác làm gia công).
Thời gian hiệu lực: 2 năm
Lưu ý:
Trên một Giấy chứng nhận có thể cấp cho nhiều sản phẩm thuộc lô hàng xuất khẩu.
Kết quả kiểm nghiệm sẽ thể hiện cho từng loại sản phẩm khác nhau thuộc cùng lô hàng xuất khẩu.
Kết quả kiểm nghiệm phải thể hiện đầy đủ thông tin cần thiết khi xuất khẩu.
Chỉ áp dụng cho lô hàng đã đăng ký và không áp dụng cho các lô hàng xuất khẩu khác.
Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate HC) tính trên một lô hàng xuất khẩu. Cho nên, dù cùng sản phẩm nhưng khác lô hàng thì cần phải xin cấp Giấy chứng nhận khác.
Xuất khẩu hàng tổ Yến cần những chứng từ:
Invoice (hóa đơn thương mại)
Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)
Sales Contract (hợp đồng thương mại)
Bill of Lading (vận đơn)
Health Certificate (kiểm dịch động vật)
Mã HS code cho Tổ Yến: 04100010
Tuy nhiên, để xuất khẩu thì công ty tham khảo chính sách quản lý hàng hóa tại nước nhập khẩu để biết được thông tin và yêu cầu kiểm dịch đối với mặt hàng này để bổ sung các chứng từ khác phù hợp trước khi xuất khẩu được thuận lợi.
Tự công bố chất lượng sản phẩm tổ yến xuất khẩu
Hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm tổ yến xuất khẩu gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:
Thông tin chi tiết sản phẩm;
Kết quả kiểm nghiệm chất lượng yến sào trong vòng 12 tháng;
Nhãn hàng hóa;
Giấy đăng ký kinh doanh;
Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất yến đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu có).
Doanh nghiệp có thể tự công bố chất lượng sản phẩm trên phương tiện đại chúng hoặc qua trang thông tin điện tử của mình. Ngoài ra có thể niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp. Sau đó công bố trên hệ thống thông tin dữ liệu về an toàn thực phẩm.
Nếu như chưa có hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương.
Tìm hiểu thêm:
Dịch vụ đăng ký bản cam kết attp kinh doanh yến sào các loại
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh yến sào tại tphcm
Giấy chứng nhận lưu hành tự do
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Cụ thể, bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do gồm có:
Văn bản đề nghị cấp CFS (được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT).
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu.
Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có).
Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ như trên trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) tới cơ quan cấp CFS.
Giấy chứng nhận y tế
Bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế được quy định tại Thông tư số 52/2015/TT-BYT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Cụ thể, bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế cho yến sào xuất khẩu gồm có những giấy tờ sau:
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế được quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư số 52/2015/TT-BYT.
Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng yến sào xuất khẩu.
Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Giấy phép kinh doanh.
Bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế được nộp tại Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế. Thời gian xử lý thủ tục cấp giấy chứng nhận y tế là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp không cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật
Bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật cho lô hàng yến sào xuất khẩu gồm có những giấy tờ sau:
Giấy đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo mẫu quy định được ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT;
Giấy phép kinh doanh;
Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất yến sào đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hoặc xác nhận công bố Chất lượng sản phẩm, GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc những xác nhận tương đương còn hiệu lực;
Năm bước làm các giấy phép xuất khẩu tổ yến
Nếu doanh nghiệp có kế hoạch xuất khẩu yến sào, tổ yến ra thị trường nước ngoài cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nộp tại ban quản lý an toàn thực phẩm
Bộ hồ sơ bao gồm :
Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh sản phẩm Yến
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm sản xuất Yến
Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh
Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản; phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở
Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất; kinh doanh
Lưu ý: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nơi sản xuất có thời gian 03 năm, sau 03 năm doanh nghiệp phải xin cấp lại, thành phần hồ sơ xin cấp lại giống ban đầu.
Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm tổ yến
Bạn chuẩn bị mẫu sản phẩm tổ yến, sau đó lên chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn pháp lý. Mang sản phẩm đến trung tâm để kiểm nghiệm.
Lưu ý: Kiểm nghiệm tại trung tâm được Bộ Y Tế công nhận Xem thêm Danh sách các cơ sở được chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại đây: https://vfa.gov.vn/tin-tuc/danh-sach-cac-co-so-duoc-chi-dinh-kiem-nghiem-phuc-vu-quan-ly-nha-nuoc-ve-an-toan-thuc-pham-den-ngay-14102020.html.
Sau 07 đến 10 ngày làm việc (tính từ ngày gửi mẫu) bạn đến nhận lại phiếu kết qủa kiểm nghiệm.
Tổ yến là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao
Bước 3 : Tự công bố chất lượng sản phẩm tổ yến
Tự công bố sản phẩm dựa vào nghị định Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm và nộp tại Ban quản lý an toàn thực phẩm.
Bạn vào website http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn tải bản mẫu công bố sản phẩm và làm theo hướng dẫn, và kèm theo những giấy tờ sau:
Giấy phép đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ Ban quản lý an toàn thực phẩm sẽ đăng tải hồ sơ công bố lên website, sau 3 đến 05 ngày hồ sơ của bạn sẽ đăng tải thành công.
Bước 4: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (hay còn gọi là giấy phép xuất khẩu)
Giấy chứng nhận lưu hành tự do có tên gọi tiếng anh là Certificate of Free Sale do Bộ Công Thương quản lý và cấp giấy chứng nhận căn cứ vào quy định: Quyết định 10/2010/QĐ-TTg Quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu
Bạn tải hồ sơ theo quy định tại nghị định 10/2010/QĐ-ttg và làm theo hướng dẫn sau đó kèm theo đầy đủ các giấy phép như :
Giấy phép đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Kết quả kiểm nghiệm Yến sào
Bản tự công bố sản phẩm
Hồ sơ 01 bộ nộp tại Bộ Công Thương
Trong thời gian 05 đến 07 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ) bạn đến nhận kết quả là giấy chứng nhận lưu hành tự do; trường hợp có sửa đổi bổ sung thì Bộ Công Thương sẽ ra công văn hướng dẫn bổ sung hồ sơ.
Bước 5: Giấy chứng nhận y tế (Health certificate H/C)
Giấy chứng nhận y tế có tên tiếng anh là Health Certificate do Bộ Y Tế quản lý và cấp giấy chứng nhận dựa vào Thông tư 52-2015-TT-BYT kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu thủ tục cấp chứng nhận xuất khẩu
Bạn vào Thông tư 52-2015-TT-BYT kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu thủ tục cấp chứng nhận xuất khẩu tải hồ sơ theo mẫu và làm theo hướng dẫn sau đó kèm theo những giấy tờ pháp lý như sau :
Giấy phép đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Kết quả kiểm nghiệm (lưu ý: trên phiếu kết quả kiểm nghiệm phải thể hiện số lô hàng, hạn sử dụng sản phẩm)
Bản tự công bố sản phẩm
Hồ sơ 01 bộ nộp tại Bộ Y Tế
Trong thời gian 05 đến 07 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ) bạn đến nhận kết quả là giấy chứng nhận lưu hành tự do; trường hợp có sửa đổi bổ sung thì Bộ Y Tế sẽ ra công văn hướng dẫn bổ sung hồ sơ.
Các bước làm các giấy phép xuất khẩu Tổ Yến, Yến Sào theo quy định
Bước 1: Đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh
Bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập giấy phép kinh doanh nộp tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư hoặc nộp tại UBND Quận/Huyện dựa vào Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp
Cách làm: Hồ sơ bạn tải từ trang https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx và làm theo hướng dẫn, sau đó bạn tạo tài khoản và up hồ sơ lên, trong thời gian 03 ngày làm việc sẽ có kết quả (nếu hồ sơ hợp lệ)
Hồ sơ đầy đủ gồm:
Đơn đề nghị thành lập công ty
Điều lệ công ty
Chứng minh nhân dân hoặc Passport của người đại diện pháp luật
Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ
Lưu ý: trên giấy phép kinh doanh phải có ngành nghề sản xuất và kinh doanh Tổ Yến, Yến Sào
Thời gian lập giấy phép kinh doanh tại Sở KHĐT 05 đến 07 ngày làm việc
Tìm hiểu thêm:
Thủ tục đăng ký kinh doanh khi nuôi chim yến
Nhà nuôi yến có xin giấy phép xây dựng không?
Lập thuyết minh dự án cửa hàng kinh doanh yến sào
Thủ tục nhập khẩu yến sào theo quy định hiện nay
Bước 2: Làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nộp tại ban quản lý an toàn thực phẩm dựa vào nghị định:
Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011
Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm
Cách làm: Bạn vào trang website của ban quản lý an toàn thực phẩm tại http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn
Sau đó tải đơn đề nghị theo mẫu quy định và kèm theo hồ sơ đầy đủ gồm:
Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh sản phẩm Yến (như HOÀN NGUYÊN nêu ở bước 1)
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm sản xuất Yến
Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh
Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản; phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở
Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất; kinh doanh
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nơi sản xuất có thời gian 03 năm, sau 03 năm doanh nghiệp phải xin cấp lại, thành phần hồ sơ xin cấp lại giống ban đầu
Bước 3: Kiểm nghiệm sản phẩm Tổ Yến, Yến Sào
Cách làm: Bạn chuẩn bị mẫu sản phẩm Tổ Yến, Yến Sào, sau đó lên chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn pháp lý
Mang sản phẩm đến trung tâm để kiểm nghiệm
Bước 4: Tự công bố chất lượng sản phẩm Tổ Yến, Yến Sào
Tự công bố sản phẩm dựa vào nghị định Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm và nộp tại Ban quản lý an toàn thực phẩm
làm theo hướng dẫn, sau đó kèm theo những giấy tờ pháp lý như Gia Minh nêu ở bước 1, bước 2, bước 3 cụ thể gồm:
Giấy phép đăng ký kinh doanh (như Gia Minh nêu ở bước 1)
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (như Gia Minh nêu ở bước 2)
Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (như Gia Minh nêu ở bước 3)
Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ Ban quản lý an toàn thực phẩm sẽ đăng tải hồ sơ công bố lên website, sau 3 đến 05 ngày hồ sơ của bạn sẽ đăng tải thành công.
Bước 5: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (hay còn gọi là giấy phép xuất khẩu)
Giấy chứng nhận lưu hành tự do có tên gọi tiếng anh là Certificate of Free Sale do Bộ Công Thương quản lý và cấp giấy chứng nhận căn cứ vào quy định: Quyết định 10/2010/QĐ-TTg Quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu
Cách làm: Bạn tải hồ sơ theo quy định tại nghị định 10/2010/QĐ-ttg và làm theo hướng dẫn sau đó kèm theo đầy đủ các giấy phép như HOÀN NGUYÊN nêu ở 4 bước trên, cụ thể gồm:
Giấy phép đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Kết quả kiểm nghiệm Yến sào
Bản tự công bố sản phẩm
Hồ sơ 01 bộ nộp tại Bộ Công Thương
Trong thời gian 05 đến 07 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ) bạn đến nhận kết quả là giấy chứng nhận lưu hành tự do; trường hợp có sửa đổi bổ sung thì Bộ Công Thương sẽ ra công văn hướng dẫn bổ sung hồ sơ.
Bước 6: Giấy chứng nhận y tế (Health certificate)
Giấy chứng nhận y tế có tên tiếng anh là Health Certificate do Bộ Y Tế quản lý và cấp giấy chứng nhận dựa vào Thông tư 52-2015-TT-BYT kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu thủ tục cấp chứng nhận xuất khẩu
Cách làm: Bạn vào Thông tư 52-2015-TT-BYT kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu thủ tục cấp chứng nhận xuất khẩu tải hồ sơ theo mẫu và làm theo hướng dẫn sau đó kèm theo những giấy tờ pháp lý như HOÀN NGUYÊN nêu ở bước 1, bước 2, bước 3 và bước 4, cụ thể gồm:
Giấy phép đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Kết quả kiểm nghiệm (lưu ý: trên phiếu kết quả kiểm nghiệm phải thể hiện số lô hàng, hạn sử dụng sản phẩm)
Bản tự công bố sản phẩm
Hồ sơ 01 bộ nộp tại Bộ Y Tế
Trong thời gian 05 đến 07 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ) bạn đến nhận kết quả là giấy chứng nhận lưu hành tự do; trường hợp có sửa đổi bổ sung thì Bộ Y Tế sẽ ra công văn hướng dẫn bổ sung hồ sơ.
Hồ sơ xin kiểm dịch
Theo như quy định tại điểm 14, phần II, mục 2 trong danh mục các đối tượng kiểm dịch động vật thì các sản phẩm động vật phải kiểm dịch được ban hành kèm theo quyết định 45/2005/QĐ-BNN vào tháng 7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ yến là sản phẩm động vật bắt buộc phải kiểm dịch động vật.
Chính vì vậy khi xuất khẩu tổ yến, doanh nghiệp phải đăng ký kiểm dịch tại các cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền.
Giấy phép đăng ký kinh doanh.
Giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc các xác nhận công bố chất lượng của sản phẩm hoặc HACCP, hoặc IFS hoặc BRC, hoặc GMP, hoặc FSSC 22000 hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương vẫn còn hiệu lực.
Nhãn sản phẩm.
Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 6 tháng.
Nếu thuê đơn vị khác gia công phải có hợp đồng gia công.
Thời gian có hiệu lực: 2 năm.
Trên giấy chứng nhận có thể có nhiều sản phẩm của lô hàng xuất khẩu.
Kết quả kiểm nghiệm được thể hiện cho các loại sản phẩm khác nhau trên cùng 1 lô hàng xuất khẩu.
Kết quả kiểm dịch chỉ áp dụng cho các lô hàng đã đăng ký ngoài ra không áp dụng cho khác lô hàng khác.
Giấy chứng nhận y tế được tính trên 1 lô hàng xuất khẩu. Nếu khác lô hàng thì phải xin giấy chứng nhận khác.
Chứng từ xuất khẩu cần có
Hóa đơn thương mại: Invoice.
Phiếu đóng gói hàng hóa: Packing list..
Hợp đồng thương mại: Sales Contract.
Vận đơn: Bill of Lading.
Kiểm dịch động vật: Health Certificate.
Mã Hs Code
Tổ yến có mã Hs code: 04100010
Ngoài ra doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với nhà nhập khẩu để bổ sung thêm những chứng từ mà họ yêu cầu. Đặc biệt là về các chính sách kiểm dịch để đảm bảo quá trình xuất khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giấy chứng nhận cấp phép hoạt động nhà yến
Dịch vụ xin giấy cơ sở đủ điều kiện sản xuất yến sào
Cơ sở sản xuất yến sào cần giấy tờ gì?
Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh yến sào
Kinh doanh yến sào cần giấy tờ gì?
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sơ chế đóng gói yến sào
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh yến sào tại Cần Thơ
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 085 3388 126
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com