MỞ CỬA HÀNG KINH DOANH VĂN PHÒNG PHẨM TẠI HUẾ

Rate this post

MỞ CỬA HÀNG KINH DOANH VĂN PHÒNG PHẨM TẠI HUẾ

Để mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm hay Thành lập hộ kinh doanh thành công chủ hộ kinh doanh cần phải đăng ký kinh doanh. Ngoài ra chủ hộ cần tìm một địa điểm gần trường học, cơ quan…vv thì mới dễ dàng kinh doanh. Nhưng để thuê một mặt bằng tốt thì phải bỏ ra chi phí rất cao. Vậy làm thế nào để Mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm tại Huế một cách hợp pháp và chi phí bỏ ra thấp nhất là điều thắc mắc của rất nhiều người quan tâm. Đọc hết bài viết sau đây để hiểu rõ hơn quy định của nhà nước nhé.

Hướng dẫn thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm tại Huế
Hướng dẫn thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm tại Huế

Mở cửa hàng văn phòng phẩm – 9 bước để kinh doanh thành công

Lên ý tưởng mô hình cửa hàng văn phòng phẩm 

Lên ý tưởng cho cửa hàng văn phòng phẩm của bạn rõ ràng là yếu tố tiên quyết, quyết định đến định hướng kinh doanh, nguồn vốn hay nguồn nhập hàng.

Vì vậy, hãy chắc chắn là bạn đã có một định hướng rõ ràng về mô hình kinh doanh, nguồn vốn phù hợp, đối tượng hướng đến để có thể bắt đầu việc lên kế hoạch kinh doanh thật chi tiết, rõ ràng và hiệu quả nhất.

Hãy bắt đầu với một ý tưởng về mô hình cửa hàng văn phòng phẩm mà bạn muốn và theo đuổi sau này. Đó có thể là một hiệu sách nhỏ, kết hợp bán văn phòng phẩm cần thiết cho học sinh và người làm văn phòng. Hay đó có thể là một tổ hợp văn phòng phẩm kết hợp hàng tiêu dùng thiết yếu. Hoặc “mạo hiểm” hơn một chút là mô hình kết hợp văn phòng phẩm, hàng tiêu dùng và khu giải trí nhằm thu hút khách và mang lại doanh thu tốt hơn cho việc mở cửa hàng văn phòng phẩm của bạn.

Lên kế hoạch mở cửa hàng văn phòng phẩm

Kế hoạch luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để bạn có thể bắt đầu mở cửa hàng văn phòng phẩm và duy trì hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả nhất, giảm thiểu tối đa các rủi ro trong quá trình kinh doanh. Hãy cố gắng bắt đầu với một kế hoạch càng chi tiết càng tốt, vạch rõ những yếu tố quan trọng nhất để bắt đầu kinh doanh thuận lợi:

  • Nghiên cứu thị trường
  • Lựa chọn địa điểm
  • Nguồn vốn mở văn phòng phẩm
  • Tìm kiếm, lựa chọn nguồn hàng
  • Xây dựng chính sách giá
  • Quản lý cửa hàng
  • Tiếp thị

Nghiên cứu thị trường

Kinh doanh văn phòng phẩm không còn là một “của hiếm” trong xã hội hiện tại nhưng xu hướng “mọc lên” của các cửa hàng văn phòng phẩm vẫn ngày một tăng lên. Bởi đơn giản mà nói, nhu cầu học tập, sử dụng văn phòng phẩm không thể giảm đi và việc mở cửa hàng văn phòng phẩm sẽ luôn có “đất” để diễn.

Tuy nhiên, bạn không thể mở đại một cửa hàng mà không hề quan tâm đến nhu cầu, nhân khẩu học hay thậm chí là đối thủ của bạn ở khu vực đó. Bởi nói một cách dễ hiểu, sẽ là sai lầm nếu bạn đặt cửa hàng “bé nhỏ” của mình ở một khu sầm uất ngay cạnh những “ông lớn” đầy tên tuổi trong ngành văn phòng phẩm phải không nào? Chính vì vậy, hãy luôn chú ý đến việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu của người dân hay đối thủ bằng cách phỏng vấn trực tiếp hay khảo sát dễ dàng bằng các câu hỏi khảo sát.

Tìm kiếm và lựa chọn địa điểm

Nghiên cứu kỹ về địa điểm kinh doanh. Cố gắng chọn những địa điểm dễ tìm dễ thấy (cân nhắc kỹ với khả năng tài chính). Nằm gần trường học, siêu thị, trung tâm thương mại, công ty… là tốt nhất. Địa điểm bán hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của cửa hàng.

Tuy nhiên, mở văn phòng phẩm nhỏ, bạn không có nhiều tiền đầu tư cho tất cả các hạng mục như: giá kệ, tiền thuê địa điểm. Ngay cả nhập nguồn hàng đôi khi cũng không được nhiều như ý muốn.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Mách nhỏ với những bạn muốn mở cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ để kinh doanh là hãy chọn những nhà đầu ngõ, đầu phố, gần các trường học (tiểu học, trung học, đại học,…). Đó là địa điểm tuyệt vời để mở cửa hàng sách văn phòng phẩm nhỏ nhé.

Đặc biệt, nếu bạn là một mô hình kinh doanh văn phòng phẩm bán buôn mà khách hàng chính là các cơ quan, trường học thay vì khách lẻ thì vị trí mặt tiền đẹp dường như là vấn đề không cần quan tâm quá nhiều. Bởi bạn chỉ cần kho hàng và một văn phòng giao dịch để gặp gỡ các khách hàng của mình và hoàn toàn có thể liên hệ qua các kênh trực tuyến.

Vì vậy vị trí mặt bằng không cần đẹp để giảm bớt chi phí, chỉ cần diện tích mặt bằng rộng vì hàng văn phòng phẩm rất nhiều và cồng kềnh. Cụ thể như: sổ sách, giấy photo, giấy in, bìa, file hồ sơ, kệ nhựa văn phòng, đồ nhu yếu phẩm,… với diện tích khoảng 70 – 100m2.

Chuẩn bị vốn, chi phí

Mở văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn? Vốn đầu tư ban đầu khi mở cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ từ 70 – 100 triệu dùng cho mô hình cửa hàng 20m2 – 40m2, dùng cho các khoản chi như sau:

  • Thuê mặt bằng
  • Sửa chữa, trang trí cửa hàng 
  • Trang bị bàn ghế, tủ kệ
  • Các thiết bị, công cụ, dụng cụ
  • Nhập hàng
  • Chi phí quản lý cửa hàng
  • …..

Tùy vào mô hình kinh doanh, quy mô cửa hàng, nguồn vốn bạn cần bỏ ra là khác nhau. Ở thời gian đầu khi mở cửa hàng sách văn phòng phẩm, người kinh doanh có thể quan tâm nhiều hơn đến các chi phí cố định như thuê mặt bằng, nhập hàng hay các dụng cụ phục vụ việc bán hàng.

Với một số lượng vốn không quá lớn như trên, bạn đã có thể mở cửa hàng văn phòng nhỏ rồi đấy. Nhớ có cả vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh. Nếu còn không gian có thể kết hợp với các dịch vụ đi cùng khác.

Tìm nguồn hàng văn phòng phẩm

Để tìm kiếm một nguồn hàng phù hợp, hãy cố gắng trả lời cho câu hỏi: “Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần những gì?” và bắt đầu lên danh sách văn phòng phẩm cần mua để có thể lựa chọn nguồn hàng tốt nhất.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng và hàng hóa được ưa chuộng trên thị trường như: Máy tính Casio, Đông A, Văn phòng phẩm GSTAR, bút viết UNI, văn phòng phẩm Deli, tập vở Tương Lai (Future Book), tập vở Hải Tiến,… Bút Thiên Long, file bìa hồ sơ Flexoffice của tập đoàn Thiên Long.

Hãy yên tâm vì đội ngũ nhân viên thị trường của các hãng lớn luôn sẵn sàng phục vụ cửa hàng đại lý của họ. Ngoài ra, giới trẻ còn ưu chuộng những đồ dùng sách, vở,… đẹp và dễ thương. Bạn có thể tìm nguồn hàng này trên Hàng Mã hoặc văn phòng phẩm Hàn Quốc.

Cùng với đó, chủ kinh doanh có thể tham khảo các nguồn hàng văn phòng phẩm từ các thương hiệu lớn để đảm bảo chất lượng sản phẩm cùng các chính sách nhập hàng giá sỉ, giúp giảm thiểu tối đa chi phí nhập hàng. Tùy vào mô hình kinh doanh, bạn có thể lựa chọn các địa chỉ nhập hàng phù hợp. Đặc biệt với một số cửa hàng văn phòng phẩm kết hợp quà tặng, phụ kiện, chủ kinh doanh có thể mua văn phòng phẩm online hoặc mua trực tiếp tại cửa hàng phụ kiện khác với giá sỉ.

* Công thức khi nhập hàng văn phòng phẩm mà chủ cửa hàng có thể tham khảo:

  • Sách giáo khoa, sách tham khảo… : 50%
  • Bút viết, đồ dùng học sinh: 7%
  • File bìa hồ sơ và đồ dùng văn phòng: 8%
  • Quà lưu niệm: 20%
  • Đồ chơi trẻ em và các đồ lưu niệm khác: 15%

Trang trí cửa hàng

Nếu là cửa hàng bán văn phòng phẩm nhỏ lẻ thì cách bài trí sản phẩm sẽ rất cần thiết và quan trọng. Bạn cần thiết kế tủ kệ phù hợp để trưng bày, đảm bảo mục tiêu dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ  mua.

Đối với việc mở văn phòng phẩm nhỏ, cách bố trí cửa hàng văn phòng phẩm có thể bắt đầu với 2 giá chạy dài bên cạnh tường nhà, một giá ở đằng sau, và một giá ở giữa nhà, tùy diện tích, bạn có thể để thành nhiều giá nhưng mỗi giá các bạn lên để tầm 1.5m- 2m để tiện cho việc di chuyển hay thay đổi sau này.

Tủ kính đựng văn phòng phẩm có thể để ở giữa nhà hoặc trước cửa. Hãy tận dụng không gian bài trí giúp khách hàng cảm thấy thoải mái mà vẫn đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm sản phẩm.

Hãy phân chia các khu vực sách và dụng cụ học tập, văn phòng phẩm riêng. Bởi riêng với sách vở, hãy phân loại thật rõ ràng theo từng danh mục, loại sách để đảm bảo khách hàng của bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cũng như kích cầu một cách tốt nhất.

Tương tự khu vực dụng cụ học tập và văn phòng phẩm cũng cần được phân chia thật rõ ràng. Điều này không chỉ giúp khách hàng giảm thiểu thời gian lựa chọn mà còn giúp chủ cửa hàng dễ dàng quản lý sản phẩm bày bán cũng như tồn kho chính xác hơn, giảm thiểu tối đa thất thoát, lệch tồn trong quá trình kinh doanh.

Nếu bạn đang kinh doanh văn phòng phẩm kết hợp bán đồ lưu niệm, khu vui chơi hay nhu yếu phẩm thì hãy chú ý về việc sắp xếp để đảm bảo khách hàng có thể chủ động trong việc lựa chọn của mình. Không cần quá cầu kỳ như nhiều mô hình kinh doanh khác. Với mở cửa hàng văn phòng phẩm, hãy cố gắng để đảm bảo sự tiện lợi tốt nhất cho khách hàng của mình.

Quản lý cửa hàng văn phòng phẩm

Quan tâm đến trải nghiệm khách hàng: Lưu ý một điều là, khi mở cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ vẫn nên quan tâm đến địa điểm đỗ, gửi xe cho khách. Khách mua sách, đồ văn phòng phẩm thường là học sinh, hoặc phụ huynh chở con đi mua sắm. Vì vậy, hãy cố gắng để lựa chọn các vị trí trung tâm dân cư, gần các trường học, khu cơ quan.

Luôn sắp xếp, quản lý văn phòng phẩm khoa học: Việc sắp xếp văn phòng phẩm hợp lý, khoa học không chỉ giúp khách hàng thuận lợi hơn trong việc tìm mua sản phẩm mà còn mang lại khả năng kích cầu cũng như kiểm soát hàng hóa một cách tốt nhất.

Kiểm soát tồn kho, xuất nhập: Luôn kiểm soát các mặt hàng trong kho cùng hàng bày bán và nhập xuất bằng các công cụ chuyên nghiệp để đảm bảo không gây ra các vấn đề thất thoát không đáng có.

Khi kinh doanh văn phòng phẩm, để thuận tiện hơn trong việc bán hàng và quản lý hàng hóa, một phần mềm quản lý cửa hàng văn phòng phẩm có thể giúp bạn quản lý việc bán hàng, tồn kho cũng như nhập xuất hàng hiệu quả, chính xác và giảm thiểu tối đa công sức, thời gian, tổn thất.

Quản lý nhân sự

Với việc mở cửa hàng văn phòng phẩm có quy mô nhỏ, hộ gia đình, bạn chỉ cần tuyển 1-2 nhân viên chia theo ca, sau này có thể tuyển thêm nhân viên tùy theo sự phát triển của cửa hàng. Cần có những con người chuyên nghiệp, ý thức và biết suy nghị lo lắng cho cửa hàng của bạn: tác phong luôn vui vẻ với khách hàng, biết chăm sóc, vệ sinh hàng hóa, biết lắng nghe…

Nếu không muốn tốn tiền cho khoản chi nhân sự, bạn có thể nhờ máy móc hỗ trợ. Thay vì sử dụng sức người, bạn hãy tận dụng các phần mềm quản lý cửa hàng từ xa, hỗ trợ thanh toán và xuất – nhập hành hoá khi cần.

Phần mềm quản lý cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ sẽ quản lý công việc tại cửa hàng của bạn, giúp việc bán hàng trở nên nhẹ nhàng hơn, các báo cáo cuối tháng được tích hợp chỉ với click chuột. Bạn sẽ đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên và theo dõi khách hàng thường xuyên của mình qua hệ thống rất thuận tiện và dễ theo dõi. Qua đó, bạn sẽ chủ động được việc ra kế hoạch cho thời gian tiếp theo.

Các mặt hàng văn phòng phẩm rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng cũng như màu sắc, nên để dễ dàng quản lý bạn hãy sử dụng bạn có thể cần đến một giải pháp để quản lý cửa hàng hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn, không mất nhiều thời gian trong việc cộng sổ sách (nhiều khi không chính xác), mất thời gian trong việc kiểm kê hàng hóa khi mở cửa hàng văn phòng phẩm.

Một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho, theo dõi doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – không nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của cửa hàng…

Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2020

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP

– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

Lựa chọn mô hình kinh doanh

Một trong những công việc quan trọng nhất để bắt đầu công việc kinh doanh là lựa chọn mô hình pháp lý. Vì vậy tốt nhất nên lựa chọn mô hình pháp lý trước khi bắt đầu công việc kinh doanh.

Chọn tên cửa hàng, tên doanh nghiệp

Lời khuyên mà Việt Luật dành cho bạn, hãy đặt tên cửa hàng của mình một cách dễ nhớ và ngắn gọn. Đặc biệt nó nên có một ý nghĩa nhất định nào đó và gắn liền với mặt hàng mà bạn đang kinh doanh.

Đặc biệt khi đặt tên cho cửa hàng cần lưu ý:

Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những cửa hàng đã đăng ký trước đó trong phạm vi quy định.

Tên cửa hàng không được trùng cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Tên cửa hàng không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc thì không thể sử dụng.

Đọc thêm:

Thủ tục Đăng ký thương hiệu văn phòng phẩm tại Việt Nam

Thủ tục mở công ty văn phòng phẩm

Đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm

Địa điểm mở cửa hàng văn phòng phẩm

Lựa chọn địa điểm phù hợp là điều cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng của bạn. Tùy vào kinh phí để lựa chọn địa điểm mở cửa hàng, tuy nhiên, cửa hàng mặt tiền các đường lớn và tập trung đông dân cư thường mang lại hiệu quả kinh doanh rõ rệt.

Trình tự, thủ tục Mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm tại Huế

Mở cửa hàng kinh doanh bách hóa tổng hợp là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. Bạn có nhu cầu mở cửa hàng thì tiến hành làm thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm theo loại hình thành lập hộ kinh doanh cá thể. Thủ tục, trình tự mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo mẫu;

– Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh, cửa hàng kinh doanh cá thể;

– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia kinh doanh hoặc người đại diện hộ kinh doanh;

– Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm đối với trường hợp cửa hàng kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh Mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm tại Huế

STTTÊN NGÀNHMÃ NGÀNH
1Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh4761 – 47610
2Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi).46594
3Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm.46497

Đọc thêm:

Mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm có cần cấp giấy phép kinh doanh không?

Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh

Cá nhân hoặc nhóm cá nhân hoặc người đại diện cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh.

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận cho người nộp.

Tham khảo:

Thủ tục kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể

Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp

Kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ hút khách

Bước 3: Nhận kết quả

Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu đảm bảo các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề kinh doanh của cửa hàng không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

– Tên hộ kinh doanh ký phù hợp quy định

– Nộp đủ lệ phí đăng ký.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho người mở cửa hàng kinh doanh. Nếu sau 05 ngày làm việc, người mở cửa hàng không nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cũng không không nhận được yêu cầu sửa đổi hồ sơ thì người đó có quyền khiếu nại theo quy định.

Kinh doanh văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn tại Huế

Chi phí mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm tại Huế
Chi phí mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm tại Huế

Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần những gì? 

Thủ tục mở cửa hàng văn phòng phẩm 

Trước tiên, để mở cửa hàng văn phòng phẩm bạn cần thực hiện đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 

Hồ sơ 

Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm (thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể). Bạn chuẩn bị hồ sơ mở gồm những mục cụ thể như sau:

– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh.

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

Nơi nộp hồ sơ

 Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tại nơi mở cửa hàng văn phòng phẩm.

Tiếp nhận hồ sơ

– Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận cho người nộp.

– Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Mã ngành nghề kinh doanh văn phòng phẩm

Để không ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh, hoạt động sau này của cửa hàng văn phòng phẩm, khi làm thủ tục đăng ký thành lập, bạn cần đăng ký đúng và đủ chi tiết mã ngành văn phòng phẩm. Bạn có thể tham khảo các mã ngành dưới đây.

Ngành nghề

Mã ngành

Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm

Chi tiết bao gồm:

  • Bán buôn văn phòng phẩm
  • Bán buôn sách, truyện, kể cả sách giáo khoa
  • Bán buôn báo, tạp chí, bưu thiếp và các ấn phẩm khác

46497

Bán lẻ sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

Chi tiết:

  • Bán lẻ sách, truyện các loại
  • Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng
  • Bán lẻ báo, tạp chí, bưu thiếp, ấn phẩm khác
  • Bán lẻ văn phòng phẩm: bút mực, bút bi, bút chì, giấy, túi đựng hồ sơ…

Loại trừ: Bán lẻ sách cũ hoặc sách cổ được phân vào nhóm 47749 (Bán lẻ hàng hóa khác đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên doanh)

47610

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng, trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi

Chi tiết: Bán buôn tủ, bàn, ghế văn phòng

46594

Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể

Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia, khu vực hoặc thành phố. Để biết chính xác về lệ phí cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể, bạn nên tìm hiểu và tham khảo thông tin từ cơ quan chính phủ hoặc cơ quan quản lý kinh doanh tại địa phương của bạn.

Tuy nhiên, để đưa ra một ví dụ, ở Việt Nam, trước đây, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể được quy định theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP. Theo nghị định này, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể thường nằm trong khoảng từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, quy định về lệ phí cấp giấy phép kinh doanh có thể thay đổi theo thời gian và chính sách của từng quốc gia hoặc địa phương. Do đó, để biết lệ phí cụ thể cho việc cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể, bạn nên tham khảo thông tin từ các nguồn chính thức và cơ quan có thẩm quyền tại địa phương của bạn.

Thuế môn bài cho hộ kinh doanh cá thể

Thuế môn bài là một loại thuế áp dụng cho một số loại hoạt động kinh doanh nhất định, bao gồm cả hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên, việc áp dụng thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của pháp luật thuế tại từng địa phương.

Cụ thể, theo quy định của Luật Thuế Môn Bài năm 2020, các hoạt động kinh doanh được miễn thuế môn bài bao gồm, một số trường hợp như sau:

Hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao, tôn giáo.

Hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị đặc biệt khác được Nhà nước giao.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp hợp tác xã, và một số trường hợp khác.

Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh khác sẽ phải nộp thuế môn bài theo mức thuế và quy định của từng địa phương. Do đó, chủ sở hữu hộ kinh doanh cá thể cần tìm hiểu kỹ các quy định địa phương để biết được các loại hoạt động kinh doanh nào bị áp dụng thuế môn bài và mức thuế như thế nào.

Nếu hộ kinh doanh cá thể phải nộp thuế môn bài, chủ sở hữu cần đăng ký và nộp thuế đúng hạn theo quy định của pháp luật thuế.

Khó khăn trong quản lý hộ kinh doanh cá thể

Quản lý hộ kinh doanh cá thể có thể đối mặt với một số khó khăn như sau:

Khó khăn trong quản lý tài chính: Do hộ kinh doanh cá thể thường có quy mô nhỏ, nên việc quản lý tài chính và theo dõi các khoản thu chi có thể gặp nhiều khó khăn. Chủ sở hữu hộ kinh doanh cần phải có kiến thức kế toán cơ bản và phải quản lý tài chính một cách chặt chẽ để tránh thiếu sót và lãng phí tài nguyên.

Thiếu kinh nghiệm quản lý: Đa số chủ sở hữu hộ kinh doanh cá thể không có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, điều này có thể làm cho quá trình quản lý và phát triển doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chủ sở hữu hộ kinh doanh cần phải học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để có thể quản lý và phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Thiếu nguồn lực: Hộ kinh doanh cá thể thường có quy mô nhỏ và không có nhiều nguồn lực để đầu tư vào việc quản lý và phát triển doanh nghiệp. Chủ sở hữu hộ kinh doanh cần phải tìm kiếm các nguồn lực từ bên ngoài như vốn đầu tư, đào tạo, v.v. để giúp đỡ cho việc phát triển doanh nghiệp.

Áp lực cạnh tranh: Hộ kinh doanh cá thể thường đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp lớn và các hộ kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực. Chủ sở hữu hộ kinh doanh cần phải tìm cách để tạo ra lợi thế cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.

Để vượt qua các khó khăn trong quản lý hộ kinh doanh cá thể, chủ sở hữu nên học hỏi từ các chuyên gia và người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, tìm kiếm các nguồn lực và hợp tác với các đối tác để tăng cường sức mạnh và cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Những lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm

Khi mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm, có một số lưu ý quan trọng bạn nên xem xét. Dưới đây là một số gợi ý để bạn khởi đầu:

Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về đối tượng khách hàng tiềm năng, xu hướng và nhu cầu của họ. Điều này giúp bạn chọn đúng các sản phẩm văn phòng phẩm phù hợp và xác định mức giá cạnh tranh.

Lập kế hoạch kinh doanh: Xác định mục tiêu kinh doanh, chiến lược tiếp thị, và quy trình vận hành cửa hàng. Lập một kế hoạch tài chính rõ ràng để đảm bảo sự ổn định tài chính trong quá trình khởi đầu.

Lựa chọn vị trí và không gian cửa hàng: Tìm một vị trí thuận lợi, gần các văn phòng, trường học hoặc khu dân cư đông đúc. Đảm bảo rằng không gian cửa hàng đủ lớn để trưng bày sản phẩm và tạo không gian thoải mái cho khách hàng.

Chọn nhà cung cấp đáng tin cậy: Lựa chọn các nhà cung cấp uy tín và cung cấp các sản phẩm văn phòng phẩm chất lượng. Đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Tạo một môi trường thân thiện và chuyên nghiệp để thu hút khách hàng. Tích cực tương tác và tư vấn khách hàng về sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Xem xét việc tạo chương trình khách hàng thân thiết để tăng khả năng quay lại của khách hàng.

Tiếp thị và quảng bá: Sử dụng các phương tiện tiếp thị hiệu quả như quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội, tờ rơi, hoặc quảng cáo trên địa phương để thông báo về cửa hàng của bạn. Tạo một trang web hoặc trang cửa hàng trực tuyến để khách hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm và đặt hàng trực tuyến.

Đa dạng hóa sản phẩm: Cung cấp một loạt các sản phẩm văn phòng phẩm từ các thương hiệu khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bao gồm giấy, bút, sổ tay, mực in, dụng cụ văn phòng và các sản phẩm công nghệ.

Quản lý kho hàng: Theo dõi và quản lý hàng tồn kho một cách chặt chẽ để đảm bảo luôn có đủ hàng để bán và tránh lãng phí. Sử dụng hệ thống quản lý kho hiệu quả để theo dõi hàng hóa và đặt hàng lại khi cần thiết.

Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt: Đào tạo nhân viên để cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn và hỗ trợ khách hàng. Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và giải quyết mọi khiếu nại một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Theo dõi hiệu suất kinh doanh: Theo dõi doanh thu, lợi nhuận và các chỉ số kinh doanh khác để đánh giá hiệu quả của cửa hàng và đưa ra các điều chỉnh cần thiết.

Đây chỉ là một số lưu ý cơ bản khi mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm. Cần lưu ý rằng mỗi doanh nghiệp có điều kiện và yêu cầu riêng, do đó, việc nghiên cứu và lập kế hoạch kỹ lưỡng là rất quan trọng để đạt được sự thành công trong ngành này.

Để Mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm tại Huế thành công. Hộ kinh doanh phải bỏ ra rất nhiều chi phí như: chi phí thuê mặt bằng; chi phí thuê nhân viên, chi phí mua phần mềm bán hàng; chi phí mua hàng hóa và các chi phí khác…vv. Làm thế nào để tối ưu hóa chi phí?; làm thế nào để tối ưu hóa lợi nhuận; thì các bạn có thể gọi cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn hồ sơ thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhanh chóng

Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty doanh nghiệp năm 2022

Thủ tục kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể

Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp

Thành lập hộ kinh doanh tại Huế

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Huế

Giải thể hộ kinh doanh Huế

Mở cửa hàng bán đồ ăn sẵn tại Huế

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể uy tín tại Huế

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Huế

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Huế

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm tại Huế
Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm tại Huế

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Địa chỉ: Số 135 Sóng Hồng, P. Phú Bài, Thị xã Hương Thủy, TT Huế

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo