MẪU HỢP ĐỒNG CUNG CẤP THỨC ĂN SUẤT ĂN CHO CÔNG TY, CĂN TIN, BỆNH VIỆN
MẪU HỢP ĐỒNG CUNG CẤP THỨC ĂN SUẤT ĂN CHO CÔNG TY, CĂN TIN, BỆNH VIỆN
MẪU HỢP ĐỒNG CUNG CẤP THỨC ĂN, SUẤT ĂN CHO CÔNG TY, CĂN TIN, BỆNH VIỆN là một văn bản quan trọng nhằm đảm bảo thỏa thuận hợp tác giữa bên cung cấp thực phẩm và bên sử dụng dịch vụ. Đây là cơ sở pháp lý giúp hai bên hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, từ đó tránh được các tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Hợp đồng này quy định cụ thể về số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời gian giao nhận suất ăn, cũng như các điều khoản về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với các công ty, căn tin hay bệnh viện – nơi cung cấp suất ăn hằng ngày cho nhiều người, việc đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, an toàn và đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Do đó, hợp đồng không chỉ giúp hai bên có sự ràng buộc pháp lý mà còn là cơ sở để giám sát, đánh giá chất lượng dịch vụ trong suốt quá trình hợp tác.
Bên cạnh đó, hợp đồng cũng quy định các điều khoản liên quan đến trách nhiệm của bên cung cấp trong việc đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Điều này bao gồm việc sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, quy trình chế biến đúng tiêu chuẩn, điều kiện vận chuyển và bảo quản hợp vệ sinh. Ngoài ra, hợp đồng cũng đưa ra các cam kết về thời gian cung cấp, chế độ bảo hành dịch vụ cũng như phương án xử lý khi xảy ra sự cố liên quan đến chất lượng thực phẩm. Chính vì vậy, việc soạn thảo và ký kết hợp đồng là bước quan trọng giúp đảm bảo quyền lợi của cả hai bên, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ suất ăn.

Hợp đồng dịch vụ ăn uống được sử dụng trong trường hợp nào và có cần công chứng không?
Không phải bất kỳ khi nào bên cung cấp dịch vụ ăn uống và bên sử dụng dịch vụ ăn uống cũng lập hợp đồng. Hợp đồng này thường chỉ sử dụng khi bên sử dụng dịch vụ ăn uống có nhu cầu sử dụng dịch vụ dài hạn, liên tục, số lượng lớn; hoặc sử dụng dịch vụ một lần nhưng giá trị dịch vụ cao; có nhiều yêu cầu: cung cấp dịch vụ ăn uống cho công ty, cung cấp dịch vụ ăn uống cho các buổi hội nghị, cưới hỏi…
Hợp đồng dịch vụ ăn uống là một loại hợp đồng dịch vụ được bên cung cấp dịch vụ ăn uống và bên sử dụng dịch vụ ăn uống lập ra nhằm ghi lại các thỏa thuận về quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên trong quá trình hợp tác. Hợp đồng này về bản chất chính là một loại hợp đồng dân sự; sự thỏa thuận của các bên dựa trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện. Theo thỏa thuận, bên cung ứng dịch vụ ăn uống có trách nhiệm cung cấp thức ăn; đồ uống cho bên sử dụng dịch vụ ăn uống còn bên sử dụng dịch vụ ăn uống có trách nhiệm phải trả tiền phí dịch vụ đầy đủ, đúng hạn cho bên cung ứng dịch vụ ăn uống.
Nội dung trong hợp đồng dịch vụ ăn uống cần đảm bảo chính xác các thông tin về số lượng; chất lượng; giá cả đồ ăn uống; thời gian cung cấp dịch vụ, thời hạn của hợp đồng cũng như thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan.
Hợp đồng dịch vụ ăn uống có cần công chứng không
Hợp đồng dịch vụ ăn uống là một loại hợp đồng dịch vụ; hợp đồng dân sự. Do đó, hợp đồng này không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, các hợp đồng dịch vụ ăn uống được ký kết thường có giá trị cao; hoặc thời gian dài hạn, có nhiều điều khoản; liên quan trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng dịch vụ; nên tốt nhất các bên nên đi công chứng hợp đồng. Hợp đồng dịch vụ ăn uống được công chứng; sẽ được coi như một điều kiện đảm bảo cho quyền và nghĩa vụ của hai bên. Đây cũng được coi như một chứng cứ trước tòa; là căn cứ giải quyết nếu hai bên xảy ra tranh chấp.
Những nội dung cần có trong hợp đồng dịch vụ ăn uống
Phần đầu hợp đồng
Hợp đồng dịch vụ ăn uống cần có đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ ở đầu văn bản;
Tên hợp đồng ghi rõ hợp đồng dịch vụ gì: cung cấp suất ăn công ty; cung cấp đồ ăn uống trong tiệc cưới…; ghi rõ số hiệu hợp đồng dịch vụ ăn uống lập ra;
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Ghi rõ các căn cứ soạn thảo hợp đồng: quy định tại Bộ luật Dân sự; Luật Thương mại; nhu cầu của bên sử dụng dịch vụ ăn uống và khả năng cung cấp của bên cung cấp dịch vụ ăn uống;
Ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm ký kết hợp đồng dịch vụ ăn uống giữa các bên.
Phần nội dung chính hợp đồng
Ghi rõ thông tin của các bên tham gia ký hợp đồng dịch vụ ăn uống
Nếu bên cung cấp hay bên sử dụng dịch vụ ăn uống là cá nhân thì ghi rõ: Họ và tên; năm sinh; số Chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nơi cư trú; số điện thoại, email, số tài khoản ngân hàng.
Nếu bên cung cấp hay bên sử dụng dịch vụ ăn uống là tổ chức, doanh nghiệp thì ghi rõ: Tên tổ chức, doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; mã số doanh nghiệp; họ tên và chức vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp; điện thoại, fax, email; số tài khoản ngân hàng.
Các điều khoản mà các bên tham gia ký hợp đồng dịch vụ ăn uống đã thỏa thuận với nhau
Nội dung: ghi cụ thể cung cấp dịch vụ ăn uống nào (cung cấp suất ăn hàng ngày, cung cấp đồ uống, cung cấp đồ ăn uống cho hội nghị…)
Phạm vi cung cấp dịch vụ ăn uống: ghi rõ địa điểm cung cấp thức ăn, đồ uống theo thỏa thuận: căng tin công ty, nhà bên sử dụng dịch vụ, nhà hàng…
Đối tượng phục vụ của bên cung cấp dịch vụ ăn uống: cán bộ, nhân viên, khách của công ty, khách mời của bên sử dụng dịch vụ…
Thời gian cung cấp dịch vụ ăn uống: Ghi rõ thời gian từ mấy giờ đến mấy giờ ngày nào, nếu cung cấp hàng ngày thì ghi rõ các buổi sáng, trưa, chiều, đêm từ mấy giờ đến mấy giờ.
Thời hạn hợp đồng dịch vụ ăn uống: Đối với hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống cho các công ty, cơ quan, tổ chức thì rõ là mấy năm kể từ ngày ký hợp đồng. Ghi rõ sau khi hết hợp đồng, hai bên có tiếp tục gia hạn không, trong điều kiện nào.
Phí dịch vụ ăn uống
Nếu cung cấp theo tháng, hai bên căn cứ theo đơn giá, số lượng suất ăn do bên cung cấp dịch vụ ăn uống cung cấp trên thực tế để tính toán, có thể chốt số lượng theo ngày, tuần hoặc tháng.
Đơn giá: Ghi rõ từng loại đồ ăn, đồ uống, suất ăn có giá bao nhiêu, đơn giá đã bao gồm thuế VAT chưa.
Thời gian và hình thức thanh toán chi phí dịch vụ ăn uống:
Hai bên thỏa thuận, bên sử dụng dịch vụ thanh toán phí dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ khi nào: kết thúc hợp đồng, theo từng tuần, theo tháng…
Phương thức thanh toán chi phí dịch vụ ăn uống: Ghi rõ trả bằng tiền mặt hay chuyển khoản.
Thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống.
Bên sử dụng dịch vụ ăn uống:
Được quyền yêu cầu bên cung cấp dịch vụ ăn uống đảm bảo về chất lượng, số lượng đồ ăn uống, cung cấp đúng thời gian và địa điểm theo thỏa thuận. Nếu không đúng yêu cầu thì bên sử dụng dịch vụ có quyền yêu cầu bên cung cấp dịch vụ giảm phí dịch vụ hoặc đền bù hợp đồng.
Có trách nhiệm tạo thuận lợi cho bên cung cấp dịch vụ thực hiện tốt hợp đồng và thanh toán phí dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ đầy đủ, đúng thời hạn thỏa thuận.
Bên cung cấp dịch vụ ăn uống:
Có nghĩa vụ đảm bảo về chất lượng; vệ sinh an toàn thực phẩm; số lượng đồ ăn uống; đúng thời; địa điểm cho bên sử dụng dịch vụ theo hợp đồng.
Được bên sử dụng dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp trang thiết bị, phương tiện dụng cụ (nếu có thỏa thuận) và được thanh toán tiền phí dịch vụ đầy đủ, đúng hạn.
Chấm dứt hiệu lực hợp đồng dịch vụ ăn uống đã ký: Ghi rõ từng bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nào; phải báo trước bao nhiêu ngày; thanh toán tiền dịch vụ ăn uống đã cung cấp; bồi thường thiệt hại như thế nào.
Ngoài ra các bên có thể đưa ra những thỏa thuận khác liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ ăn uống: tài sản, dụng cụ, phương tiện . . . Các điều khoản khác: gia hạn hợp đồng, phương thức trao đổi thông tin; giải quyết tranh chấp hợp đồng; phụ lục hợp đồng.
Phần cuối hợp đồng
Ghi rõ hợp đồng dịch vụ ăn uống đã thỏa thuận được này được lập thành mấy bản; mỗi bản có mấy trang và giao cho những bên nào giữ.
Các bên tham gia giao kết ký hợp đồng dịch vụ ăn uống, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng.
Tải mẫu hợp đồng dịch vụ ăn uống mới nhất
Mẫu hợp đồng bán thức ăn suất (bản word)
Mẫu hợp đồng cung cấp suất ăn cho bệnh viện (bản word)
Mẫu hợp đồng cung cấp suất ăn căn tin (bản word)

MẪU HỢP ĐỒNG CUNG CẤP THỨC ĂN, SUẤT ĂN CHO CÔNG TY, CĂN TIN, BỆNH VIỆN không chỉ là một thỏa thuận thương mại mà còn là công cụ quan trọng để đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm trong quá trình hợp tác. Việc thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng giúp bên cung cấp dịch vụ duy trì uy tín, đồng thời mang đến những bữa ăn chất lượng, an toàn và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của người sử dụng. Ngược lại, bên sử dụng dịch vụ cũng cần tuân thủ các điều khoản về thanh toán, phản hồi chất lượng, và phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp để đảm bảo suất ăn luôn đạt tiêu chuẩn tốt nhất.
Ngoài ra, hợp đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các tình huống phát sinh như chậm trễ giao hàng, vi phạm chất lượng thực phẩm hoặc sự cố liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng. Khi có tranh chấp xảy ra, các điều khoản trong hợp đồng sẽ là căn cứ để giải quyết một cách minh bạch, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cả hai bên. Do đó, khi ký kết hợp đồng, cả hai bên cần đọc kỹ từng điều khoản, thỏa thuận rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của mình để đảm bảo quá trình hợp tác diễn ra thuận lợi, hiệu quả và bền vững. Một hợp đồng chặt chẽ, rõ ràng sẽ không chỉ giúp duy trì chất lượng dịch vụ mà còn là cơ sở để xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa bên cung cấp và bên sử dụng dịch vụ.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG
Dịch vụ soạn thảo hợp đồng kinh tế
Tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác đầu tư
Kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng thuê nhà
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán rau củ quả
Thay đổi tên công ty có cần ký lại hợp đồng kinh tế không?
Có được ký hợp đồng trước khi thành lập công ty.
Có cần hợp đồng thuê nhà trước khi thành lập công ty?
Tiền phạt vi phạm hợp đồng có tính vào chi phí hay không?
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 085 3388 126
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com