Lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Rate this post

LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Hoạt động sản xuất tạo ra lượng chất thải lớn, điều này sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta. Vì vậy, các doanh nghiệp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý Nhà Nước thẩm tra. Vậy kế hoạch bảo vệ môi trường là gì? Trình tự thực hiện như thế nào? Quý khách hàng hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé. 

Hồ sơ thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Hồ sơ thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?

Kế hoạch bảo vệ môi trường là hồ sơ mang tính pháp lý cam kết bảo vệ môi trường của chủ doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. 

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường là tiến hành thực hiện bản kế hoạch bảo vệ môi trường mà trong đó thể hiện được những nội dung, biện pháp quản lý cũng như xử lý môi trường; mà doanh nghiệp đề xuất; và cam kết thực hiện trong suốt quá trình hoạt động. 

Căn cứ pháp lý lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Luật Bảo vệ môi trường;

Nghị định 40/2019/NĐ-CP;

Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.

Khi nào phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Kế hoạch bảo vệ môi trường được lập và trình phê duyệt trước khi triển khai xây dựng hoặc vận hành sản xuất. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề sản xuất đặc biệt như sản xuất hoá chất, phân bón, tái chế phế liệu,… thì các bạn cần được “chấp thuận chủ trương đầu tư” trước khi thực hiện KHBVMT. 

Một nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh chỉ được thực hiện các bước tiếp theo sau khi được cơ quan có thẩm quyền xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường.

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường

Luật pháp quy định rõ ràng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch cho từng trường hợp doanh nghiệp đăng ký. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 40/2019/NĐ-CP, trừ các đối tượng quy định tại điểm a khoản này do UBND cấp huyện có thẩm quyền xác nhận đăng ký. Cơ quan chuyên bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận đăng ký kế hoạch của các đối tượng:
Những đối tượng được quy định tại Phụ lục IV Mục I Phụ lục ban hành ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP .
Cơ sở sản xuất, dự án, kinh doanh dịch vụ quy định tại điểm a và b Khoản 1 Điều 32 của Luật bảo vệ môi trường 2014.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Đối tượng cần phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Tại Điều 29 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có quy định cụ thể về đối tượng đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Dưới đây là các trường hợp bắt buộc phải đăng ký theo quy định của pháp luật gồm:
Dự án đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ
Dự án, phương án kinh doanh, sản xuất, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô và nâng công suất có phát sinh: lượng nước thải trong khoảng 20m3/ngày – 500m3/ngày, chất thải rắn từ 01 tấn/ngày – 10 tấn/ngày, khí thải từ 5.000 m3/giờ – 20.000 m3/giờ. Trừ các dự án đầu tư sản xuất, dịch vụ, kinh doanh được quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP được miễn lập kế hoạch.

Trình tự thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Bước 1: Nộp hồ sơ: Chủ dự án nộp hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tới 

Hồ sơ lập Kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm

Tùy vào loại hình dự án và nơi thực hiện dự án mà chúng ta sẽ cần có những hồ sơ pháp lý khác nhau để lập Kế hoạch bảo vệ môi trường. Tuy nhiên về cơ bản hồ sơ Lập kế hoạch bảo vệ môi trường như sau: 

Giấy chứng nhận đầu tư;

Giấy đăng ký kinh doanh;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thay thế bằng: Hợp đồng thuê đất, Quyết định giao đất;

Thuyết minh dự án đầu tư bao gồm: quy mô hoạt động/sản xuất, quy trình hoạt động/sản xuất, danh mục máy móc thiết bị, số lượng công nhân viên,…

Các bản vẽ kỹ thuật về nhà xưởng/ cơ sở kinh doanh.

Thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch.

Đối với các đối tượng quy định tại Phụ lục IV Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP; và các dự án; cơ sở sản xuấ; kinh doanh dịch vụ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 Luật bảo vệ môi trường 2014; thì thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc về cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh. 

Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 40/2019/NĐ-CP, trừ các đối tượng quy định tại điểm a khoản này.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan tiếp nhận xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, phải có văn bản thông báo cho chủ dự án.

Bước 3: Xem xét hồ sơ:

Hồ sơ sẽ được xem xét, xác nhận đăng ký/đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án trong vòng 10 ngày làm việc. 

Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng một văn bản và nêu lý do (trong đó nêu rõ tất cả các nội dung cần phải bổ sung, hoàn thiện một lần).

Bước 4: Trả kết quả

Cơ quan tiếp nhận thông báo kết quả tới Chủ dự án, Chủ cơ sở.

Nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường.

Căn cứ quy định Luật bảo vệ môi trường 2014, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường gồm:

 Địa điểm thực hiện.

Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

 Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.

Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường.

Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Một số nội dung khác

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ-CP, kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm: phần thuyết minh có các nội dung quy định tại Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường, và phần thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) đối với công trình xử lý chất thải (đối với trường hợp phải xây lắp công trình xử lý chất thải theo quy định) theo quy định về xây dựng của pháp luật; có phương án phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi đi vào vận hành dự án; đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.

Đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động; kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động; và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án; phương án sản xuất, kinh doanh; mở rộng dịch vụ và nâng công suất mới. 

Trình tự thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Trình tự thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Kế hoạch bảo vệ môi trường là một thủ tục quan trọng trước khi đi vào hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường

Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản là gì?

Thành lập công ty tư vấn thiết kế về môi trường

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Thủ tục đăng ký xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
Thủ tục đăng ký xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111  

Zalo: 085 3388 126  

Gmail: dvgiaminh@gmail.com  

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo