ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Rate this post

ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Hoạt động sản xuất kinh doanh của con người ngày càng được mở rộng, thì lượng chất thải công nghiệp thải ra môi trường càng lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe người dân. Để thực hiện mục đích phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường; doanh nghiệp phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Nhằm giúp doanh nghiệp có được những thông tin cần thiết về kế hoạch bảo vệ môi trường; Gia Minh xin chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Căn cứ lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Luật Bảo vệ môi trường;

Nghị định 40/2019/NĐ-CP;

Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.

Khi nào phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Kế hoạch bảo vệ môi trường được lập và trình phê duyệt trước khi triển khai xây dựng hoặc vận hành sản xuất. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề sản xuất đặc biệt như sản xuất hoá chất, phân bón, tái chế phế liệu,… thì các bạn cần được “chấp thuận chủ trương đầu tư” trước khi thực hiện KHBVMT. Một nhà máy, cơ sở kinh doanh dịch vụ chỉ được thực hiện các bước tiếp theo sau khi được cơ quan có thẩm quyền xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường.

Cơ quan nào xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Có 02 cấp xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

Sở TNMT tỉnh/thành phố;

Phòng TNMT quận/huyện.

Để xác định doanh nghiệp bạn thuộc cơ quan nào phê duyệt, bạn tra cứu theo hướng dẫn ở mục sau nhé.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Đối tượng nào sẽ phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Để biết được doanh nghiệp của mình có thuộc đối tượng phải lập Báo cáo ĐTM hay không, các bạn tra cứu theo Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Cách thức tra cứu như sau:

Tra cứu cột (2): loại hình dự án.

Tra cứu cột (5): quy mô dự án.

Nếu dự án của bạn thuộc cột (2) và quy mô nằm trong quy định tại cột (5) thì dự án này thuộc đối tượng phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nếu dự án của bạn không thuộc cột (2) của Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì bạn xem xét đến lượng phát thải của dự án như sau:

Dự án có phát sinh nước thải (xả nước thải sinh hoạt lẫn nước thải sản xuất) từ 20m3/ngày đến dưới 500m3/ngày;

Dự án có phát sinh khí thải từ 5.000m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000m3 khí thải/giờ;

Dự án có phát sinh chất thải rắn từ 1 tấn/ngày đến dưới 10 tấn/ngày;

Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường.

Căn cứ theo Điều 30 Luật bảo vệ môi trường 2014, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường gồm:

– Địa điểm thực hiện.

– Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

–  Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.

– Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường.

– Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

– Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Hồ sơ cần thiết phải có để lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Tuỳ vào mỗi loại dự án và nơi triển khai dự án mà chúng ta sẽ cần có những hồ sơ pháp lý khác nhau để lập Kế hoạch bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Chúng tôi liệt kê bên dưới những hồ sơ cơ bản nhất cần có để lập Kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

Giấy chứng nhận đầu tư;

Giấy đăng ký kinh doanh;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thay thế bằng: Hợp đồng thuê đất, Quyết định giao đất;

Thuyết minh dự án đầu tư bao gồm: quy mô hoạt động / sản xuất, quy trình hoạt động/sản xuất, danh mục máy móc thiết bị, số lượng công nhân viên,…

Các bản vẽ kỹ thuật về nhà xưởng/ cơ sở kinh doanh.

Thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

Đối với các đối tượng quy định tại Phụ lục IV Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP; và các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 Luật bảo vệ môi trường 2014; thì thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc về cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh. 

Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 40/2019/NĐ-CP, trừ các đối tượng quy định tại điểm a khoản này.

Đối tượng thủ tục lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Đối tượng thủ tục lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng của con người, do đó các doanh nghiệp cần phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường  để tuân thủ đúng theo quy định pháp luật và để sản xuất kinh doanh bền vững.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản là gì?

Thành lập công ty tư vấn thiết kế về môi trường

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH   

Thủ tục xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
Thủ tục xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111  

Zalo: 085 3388 126  

Gmail: dvgiaminh@gmail.com  

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo