Kinh doanh dịch vụ xoa bóp

Rate this post

Kinh doanh dịch vụ xoa bóp

Sau những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi, người ta thường có nhu cầu tìm đến các cơ sở mát-xa, xoa bóp để được thư giãn. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp ra đời. Tuy nhiên, đây là một ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật. Mời quý khách hàng theo dõi bài viết Kinh doanh dịch vụ xoa bóp được Gia Minh trình bày dưới đây để nắm được những thông tin cần thiết.

Cơ sở pháp lý

Nghị định 109/2016/NĐ-CP

Nghị định 155/2018/NĐ-CP

Thông tư 41/2017/TT-BYT

Kinh doanh dịch vụ xoa bóp
Kinh doanh dịch vụ xoa bóp

Massage, xoa bóp là gì ?

Massage, xoa bóp là phương thức dùng tay, chân hoặc thiết bị cơ khí để tác động, làm căng, rung các cơ và xương của con người. Trong massage thường hay dùng các động tác như: xoa vuốt, day ấn, nhào nặn, bấm chặt, đấm vỗ, rung, massage bằng bàn tay, ngón tay, khuỷu tay, cẳng tay, bàn chân, đầu gối, hoặc với thiết bị riêng. Massage, xoa bóp giúp tăng lưu thông máu, giảm đau mỏi cơ, nhức xương, giúp tinh thần của con người được thoải mái hơn. Massage có thể khiến cho con người tăng lưu thông, tuần hoàn máu, giảm đau nhức các cơ, bộ phận trên cơ thể con người, ngủ sâu hơn.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp là gì?

Xoa bóp (tiếng Anh là massage) được biết đến là một phương pháp mát-xa hay áp dụng các kỹ thuật nắn, bóp hoặc áp lực lên các cơ, mô và dây thần kinh trong cơ thể để giảm căng thẳng, giảm đau, thư giãn cơ và tăng cường tuần hoàn máu. Xoa bóp có thể được thực hiện bằng tay hay bằng các thiết bị mát-xa chuyên dụng.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp có thể là một doanh nghiệp hoặc một nơi cung cấp các dịch vụ liên quan đến xoa bóp. Các cơ sở này thuộc vào ngành spa, thẩm mỹ viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe hoặc hoạt động độc lập. Đây là nơi cung cấp một loạt các liệu pháp như xoa bóp toàn thân, xoa bóp các vùng cơ cụ thể, xoa bóp dưỡng sinh, xoa bóp chữa bệnh,… và một số liệu pháp khác. Khách hàng khi đến đây sẽ được phục vụ, chăm sóc bởi những chuyên viên có kiến thức và kỹ năng chuyên môn về xoa bóp, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng đề ra.

Đặc điểm kinh doanh dịch vụ massage

Kinh doanh dịch vụ massage (xoa bóp) là một trong những loại hình kinh doanh dịch vụ vì vậy dịch vụ này có đầy đủ các đặc điểm cần có của ngành kinh doanh dịch vụ:

Loại hình kinh doanh này sẽ không tồn tại dưới các dạng là vật thể, chúng chính là tổng hợp của các hoạt động chứ không phải là những thứ mang yếu tố vật chất.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Không mang tính chất đồng nhất: Sản phẩm của dịch vụ sẽ không được tiêu chuẩn hóa, sẽ không cùng tạo ra được những dịch vụ có tính chất như nhau trong những khoảng thời gian khác nhau.

Yếu tố để việc quyết định nên chất lượng của dịch vụ sẽ dựa cả vào cảm nhận của khách hàng, với từng cá nhân riêng, thì việc đánh giá chất lượng của một dịch vụ cũng hoàn toàn có thể đối ngược nhau

Không thể tách rời: Sản phẩm về dịch vụ này sẽ gắn liền với những hoạt động cung cấp, quá trình sản xuất cho đến bước tiêu thụ sẽ được diễn ra một cách đồng thời. Bởi điều này mà chỉ khi nào khách hàng có nhu cầu sử dụng thì việc sản xuất mới được hoạt động.

Vai trò của kinh doanh dịch vụ massage

Bất cứ ngành nghề kinh doanh dịch vụ nào được pháp luật quy định cũng đều có những vai trò sau: 

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế.

Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm.

Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người.

Các loại hình kinh doanh dịch vụ massage

Kinh doanh dịch vụ massage thì quý khách có thể lựa chọn một trong các hình thức kinh doanh như sau:

Doanh nghiệp tư nhân. (Với loại hình này, chủ sở hữu phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp).

Công ty hợp danh.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. (Với loại hình này, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty).

Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Công ty Cổ phần.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ xoa bóp

Chính phủ ban hành Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế vào ngày 12/11/2018. Điểm đáng chú ý chính là Nghị định này đã bãi bỏ Điều 38 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp. Điều này có nghĩa rằng, cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp không cần phải đáp ứng các điều kiện hoạt động và có văn bản thông báo đủ điều kiện gửi về Sở Y tế theo quy định pháp luật trước đây nữa. 

Thêm vào đó, Thông tư 41/2017/TT-BYT cũng đã bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, trong đó bãi bỏ một phần quy định về điều kiện kinh doanh trong Thông tư 11/2001/TT-BYT ngày 06/6/2001 hướng dẫn điều kiện hành nghề xoa bóp. Hiện nay, Thông tư 11/2001/TT-BYT cũng đã hết hiệu lực. Như vậy, điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp đã không còn tồn tại.

Có thể kết luận rằng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp hiện nay không cần phải đáp ứng các điều kiện về hoạt động và các điều kiện về hành nghề nữa vì các quy định về nó đã được bãi bỏ hoặc hết hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, muốn kinh doanh dịch vụ xoa bóp, các cơ sở vẫn cần đáp ứng các quy định về điều kiện an ninh trật tự tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP.

Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp

Trách nhiệm theo nghĩa thông thường có thể hiểu là một nhiệm vụ hay một công việc không thể tránh khỏi mà mỗi cá nhân cần nhận thức và đảm nhận nó một cách đúng đắn. Mặc dù nhiều khi trách nhiệm có thể gây ra áp lực lớn nhưng nó mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong quá trình phát triển của cá nhân và xã hội. Có trách nhiệm trong cuộc sống giúp chúng ta được người khác tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi hơn để đạt được thành công.

Trong hoạt động kinh doanh, pháp luật cũng quy định rõ mỗi ngành, nghề kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện gì, có trách nhiệm như thế nào,… và dịch vụ xoa bóp cũng không ngoại lệ. Dưới đây là những trách nhiệm pháp lý mà cơ sở kinh doanh xoa bóp bấm huyệt cần đáp ứng trên tinh thần của Nghị định 96/2016/NĐ-CP:

Về trách nhiệm chung:

Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự phải đảm bảo thực hiện quy định về an ninh, trật tự đầy đủ; Trong vòng 05 ngày sau khi bắt đầu hoạt động, phải thông báo và gửi bản sao giấy chứng nhận an ninh, trật tự cho cơ quan Công an địa phương; Duy trì liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh; Không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; Thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý hoặc báo cáo đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an; Tuân thủ việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Chỉ tuyển dụng nhân viên từ đủ 18 tuổi trở lên, không nghiện ma túy và đáp ứng các yêu cầu về hành vi dân sự và không tuyển dụng nhân viên đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang chấp hành hình phạt tù; Trong vòng 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, cung cấp tài liệu như danh sách nhân viên, lý lịch, giấy tờ chứng minh điều kiện kinh doanh,… cho cơ quan Công an có thẩm quyền;… Để biết chi tiết hơn về các quy định trên, quý khách hàng hãy tham khảo thêm Điều 25 của Nghị định.

Về trách nhiệm riêng:

Bên cạnh việc đáp ứng các trách nhiệm chung theo quy định trên, cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp còn phải thực hiện các trách nhiệm đặc thù là: Bố trí nơi cất giữ, bảo quản an toàn tư trang, tài sản của khách và bố trí phòng nam riêng và nữ riêng khi thực hiện dịch vụ xoa bóp. Đây là một quy định tưởng chừng là rườm rà, không cần thiết nhưng thực tế lại rất hợp lý, là một điểm tiến bộ trong quá trình xây dựng pháp luật. Hãy cùng theo dõi tiếp phần tiếp theo của chúng tôi để biết lý do tại sao lại như vậy.

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ massage, xoa bóp

Theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì công ty kinh doanh dịch vụ massage, xoa bóp là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần phải đảm bảo các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất,… Tuy nhiên Nghị định 155/2018/NĐ-CP ban hành đã bãi bỏ các điều kiện hoạt động của công ty kinh doanh dịch vụ massage, xoa bóp tại  Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

Hiện nay, để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ massage, xoa bóp, doanh nghiệp chỉ phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP.

Hồ sơ thủ tục mở công ty kinh doanh dịch vụ massage, xoa bóp

Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ massage, xoa bóp lại khác nhau. Cụ thể:

Đối với công ty TNHH một thành viên:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với công ty TNHH 2 Thành viên và Công ty cổ phần:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với công ty Hợp danh:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách thành viên.

Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với doanh nghiệp tư nhân:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Trình tự thực hiện cấp giấy phép kinh doanh massage, xoa bóp

Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những tài liệu nêu trên.

Sau khi hồ sơ thành lập công ty đã hoàn tất, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ thông qua trang mạng điện tử của Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.

Sau khi nhận được hồ sơ, chuyên viên của Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong 03ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo từ chối hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Những thủ tục cần có sau khi có giấy phép kinh doanh massage, xoa bóp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về kinh doanh dịch vụ massage, xoa bóp, công ty phải thực hiện các thủ tục sau đây:

Khắc dấu-in bảng hiệu;

Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và tài khoản ngân hàng;

Khai thuế ban đầu.

Quy định về kinh doanh dịch vụ massage

Trước đây, Điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định điều kiện hoạt động đối với cơ sở kinh doanh massage (xoa bóp). Theo đó cơ sở kinh doanh massage (xoa bóp) phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất; thiết bị, bác sĩ phụ trách chuyên môn kỹ thuật. Cụ thể, trong thời hạn 10 ngày; trước khi hoạt động, cơ sở phải có văn bản thông báo đủ các điều kiện trên gửi về Sở Y tế. Tuy nhiên, Nghị định 155/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ Điều 38 của Nghị định 109/2016/ NĐ-CP. Như vậy, cơ sở kinh doanh massage (xoa bóp) không bắt buộc phải đảm bảo các quy định liên quan đến bác sĩ phụ trách chuyên môn; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị tại cơ sở.

Công văn số 579/KCN-PHCN&GĐ của Bộ Y tế về việc quản lý dịch vụ xoa bóp (massage) gửi Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương với nội dung: “Điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp không còn được quy định là loại hình kinh doanh dịch vụ có điều kiện và thủ tục công bố cơ sở…. Do đó, các Sở Y tế sẽ không tiếp nhận, giải quyết thủ tục công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp” hoặc “Massage”.

Như vậy, cơ sở kinh doanh massage (xoa bóp) không còn là loại hình kinh doanh phải thông báo đủ điều kiện hoạt động tới Sở Y tế trước khi hoạt động. Các điều kiện liên quan đến bác sĩ phụ trách chuyên môn; quy định buồng/ phòng và các thiết bị y tế được bãi bỏ.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh dịch vụ massage vẫn là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự vì vậy vẫn chịu sự điều chỉnh theo quy định tại khoản 5 điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ- CP.

Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ massage

Gia Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh với tiêu chí chính xác, nhanh gọn và tiết kiệm. Và để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ massage (xoa bóp) thì khách hàng cần chuẩn bị các thành phần hồ sơ sau:

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh

Bản sao GCN đăng ký hộ kinh doanh

Bản sao biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đối với hộ kinh doanh

Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của hộ kinh doanh.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ xoa bóp massage là gì?

Kinh doanh dịch vụ xoa bóp thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020.

Cụ thể, căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định:

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý

Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người.

Hoạt động xoa bóp thuộc cơ sở y tế phục vụ chữa bệnh và cơ sở giải quyết việc làm cho người khuyết tật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Như vậy, kinh doanh dịch vụ xoa bóp là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý. Cơ sở kinh doanh xoa bóp massage chỉ được phép hoạt động khi đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

 Điều kiện thành lập cơ sở xoa bóp (massage):

Theo điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, điều kiện thành lập cơ sở xoa bóp được quy định như sau:

Điều kiện về cơ sở vật chất:

Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình.

Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

Mỗi phòng xoa bóp có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sĩ hoặc nơi đón tiếp khách hàng;

Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ to, dễ đọc dán hoặc treo trên tường phòng xoa bóp in trên khổ giấy A1.

Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng.

Điều kiện về thiết bị:

Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh;

Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác sỹ;

Có đủ thuốc cấp cứu thông thường.

Điều kiện về nhân sự:

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sĩ hoặc y sĩ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sĩ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền;

Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.

Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3cm x 4cm.

Điều kiện về thông báo trước khi hoạt động:

Cơ sở dịch vụ xoa bóp không thuộc loại hình phải cấp giấy phép hoạt động nhưng trong thời hạn 10 ngày, trước khi hoạt động phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 nêu trên gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý.

Lưu ý:

Theo quy định chuyển tiếp tại điều 50 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP: Các cá nhân, tổ chức đã thực hiện dịch vụ xoa bóp, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định 109/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, phải bảo đảm đáp ứng đủ các điều kiện và thủ tục quy định tại Nghị định này.

Điều kiện hoạt động của cơ sở xoa bóp (massage):

Theo quy định tại khoản 5 điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP:

Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người.

Hoạt động xoa bóp thuộc cơ sở y tế phục vụ chữa bệnh và cơ sở giải quyết việc làm cho người khuyết tật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Như vậy, dịch vụ xoa bóp (massage) là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải đáp ứng một số điều kiện luật định và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự trước khi hoạt động.

Theo điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, trước khi hoạt động, cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp phải đáp ứng quy định như sau:

Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đối với người Việt Nam

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên, cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp phải nộp hồ sơ tại cơ quan công an có thẩm quyền để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự.

Ngoài ra, theo quy định tại điều 25, điều 30 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở xoa bóp phải đáp ứng các điều kiện sau:

Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự.

Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.

Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh.

Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an.

Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong cơ sở kinh doanh từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:

Danh sách những người làm việc trong cơ sở kinh doanh;

Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp

Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, trừ người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

Các tài liệu chứng minh cơ sở kinh doanh đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định tại các Điều 8, 11 và Điều 12 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;

Thống kê phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ (nếu có);

Sơ đồ khu vực kinh doanh.

Phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền cấp lại hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do bị mất, hư hỏng, hết thời hạn sử dụng hoặc cần thay đổi nội dung thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Tổ chức tập huấn về công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân viên bảo vệ và các nhân viên khác có liên quan trong cơ sở kinh doanh theo hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.

Nếu cơ sở kinh doanh tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, cơ sở kinh doanh phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.

Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.

Bố trí nơi cất giữ, bảo quản an toàn tư trang, tài sản của khách.

Bố trí phòng nam riêng và nữ riêng khi thực hiện dịch vụ xoa bóp.

Hi vọng qua bài viết Kinh doanh dịch vụ xoa bóp được Gia Minh trình bày sẽ giúp quý khách hàng nắm được trình tự, thủ tục cũng như điều kiện để hoạt động kinh doanh dịch vụ xoa bóp. Trường hợp quý khách hàng vẫn còn thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu muốn sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ ngay với Gia Minh để chúng tôi được kịp thời tư vấn một cách chính xác và nhanh chóng nhất.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

An ninh trật tự cho khách sạn

Thủ tục xin cấp giấy phép an ninh trật tự

23 trường hợp xin giấy phép ANTT

Xin cấp giấy chứng nhận an ninh trật tự cho khách sạn

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự

Trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận an ninh trật tự

Mức phạt khi kinh doanh không có giấy phép đủ điều kiện về an ninh trật tự là bao nhiêu?

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo