Đăng ký sở hữu trí tuệ mẫu thiết kế quần áo
Đăng ký sở hữu trí tuệ mẫu thiết kế quần áo
Quy trình Đăng ký sở hữu trí tuệ mẫu thiết kế quần áo
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nêu trên. bạn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm thời trang và thiết kế trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến một trong các địa chỉ sau:
Cục Bản quyền tác giả TP. Hà Nội (Số 33, ngách 2, ngõ 294 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội);
Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả TP. Hồ Chí Minh (170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh)
Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả TP. Đà Nẵng (01, Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng)
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu) cư trú hoặc có trụ sở.
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết
Thời hạn giải quyết xin cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm là 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ và phải đóng phí Nhà nước cho việc xin cấp giấy chứng nhận. Đối với tác phẩm điện ảnh thì phải nộp mức phí là 500.000 đồng/ Giấy chứng nhận theo như Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC.
Bước 3: Trả kết quả
Nếu tác phẩm không bị trùng lặp, sao chép, không vi phạm pháp luật, không vi phạm về các yếu tố thuần phong mỹ tục của dân tộc thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (đồng tác giả, đồng chủ sở hữu) sẽ được Cục bản quyền tác giả cấp sau 15 ngày. Trong trường hợp bị từ chối thì Cục bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Điều kiện đăng ký bản quyền, quyền tác giả đối với mẫu thiết kế thời trang
Đối tượng đăng ký quyền tác giả trong trường hợp này tập trung vào tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, và đây chủ yếu là các bản vẽ hoặc hình ảnh của các mẫu thiết kế thời trang đa dạng, bao gồm quần áo, giày dép, phụ kiện, trang sức, váy cưới, váy dạ hội, áo dài và nhiều loại thiết kế khác. Điều kiện cốt yếu là các mẫu thiết kế phải thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật riêng biệt, không được sao chép hoặc đạo nhái từ bất kỳ nguồn cảm hứng hoặc tác phẩm thiết kế của bất kỳ chủ thể nào khác.
Trong việc đăng ký bản quyền tác giả cho thiết kế thời trang, người có quyền đăng ký được xác định là tác giả, tức là người trực tiếp thực hiện và sáng tạo mẫu thiết kế thời trang. Điều này áp dụng cho những trường hợp khi tác giả chính là người đứng sau quá trình thiết kế, từ việc lên ý tưởng, thiết kế thực tế cho đến việc tạo nên tác phẩm. Ngoài ra, chủ sở hữu quyền tác giả cũng có thể là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu tác phẩm thông qua các phương thức như mua bán, đặt hàng thiết kế theo yêu cầu, nhận tặng hoặc thừa kế từ người khác.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Tại sao phải đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm thời trang và thiết kế?
Tác phẩm thời trang và thiết kế là đối tượng dễ bị đánh cắp, sao chép. Nếu không có cơ chế bảo hộ rõ ràng, tác phẩm này rất dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng để ăn cắp ý tưởng và làm thành tác phẩm của mình. Điều này không chỉ làm mất đi những lợi ích đáng lẽ được hưởng của tác giả mà còn gây mất uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức.
Chính vì vậy, việc bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm thời trang và thiết kế là vô cùng cần thiết, để có cơ chế bảo hộ tác phẩm rõ ràng hơn. Việc làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ là bằng chứng chứng minh ai là tác giả của tác phẩm. Khi đã có giấy chứng nhận thì bạn sẽ không cần phải chứng minh quyền tác giả là thuộc về mình nữa. Do đó, việc làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm thời trang và thiết kế là điều cần thiết để bảo hộ tác phẩm được tốt hơn.
Thủ tục đăng ký bản quyền thiết kế cần chuẩn bị gì?
Đăng ký bản quyền thiết kế là việc thực hiện thủ tục hành chính với Cục Bản quyền để Cục có thể xem xét cấp giấy chứng nhận quyền tác giả cho tác phẩm thiết kế. Để thực hiện thủ tục này, bạn cần chuẩn bị được các tài liệu tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bao gồm:
“a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
…
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[19] quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.”
Quy trình đăng ký bản quyền thiết kế thời trang dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp sản phẩm
Điều kiện đăng ký bản quyền thiết kế thời trang dưới hình thức kiểu dáng
Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp trong lĩnh vực thời trang được coi là có tính mới khi nó có sự khác biệt đáng kể so với những kiểu dáng thiết kế đã được tiết lộ công khai trước đó thông qua sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác, bất kể là tại trong nước hay ở nước ngoài.
Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp đối với các mẫu thiết kế thời trang được xem là có tính sáng tạo khi căn cứ vào các kiểu dáng của mẫu thiết kế đã được tiết lộ công khai trước đó thông qua sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác, bất kể là tại trong nước hay ở nước ngoài, trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp đó không thể dễ dàng tạo ra bởi một người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng cho các mẫu thiết kế thời trang được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp khi nó có thể được sử dụng như một mẫu để sản xuất hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài giống với mẫu thiết kế đó. Quá trình sản xuất có thể áp dụng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, đảm bảo tính nhất quán và sự tương đồng trong sản phẩm cuối cùng.
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng thiết kế thời trang tại Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm:
Khác với hồ sơ đăng ký bản quyền quyền tác giả mẫu thiết kế thời trang tại cục bản quyền, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ yêu cầu người nộp đơn cần chuẩn bị các thông tin và tài liệu như sau:
Tờ khai đăng ký theo quy định:
Thông tin đầy đủ về tên kiểu dáng thời trang đăng ký.
Thông tin chi tiết về tác giả và chủ sở hữu mẫu thiết kế, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, email liên hệ.
Phân loại kiểu dáng theo Bảng phân loại Locarno, để xác định loại hình kiểu dáng mẫu thiết kế.
Bản mô tả kiểu dáng mẫu thiết kế thời trang:
Tên đầy đủ của kiểu dáng công nghiệp.
Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp, ví dụ: trang phục hàng ngày, trang phục thể thao, trang sức…
Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất đã được tiết lộ công khai trước đó.
Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ minh họa cho kiểu dáng.
Mô tả chi tiết về kiểu dáng công nghiệp, bao gồm các đặc điểm nổi bật và độc đáo của nó.
Yêu cầu bảo hộ cụ thể cho kiểu dáng công nghiệp, nếu cần.
Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ thiết kế thời trang đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
Bộ ảnh hoặc bản vẽ thể hiện rõ kiểu dáng mẫu thiết kế, để có hình dung chính xác về ngoại hình và đặc điểm của nó.
Biên lai, chứng từ nộp phí và lệ phí:
Chứng minh việc nộp phí và lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp, để hoàn tất thủ tục đăng ký.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Quy định về hạn sử dụng của thực phẩm in trên nhãn hàng hóa
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như thế nào?
Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ kinh doanh bất động sản
Đăng ký thương hiệu cho xe đạp
Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm để tẩy trắng
Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho dịch vụ giặt là
Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?
Đăng ký nhãn hiệu logo tại Vũng Tàu
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 0868 458 111
Zalo: 0932 890 675
Gmail: dvgiaminh@gmail.com