TƯ VẤN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH MUA BÁN PHẾ LIỆU THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT HIỆN NAY?

Rate this post

TƯ VẤN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH MUA BÁN PHẾ LIỆU THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT HIỆN NAY?

Loại hình kinh doanh thu mua phế liệu là rất khá đặc biệt bởi ngoài việc mang lại những lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp thì nghề này còn góp phần giúp tiết kiệm được tài nguyên môi trường cho đất nước.

Tuy nhiên thì do tính đặc thù của nghề này, nên để có thể bắt đầu kinh doanh thu mua đồng phế liệu thì cần phải đáp ứng đủ những quy định và điệu kiện cần thiết thì lúc đó doanh nghiệp mới có thể bắt đầu kinh doanh phế liệu được. Vậy những doanh nghiệp muốn kinh doanh phế liệu thì sẽ phải làm như thế nào? Gia Minh sẽ Tư vấn về điều kiện kinh doanh mua bán phế liệu theo quy định mới nhất hiện nay để quý doanh nghiệp nắm rõ hơn nhé!

Tư vấn về điều kiện kinh doanh mua bán phế liệu theo quy định mới nhất hiện nay?
Tư vấn về điều kiện kinh doanh mua bán phế liệu theo quy định mới nhất hiện nay?

Kính chào Luật sư!

Nhờ luật sư tư vấn giúp em một số vấn đề như sau: Em mới thành lập một công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải ABC;, loại hình kinh doanh em đã đăng ký (dịch vụ vận tải, dịch vụ xuất nhập khẩu, buôn bán phế liệu;, thu gom rác thải không độc hại, cho thuê xe,…)

1.Công ty em muốn thực hiện kinh doanh mua phế liệu của các công ty khác như: sắt vụn, inox vụn, đồng vụn, nhôm vụn;, nhựa thải , bao bì cartons, … và sau đó công ty em ký họp đồng; để bán lại cho đối tác khác như vậy công ty em có được phép thực hiện không ạ ?

2. Việc giao dịch mua phế liệu của công ty em với những công ty muốn bán phế liệu cho bên em tuy nhiên; có những công ty đòi hỏi bên công ty em phải thực hiện làm thủ tục khai báo với cơ quan hải quan.

Vậy xin hỏi công ty em có đủ điều kiện; và chức năng để thực hiện làm các thủ tục khai báo tờ khai hải quan nhập khẩu phế liệu vào; (công ty em sẽ đóng thuế nếu có) rồi sau đó công ty em mới có thể bán số phế liệu này lại cho các đối tác khác để hưởng giá chênh lệch; ( mua bán trong lãnh thổ iệt Nam). Em có nghe nói là hải quan sẽ không cho các công ty làm thủ tục mua phế liệu; nếu không đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật đã ban hành ạ ?

Đọc thêm: Mua phế liệu có cần phải đăng kí kinh doanh không, quy trình như thế nào?

3. Giấy phép đăng ký ngành nghề kinh doanh của công ty em chỉ là làm thương mại; và dịch vụ không có chức năng để xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại; (công ty em không có nhà kho để chứa và phân loại). Vậy xin hỏi công ty em có được phép thu gom luôn những lọai chất thải như;: giẻ lau dính dầu, bóng đèn, dầu nhớt thải, nước tẩy rửa, thùng đựng dầu và hóa chất;… rồi sau đó công ty em sẽ ký hợp đồng với 1 công ty khác có đầy đủ chức năng xử lý chất thải rắn; và chât thải nguy hại này để ủy thác lại nhờ họ xử lý tòan bộ. Nếu được xin nhờ tư vấn giúp em thủ tục để thực hiện như thế nào ạ ?

Em rất mong nhận được sự tư vấn và hỗ trợ giải đáp cho công ty em từ luật Gia Minh. Em chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp về kinh doanh phế liệu, gọi: 0932 785 561

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Luật sư trả lời:

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định số 38/2015/NĐCP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu;
  • Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 quy định chi tiết thi hành một số điều của; Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định chi tiết;, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và quy định về quản lý dịch vụ quan trắc môi trường
  • Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường;, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

Nội dung tư vấn

1. Các đơn vị được thực hiện hoạt động nhập khẩu phế liệu

Hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được quy định trong; Nghị định số 38/2015/NĐ – CP và các văn bản hướng dẫn. Theo đó, các đơn vị được phép nhập khẩu phế liệu bao gồm:

– Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;

– Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức;, cá nhân sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

– Đơn vị đươc phép nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện cụ thể được quy định riêng với từng đối tượng. Cụ thể:

2. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng những điều kiện sau

– Có kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu;

– Có bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu;

– Có công nghệ, thiết bị tái chế tái sử dụng phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Nếu không thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp xử lý;

– Ký quỹ đảm bảo phế liệu nhập khẩu theo quy định;

– Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

3. Điều kiện của các doanh nghiệp kinh doanh phế liệu

Căn cứ theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 thì các doanh nghiệp kinh doanh phế liệu; chỉ có thể hoạt động khi đáp ứng các điều kiện cấp phép thu mua phế liệu bao gồm:

– Được cấp giấy phéo thành lập theo doanh nghiệp cũ năm 2014 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2015);

– Thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường. Tiến hành lập và đăng ký xác nhận vào những đề án bảo vệ môi trường đơn giản;

– Giấy xác nhận về phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền cung cấp;

– Có đủ khi bãu đạt chuẩn để chứa phế liệu.

– Căn căn cứ pháp lý chuyên ngành để cung cấp giấy phép kinh doanh phế liệu, cụ thể như sau:

  • Luật bảo vệ môi trường năm 2014
  • Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được ban hành ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định các khoản về Quy hoạch bảo vệ môi trường; và đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá nhân tố tác động môi trường cũng như các kế hoạch để bảo vệ môi trường.

4. Điều kiện để doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu

Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu;, nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, cụ thể được quy định tại Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, như sau:

“Điều 56. Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

Điều kiện về kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu

a) Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:

– Có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh; trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

– Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế; để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;

– Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.

Đọc thêm: Đăng ký giấy phép kinh doanh thu mua phế liệu cần những gì

Kinh doanh mua bán phế liệu theo quy định mới nhất hiện nay
Kinh doanh mua bán phế liệu theo quy định mới nhất hiện nay

b) Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:

– Có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu; và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

– Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm;, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;

– Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.

Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao; cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.

Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.

Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở của mình theo đúng công suất thiết kế để sản xuấ;t ra các sản phẩm, hàng hóa. Không được nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế và bán lại phế liệu. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; chỉ được nhập khẩu phế liệu tối đa bằng 80% công suất thiết kế; số phế liệu còn lại phải được thu mua trong nước để làm nguyên liệu sản xuất.

Đọc thêm: Tư vấn thành lập công ty nhập khẩu phế liệu

Đối với nhựa phế liệu, chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa; (không bao gồm hạt nhựa tái chế thương phẩm), trừ các trường hợp dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư; và cơ sở sản xuất đang hoạt động được phép nhập khẩu nhựa phế liệu để sản xuất; ra hạt nhựa tái chế thương phẩm đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Đối với giấy phế liệu, chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm;, hàng hóa (không bao gồm bột giấy tái chế thương phẩm).

Ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.”

Ngoài ra cần phải đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu quy định tại Điều 76, cụ thể như sau:

“Điều 76. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu

Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; và thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm điều kiện về bảo vệ môi trường;

b) Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu;, xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường”.

Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện nào

– Có hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với đơn vị trực tiếp sử dụng phế liệu đã đáp ứng điều kiện tại mục 1 nêu trên;

– Ký quỹ đảm bảo phế liệu nhập khẩu

– Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Đọc thêm:  Điều kiện kinh doanh mua bán phế liệu

Trên đây là tư vấn của Luật Gia Minh về Tư vấn về điều kiện kinh doanh mua bán phế liệu theo quy định mới nhất hiện nay?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 0932 785 561 để được giải đáp.

 Dịch vụ thành lập công ty mua bán phế liệu trọn gói
Dịch vụ thành lập công ty mua bán phế liệu trọn gói

Xin giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện

Hồ sơ và thủ tục xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

 Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Căn cứ Điều 36 Luật An toàn thực phẩm)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy chứng nhận mã số mã vạch

 Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

 Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

Như vậy, so với hiện hành thì hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch có sự thay đổi ở phần đơn đăng ký.

(Khoản 5 Điều 2 Nghị định 13/2022/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch ở đâu?

Người đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

(Khoản 2 Điều 19a, khoản 2 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Trình tự đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

(Điểm a khoản 3 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy đăng ký nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu: nhằm kiểm tra có nhãn hiệu trùng hay tương tự với nhãn hiệu của chủ thể khác hay không. Đồng thời đánh giá được khả năng nhãn hiệu đó có được cấp văn bằng bảo hộ hay không.

Có 02 hình thức tra cứu để khách hàng tham khảo và cân nhắc

Tra cứu sơ bộ miễn phí trên đường link http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php Cục SHTT.

Tra cứu có trả phí tra cứu từ Cục SHTT

Hoặc có thể truy cập vào bài viết Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu để tìm hiểu chi tiết.

Với số lượng đăng ký đơn hằng năm là rất nhiều nên việc tra cứu nhằm đảm bảo khả năng đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

02 Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 04-NH Thông tư 01/2007/TT BKHCN)

05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

Chứng từ nộp phí, lệ phí.

01 Bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh có công chứng hoặc chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân để lấy thông tin soạn hồ sơ (mục đích là để lấy thông tin soạn giấy ủy quyền và hồ sơ đăng ký);

01 Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn)

Các tài liệu khác (nếu có):

Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Hình thức nộp đơn:

Nộp trực tiếp:

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Nộp đơn trực tuyến:

Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Đầu tiên, người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn, khi hoàn thành người nộp đơn sẽ nhận Phiếu xác nhận nộp đơn trực tuyến.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Sau đó cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống

Trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu được gửi cho người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN 

Dịch vụ báo cáo thuế giá rẻ trọn gói từ 300.000 đồng / tháng 

Thay đổi ngành nghề kinh doanh TPHCM

khác nhau giữa báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất

Thành lập công ty giá rẻ tại TPHCM

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Thành lập công ty có cần kế toán không? 

Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo