Trình tự thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Ngãi

Rate this post

Trình tự thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Ngãi

Bạn đang muốn tìm hiểu trình tự thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Ngãi vì doanh nghiệp đang kinh doanh không hiệu quả. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các thủ tục.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Ngãi
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Ngãi

Tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Ngãi của doanh nghiệp được hiểu như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tình trạng pháp lý của doanh nghiệp như sau:

Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

“Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Tìm hiểu thêm:

Các bước giải thể công ty

Quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH một thành viên

“Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mà qua công tác kiểm tra, xác minh của Cơ quan quản lý thuế và các đơn vị có liên quan không tìm thấy doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký. Thông tin về doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký do Cơ quan quản lý thuế cung cấp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc thay đổi, cập nhật, thời điểm chuyển tình trạng pháp lý và kết thúc tình trạng pháp lý do Cơ quan quản lý thuế quyết định. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm cung cấp, cập nhật tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký” của doanh nghiệp tới Cơ quan đăng ký kinh doanh qua Hệ thống thông tin đăng ký thuế kết nối với Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện ghi nhận, cập nhật tình trạng pháp lý do Cơ quan quản lý thuế cung cấp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Theo đó tạm ngừng kinh doanh là một tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, là việc doanh nghiệp chuyển tình trạng pháp lý từ “đang hoạt động” sang “tạm ngừng kinh doanh”. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn tồn tại nhưng không được tiến hành hoạt động kinh doanh.

Thủ tục đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại Quảng Ngãi

Theo Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty sẽ được thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký trước khi tạm ngừng kinh doanh chậm nhất là 03 ngày trước khi tiến hành tạm ngừng kinh doanh. Thông báo này phải bao gồm các thông tin sau:

Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Ngành, nghề kinh doanh;

Ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng;

Lý do tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

Trong trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc địa điểm kinh doanh muốn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn thông báo ban đầu thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

Trong trường hợp doanh nghiệp quyết định tạm ngừng kinh doanh phải kèm theo trong hồ sơ bản thông báo có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.

Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có một thành viên, thông báo tạm ngừng kinh doanh cần có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty.

Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh thông qua 2 hình thức:

Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;

Nộp thông qua Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia tại địa chỉ: www.dangkykinhdoanh.gov.vn.

Việc nộp đầy đủ các giúp cơ quan chức năng nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp và đảm bảo việc thay đổi thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh được cập nhật chính xác trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Phòng đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu tạm ngưng hoạt động kinh doanh, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xử lý hồ sơ doanh nghiệp nhận được trong thời gian 3 ngày làm việc và đưa ra kết quả như sau:

Giấy xác nhận tạm ngừng hoạt động kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ: Trong trường hợp hồ sơ cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định và đáp ứng các yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận cho doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh;

Thông báo sửa đổi, bổ sung văn bản nếu xét thấy không hợp lệ: Nếu trong quá trình xử lý hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện thông tin hoặc văn bản không đủ hoặc không chính xác, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung để đảm bảo hồ sơ trở nên hợp lệ và hoàn chỉnh theo quy định.

Khi hoàn tất thủ tục thông báo, doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả xử lý từ Phòng Đăng ký kinh doanh qua phương thức mà họ đã lựa chọn, bao gồm việc nhận giấy xác nhận tạm ngừng hoạt động kinh doanh (nếu hồ sơ hợp lệ) hoặc thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết (nếu hồ sơ không đủ điều kiện). Điều này nhằm đảm bảo quy trình tạm ngừng kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi và tuân thủ quy định của pháp luật.

Bước 3: Hoạt động kinh doanh công ty chính thức tạm ngừng

Sau khi cơ quan có thẩm quyền nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo, mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại, doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

Chi phí Trình tự thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Ngãi

Chi Phí tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Ngãi
Chi Phí tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Ngãi

Thông báo tạm ngừng với Cơ quan đăng ký kinh doanh tại Quảng Ngãi

Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh. 

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh. 

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm. 

Như vậy doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh phải gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh. Khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì tất cả đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp cũng đồng thời tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần là không quá 01 năm và trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu muốn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì gửi thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. 

Doanh nghiệp nên chọn tạm ngừng kinh doanh hay giải thể tại Quảng Ngãi

Hiện nay, dưới ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, mặc dù những ngành, nghề thiết yếu vẫn được phép hoạt động nhưng sức tàn phá của nó đối với đa số các doanh nghiệp là không thể tránh khỏi.

Một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến tình trạng chủ doanh nghiệp phải quyết định ngừng kinh doanh, tuy nhiên việc lựa chọn hình thức tạm ngừng hoạt động hay giải thể sẽ phụ thuộc vào tình hình hiện tại của mỗi doanh nghiệp, cụ thể:

Doanh nghiệp nên lựa chọn tạm ngừng kinh doanh khi:

Gia Minh  Vẫn đủ khả năng tài chính cho việc phục hồi, trở lại sản xuất, kinh doanh.

Gia Minh Có ý định tái cơ cấu công ty, hoạch định lại các chiến lược và mục tiêu kinh doanh.

Gia Minh Số lượng lao động ít hoặc không thuê lao động. Sở dĩ, do việc tạm ngừng kinh doanh dài sẽ dẫn đến tình trạng người lao động không có thu nhập rồi xin nghỉ việc , vì vậy những công ty có nhiều lao động nên cân nhắc có nên tạm ngừng kinh doanh hay không?

Doanh nghiệp nên lựa chọn giải thể doanh nghiệp khi:

Gia Minh Tình hình kinh doanh thua lỗ, thiệt hại nặng nề do dịch bệnh. Doanh nghiệp nhận thấy không còn khả năng để phục hồi sản xuất, kinh doanh

Gia Minh Công ty có nhiều lao động, không còn khả năng thanh toán BHXH, tiền lương cho NLĐ, các chi phí khác trong thời gian dịch bệnh.

Lưu ý: Không nhất thiết vì kết quả kinh doanh “bết bát”, không còn khả năng phục hồi mà doanh nghiệp lựa chọn luôn việc giải thể. Doanh nghiệp có thể thông báo tạm ngừng kinh doanh. Thời gian tạm ngừng kinh doanh là lúc để doanh nghiệp lên phương án khắc phục thiệt hại, cơ cấu lại tổ chức nhằm vượt qua khó khăn do dịch bệnh.

Tóm lại doanh nghiệp không nên vội vàng làm thủ tục giải thể doanh nghiệp trong giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19.

Tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Ngãi có bị thanh tra kiểm tra thuế không?

Câu trả lời là CÓ. Căn cứ điểm d, khoản 2 điều 4 126/2020/NĐ-CP, thông thường trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, cơ quan thuế sẽ không thực hiện việc kiểm tra thuế. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có những biểu hiện rủi ro về nghĩa vụ thuế như sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp giả mạo (công ty ma), kê khai thông tin không chính xác về chi phí đầu vào để giảm thuế, hoặc tạm ngừng hoạt động một cách có chủ ý để tránh tuân thủ luật thuế,… thì cơ quan thuế sẽ tiến hành cuộc thanh tra, kiểm tra thuế trong thời gian doanh nghiệp đang tạm ngừng kinh doanh. Trong tình huống này, doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải tuân thủ các quy định của quá trình thanh tra và kiểm tra thuế.

Việc này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp, bao gồm việc phải nộp phạt và các khoản tiền bổ sung cùng với việc cần thiết phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Do đó, trong mọi trường hợp, việc tuân thủ nghĩa vụ thuế cần được ưu tiên hàng đầu để tránh các rủi ro pháp lý và tài chính tiềm ẩn.

Trình tự thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Ngãi do Gia Minh thực hiện nhằm đem đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Giải thể công ty TNHH

Thủ tục giải thể công ty

Tạm ngừng hoạt động công ty

Tạm ngừng kinh doanh tại TPHCM

Cần tạm ngừng kinh doanh tại TPHCM

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH một thành viên

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Muốn tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Ngãi
Muốn tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Ngãi

Địa chỉ: Thửa đất số 245, tờ bản đồ số 8, đường Hoàng Văn Thụ, Phường Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên, Quảng Ngãi

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo