Thủ tục làm giấy phép kinh doanh bánh mì

5/5 - (1 bình chọn)

Thủ tục làm giấy phép kinh doanh bánh mì

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020;

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

Luật an toàn thực phẩm 2010.

Thủ tục làm giấy phép kinh doanh bánh mì
Thủ tục làm giấy phép kinh doanh bánh mì

Thủ tục làm giấy phép kinh doanh bánh mì 

Điều kiện đăng ký hộ kinh doanh cá thể (khoản 2 Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)

Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh (Điều 6 Luật Đầu tư);

Tên hộ kinh doanh dự định đăng kýphù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP;

Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định. (Theo Thông tư 176/2012/TT-BTC, lệ phí đăng ký kinh doanh cá thể hiện này là 100.000 đồng/lần).

Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh lò bánh mì.

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng kýhộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Ngành, nghề kinh doanh;

Số vốn kinh doanh;

Số lao động;

Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập;

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Nơi nộp hồ sơ:

Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện).

Thời gian làm thủ tục

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định:

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh;

Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh bán bánh mì

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;

Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).

Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:

Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;

Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;

Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;

Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);

Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 1 bộ.

Nộp hồ sơ

Người thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở.

Ngoài hình thức nộp hồ sơ trực tiếp như trên, công dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố.

Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

Nhận kết quả

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Người thực hiện đăng ký hộ kinh doanh phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật để nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tìm hiểu thêm:

kiểm nghiệm mì sợi các loại 

giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất bánh gạo 

 thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng bột làm bánh 

Những điều cần lưu ý để chuẩn bị đăng ký hộ kinh doanh bánh mì

Đặt tên hộ kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật

Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:

Loại hình “Hộ kinh doanh”;

Tên riêng của hộ kinh doanh.Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu;

Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh;

Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh;

Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện;

Chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh bánh mì được đề cập ở phần trên.

Các thủ tục đăng ký kinh doanh lò bánh mì

Bước 1: Đăng ký kinh doanh bán bánh mì

Trường hợp 1: Đăng ký hộ kinh doanh

Hồ sơ mở lò bánh mì

Hồ sơ 1 bộ gồm:

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lò bánh mì:

Nộp trực tiếp tại Phòng tài chính kế hoạch nơi hội kinh doanh đặt trụ sở chính.

Kết quả sau khi nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh

Hồ sơ hợp lệ: Phòng tài chính kế hoạch trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Hồ sơ không hợp lệ: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng tài chính kế hoạch thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Trường hợp 2: Đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ xin giấy phép

Hồ sơn 01 bộ gồm

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên/cổ đông;

Danh sách thành viên/cổ đông (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh).

Điều lệ công ty (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh);

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

Bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu có).

Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lò bánh mì

Nộp hồ sơ trực tiếp: tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Nộp hồ sơ trực tuyến: trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp – 

Kết quả sau khi nộp hồ sơ xin giấy phép

Hồ sơ hợp lệ: cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Hồ sơ không hợp lệ: ra thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Bước 2: Đăng ký Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận đủ điều kiện

Hồ sơ 01 bộ gồm

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Kết quả sau khi nộp hồ sơ xin phép đến cục an toàn thực phẩm

Hồ sơ hợp lệ: Cục an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại lò bánh mì và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong thời hạn 15 ngày nếu cơ sở có hồ sơ hợp lệ và đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ không hợp lệ: Phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

Đăng ký Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh mì

Bánh mì là món ăn nhanh được ưa chuộng và phổ biến nhất tại Việt Nam. Trong Bánh mì có chứa những chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể bạn bởi chất xơ cũng như các dưỡng chất: vitamin E, ma-giê, selen, kẽm, chất sắt và vitamin B…, nên bánh mì được liệt vào danh sách những thực phẩm nên lựa chọn để tiêu dùng. Ngày nay, với nhu cầu ăn uống ngày càng nhiều. Do đó, có rất nhiều cơ sở sản xuất bánh mì được mở ra, nhằm phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Bên cạnh đó, việc cơ sở sản xuất bánh mì có bảo đảm an toàn thực phẩm hay không? luôn là vấn đề đáng lo ngại. Vì vậy, để sản xuất bánh mì đạt chất lượng và được thuận lợi buôn bán trên thị trường, bắt buộc doanh nghiệp cần phải xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh mì của mình.

Phải đáp ứng những điều kiện gì? Phải thực hiện những thủ tục nào? Cơ quan nào quản lý?… là điều mà không phải tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nào cũng nắm được. Để tiết kiệm thời gian, chi phí, nhanh chóng đưa cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình đi vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, Quý khách hãy liên hệ với C.A.O Media, chúng tôi sẽ tư vấn và thay bạn thực hiện các thủ tục xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cần đáp ứng các yêu cầu như sau:

 Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm bánh mì và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm

 Được thành lập hợp pháp có ngành nghề kinh doanh phù hợp

 Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm

 Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm

 Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm

 Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm bánh mì

 Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm

 Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Mẫu đơn đăng ký kinh doanh mở tiệm bán bánh mì mới nhất
Mẫu đơn đăng ký kinh doanh mở tiệm bán bánh mì mới nhất

Các điều kiện khi xin giấy phép cho cơ sở sản xuất bánh mì 

Điều kiện đầu tiên để có những giấy phép cần có cho cơ sở sản xuất bánh mì tươi đó chính là cơ sở sản xuất, đóng gói và kinh doanh sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bên cạnh đó kèm theo những điều kiện cụ thể như sau:

Có địa điểm, diện tích thích hợp đối với nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác phải có khoảng cách an toàn.

Trang thiết bị đầy đủ để xử lý nguyên liệu; chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm trà khác nhau.

Có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, khử trùng; nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.

Có hệ thống xử lý nước thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

dịch vụ đăng ký mã số mã vạch bánh trung thu 

kiểm nghiệm chất lượng bột mì 

kiểm nghiệm bánh mứt tết 

kiểm nghiệm bánh trung thu

Điều kiện xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở bánh mì bí ngô 

Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh mì gừng 

Đăng ký giấy phép VSATTP tại cơ sở sản xuất bánh mì đen 

Vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất bánh mì đen 

Vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất bánh mì trắng 

Vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất bánh mì ngũ cốc

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo