Thành lập hộ kinh doanh nông sản tại vĩnh phúc

Rate this post

THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH NÔNG SẢN TẠI VĨNH PHÚC

Việt Nam có thế mạnh về nông nghiệp, hàng nông sản phục vụ thị trường trong nước và quốc tế. Ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, nhận thấy được tiềm năng này, bạn đang muốn thành lập hộ kinh doanh nông sản tại Vĩnh Phúc.

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh nông sản tại Vĩnh Phúc
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh nông sản tại Vĩnh Phúc

Nông sản tại vĩnh phúc là gì?

Hàng hóa nông sản là khái niệm dùng để chỉ những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua cây trồng. Hay nói đơn giản hơn đó chính là những sản phẩm được những người nông dân sản xuất, chế biến nông sản ra với mục đích thu hoạch và bán ra thị trường.

Nông sản gồm những loại nào?

Hàng nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng, chúng có nguồn gốc từ các hoạt động nông nghiệp.

Sản phẩm cơ bản, thiết yếu: gạo, lúa mì, sữa, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau củ quả tươi,…

Sản phẩm phái sinh: bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt,…

Sản phẩm được chế biến: bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, trái cây sấy khô, thực phẩm đóng hộp,…

Thu mua nông sản có phải đăng ký kinh doanh tại Vĩnh Phúc
Thu mua nông sản có phải đăng ký kinh doanh tại Vĩnh Phúc

Thu mua nông sản có phải đăng ký kinh doanh tại vĩnh phúc

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐCP, Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

 Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

 Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Theo quy định trên, thu mua nông sản trong nước không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên không phải đăng ký. Và nếu thương lái chỉ thu mua nông sản trực tiếp từ người nông dân, bán lại cho các đại lý hoặc doanh nghiệp khác thì không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Nếu có hoạt động kinh doanh vượt phạm vi trên như có gia công, sơ chế nông sản, đóng bao bì…làm tăng giá trị vốn có của nông sản thì cần phải đăng ký kinh doanh để khai thuế.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại vĩnh phúc

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Khi đó ăn không chỉ để no mà phải đảm bảo an toàn sức khỏe. Đặc biệt, trước nạn thực phẩm bẩn, có chứa chất độc hại tràn lan trên thị trường như hiện nay thì vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm càng được chú trọng hơn. Bởi vậy mà khi kinh doanh mặt hàng nông sản cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực xung quanh

Sơ đồ quy trình sơ chế, sản xuất, đóng gói, bảo quản tại cơ sở

Bản thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy chứng nhận đã tham gia tập huấn kiến thức ATTP và giấy xác nhận đã đủ sức khỏe của chủ cơ sở và những người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh

Thuế VAT là gì? hàng nông sản là gì?

Trước khi hiểu rõ về thuế VAT hàng nông sản được quy định như thế nào người dùng cần hiểu thuế VAT là gì và hàng nông sản là gì.

Thuế VAT là gì

Thuế VAT là viết tắt của thuế giá trị gia tăng ( thuế GTGT), đây là loại thuế gián thu được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.

Hàng nông sản là gì

Hàng nông sản có thể hiểu là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp (nghề làm muối) chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra.

Ví dụ sản phẩm nông sản: lúa gạo, ngô, khoai, sắn, cà phê, hồ tiêu, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm, sản phẩm trồng trọt bao gồm cả sản phẩm rừng trồng…

Tham khảo thêm:

Kiểm nghiệm nông sản

Thành lập công ty xuất khẩu nông sản

Đăng ký mã số mã vạch cho nông sản

Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu nông sản

Đăng ký thành lập hộ kinh doanh nông sản tại Vĩnh Phúc
Đăng ký thành lập hộ kinh doanh nông sản tại Vĩnh Phúc

Thuế VAT hàng nông sản được quy định như thế nào

Hàng nông sản là hàng hóa đặc biệt không phải nộp thuế VAT. Cụ thể như thế nào?

Hàng nông sản thuộc đối tượng không chịu thuế VAT

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 1, Thông tư số 26/2015/TTBTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng không chịu thuế VAT như sau:

“Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.”

Như vậy, hàng nông sản là đối tượng không phải nộp thuế VAT. Theo đó, các sản phẩm nông sản như lúa, ngô khoai, rau củ, cá, gà… không đánh thuế GTGT khi qua sơ chế thông thường.

Thủ tục Thành lập hộ kinh doanh nông sản tại vĩnh phúc

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp hợp lệ

Tùy vào loại hình doanh nghiệp định thành lập, nhà đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ tương ứng theo quy định tại điều 19 22 Luật Doanh nghiệp 2020. Về cơ bản thì bộ hồ sơ thường bao gồm các tài liệu sau:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty

Danh sách thành viên/cổ đông công ty

Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty

Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính)

Nhà đầu tư có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp qua các phương thức sau đây:

Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;

Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đáp ứng đủ các điều kiện, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp“

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.

Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại vĩnh phúc

Bước 1: Tổ chức học lớp tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và tổ chức khám sức khỏe cho người quản lý/chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh.

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm và nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Bước 3: Thẩm định hồ sơ, cơ sở thực địa.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận

Kinh nghiệm kinh doanh nông sản sạch tại Vĩnh Phúc
Kinh nghiệm kinh doanh nông sản sạch tại Vĩnh Phúc

Các loại thuế kinh doanh nông sản cần phải nộp tại vĩnh phúc

Theo quy định của nhà nước Việt Nam, tổ chức cá nhân kinh doanh nông sản cần phải có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại luật thuế và các văn bản về thuế có liên quan. Theo đó, các loại thuế cần phải đóng đó là:

Thuế môn bài

Là loại thuế doanh nghiệp phải đóng hàng năm cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Mức thuế được xác định dựa vào vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh hoặc vốn đầu tư nước ngoài.

Đây là quy định cho cả cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản. Ngoại trừ những trường hợp cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu dưới 100 triệu. Việc nộp thuế môn bài được căn cứ theo số vốn đăng ký thành lập và nộp theo bậc thuế tại văn bản hợp nhất số 33/VBHNBTC.

Thuế giá trị gia tăng hàng nông sản

Là loại thuế gián thu đánh giá trên khoảng giá trị tăng thêm của hàng hóa nông sản trong quá trình sản xuất, kinh doanh, lưu thông đến tiêu dùng. Loại thuế này được nộp vào ngân sách nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa. Số thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vào giai đoạn đánh thuế.

Đối với những sản phẩm nông sản do tổ chức, cá nhân tự sản xuất và sơ chế sẽ hay hàng nông sản sơ chế thông thường cung cấp cho doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng trong kinh doanh thương mại sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Đối với các sản phẩm nông sản sơ chế bán cho đơn vị, cá nhân không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã trong kinh doanh thương mại sẽ phải là 5%.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp có thể hiểu là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu thuế của doanh nghiệp kinh doanh nông sản.

Nếu thành lập công ty, cơ sở kinh doanh nằm ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì được miễn thuế theo quy định tại Khoản 1, Điều 6, Thông tư 96/2015/TT. Theo quy định tại Điều 1 của Nghị định 12/2015/NĐCP, áp dụng thuế suất hàng nông sản là 10% đối với các khoản thu nhập đối với cơ sở ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Áp dụng mức 15% đối với thu nhập của cơ sở kinh doanh nông sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Đọc thêm: Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp

Chi phí thành lập hộ kinh doanh nông sản tại Vĩnh Phúc

Chi phí thành lập hộ kinh doanh nông sản tại Vĩnh Phúc
Chi phí thành lập hộ kinh doanh nông sản tại Vĩnh Phúc

Những vi phạm về thuế các cơ sở kinh doanh nông sản cần tránh tại vĩnh phúc

Các vấn đề về thuế đối với hình thức kinh doanh nông sản tương đối phức tạp nên nhiều doanh nghiệp chưa tìm hiểu kỹ, chưa nắm bắt, nhận diện rõ hoặc thực hiện chưa đúng quy định về thuế. Từ đó dẫn đến các hành vi vi phạm về thuế, phổ biến như sau:

Xác định sai đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Doanh nghiệp bán hàng nông sản chỉ qua sơ chế thông thường cho cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức không thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhưng không kê khai, nộp thuế với mức 5% như quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khi phân bổ thuế GTGT để tính số thuế GTGT được hoàn chưa chính xác nên đề nghị hoàn thuế không đúng quy định. Khi đó doanh nghiệp sẽ phải giải trình hoặc có thể phải truy hoàn thuế.

Lợi dụng sự phức tạp của chính sách thuế và quy định không phải chịu thuế trong những trường hợp đặc biệt để thành lập doanh nghiệp thương mại riêng để trốn thuế, hưởng khấu trừ thuế GTGT.

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh nông sản tại Vĩnh Phúc không quá phức tạp, nhưng nếu như bạn chưa từng thực hiện các thủ tục pháp lý thì thật sự là một bài toán khó, bởi trên thực tế thì còn nhiều vấn đề phát sinh. Do đó, bạn nên sử dụng dịch vụ khi không am hiểu hồ sơ, thủ tục để tiết kiệm thời gian và chi phí.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thành lập công ty sản xuất nông sản

Thủ tục thành lập công ty lắp ráp ô tô chi tiết

Thủ tục kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể

Thủ tục mở hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống

Mở cửa hàng bán cây cảnh tại Vĩnh Phúc

Mở cửa hàng bán đồ ăn sẵn tại Vĩnh Phúc

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Quy trình thành lập hộ kinh doanh nông sản tại Vĩnh Phúc
Quy trình thành lập hộ kinh doanh nông sản tại Vĩnh Phúc

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Địa chỉ: Số 03 Hai Bà Trưng, phường Khai Quang, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo