Thành lập hộ kinh doanh buôn bán phân bón tại Tiền Giang

Rate this post

Thành lập hộ kinh doanh buôn bán phân bón tại Tiền Giang

Bạn đang muốn thành lập hộ kinh doanh buôn bán phân bón tại Tiền Giang – mở một cửa hàng buôn bán phân bón nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn và thắc mắc về điều kiện đăng kí kinh doanh, loại hình kinh doanh, hồ sơ cần những gì, thủ tục ra sao,..v..v… Với mọi thắc mắc, khó khăn của bạn, Giấy phép Gia Minh xin được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh buôn bán phân bón tại Tiền Giang
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh buôn bán phân bón tại Tiền Giang

Vật tư nông nghiệp gồm những gì?

Để mở cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp, bạn cần phải nắm rõ các mặt hàng trong lĩnh vực này bao gồm những gì để thuận tiện cho việc nhập hàng, tư vấn cho khách hàng. Về cơ bản hàng hóa thuộc lĩnh vực vật tư nông nghiệp khá đa dạng về mặt hàng, chủng loại cũng như thương hiệu và được sản xuất dựa trên nhu cầu cũng như đặc thù ngành nông nghiệp. Các mặt hàng vật tư nông nghiệp thường được chia thành các nhóm chính như sau:

Đất trồng: đất sạch, đất hữu cơ đa dụng, đất sạch phù sa,… 

Phân bón: phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ, NPK,…

Giá thể: Than bùn, mùn cưa, vỏ cây, mụn xơ dừa, trấu hun,…

Thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc trừ sâu, thuốc phòng trừ bệnh,…

Dụng cụ làm vườn: xẻng, kéo cắt tỉa, cuốc, cưa,… 

Hạt giống: hạt giống cây trồng, hạt giống rau,… 

Cây giống: giống cây ăn quả, cây công nghiệp,…

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Hệ thống tưới: hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun sương, tưới phun mưa,…

Khay chậu: khay chậu trồng rau, chậu hoa, khay làm tiểu cảnh,…

Chất xử lý, cải tạo môi trường trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản

Quy định về điều kiện buôn bán phân bón

Căn cứ Điều 42 Luật Trồng trọt 2018 quy định về điều kiện buôn bán phân bón như sau:

Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; trường hợp buôn bán phân bón do mình sản xuất thì không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:

+ Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;

+ Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;

+ Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón tại Nghị điịnh 84/2019/NĐ-CP .

Điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón

Lĩnh vực sản xuất phân bón

Về cơ sở vật chất:

Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất: Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng

Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón

Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón.

Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;

Về nhân sự: Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

Lĩnh vực buôn bán phân bón

Về cơ sở sản xuất:

 Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;

 Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;

Về nhân sự:

Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

Quy trình mở cửa hàng phân bón

Không phải là một ngành kinh doanh quá phổ biến và đòi hỏi những yêu cầu chặt chẽ về kiến thức, tiêu chuẩn, vì vậy, để bắt đầu mở cửa hàng phân bón bạn cần lưu ý những yếu tố quan trọng và cần thiết nhất để quá trình kinh doanh diễn ra suôn sẻ và đảm bảo khả năng tiêu thụ một cách tốt nhất.

Khảo sát thị trường

Không chỉ riêng kinh doanh phân bón mà đối với tất cả các ngành kinh doanh, khảo sát thị trường cũng như nhu cầu của người tiêu dùng ở khu vực mà bạn định kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được yếu tố cạnh tranh, khả năng tiêu thụ cũng như đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn. 

Tùy theo điều kiện hiện tại và thị trường hướng đến mà bạn có thể khảo sát kỹ hơn về các yếu tố như nhu cầu của khách hàng ở khu vực bạn định kinh doanh, khả năng chi trả, loại nông sản đang trồng,…để có thể đưa ra được định hướng phát triển tốt hơn. 

Lựa chọn địa điểm

Đối với cửa hàng phân bón và vật tư nông nghiệp, rõ ràng kinh doanh ở khu vực nông thôn hay khu vực có đất nông nghiệp như trồng lúa, cây công nghiệp sẽ phù hợp nhất. Vì vậy, tùy theo định hướng kinh doanh và thị trường hướng đến mà bạn có thể lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp. 

Ngay cả khi bạn có sẵn mặt bằng kinh doanh, hãy đảm bảo là bạn có không gian cho kho hàng của mình để có thể đáp ứng được các yêu cầu an toàn bắt buộc khi mở cửa hàng kinh doanh phân bón. 

Xác định nguồn vốn

Mở cửa hàng phân bón không đòi hỏi nguồn vốn quá lớn, tuy nhiên với đặc thù kinh doanh tương đối đa dạng về sản phẩm cũng như thương hiệu, nguồn vốn của bạn cũng cần đủ để đảm bảo việc nhập hàng và duy trì kinh doanh, đặc biệt là trong thời gian đầu khi bạn chưa có nguồn thu ổn định.

Thông thường, đối với 1 cửa hàng kinh doanh phân bón vừa và nhỏ, nguồn vốn bạn cần khi mở cửa hàng sẽ dao động trong khoảng 100 300 triệu. Tùy vào định hướng ban đầu khi nghiên cứu thị trường, bạn sẽ có thể lên kế hoạch nhập hàng và phân chia nguồn vốn phù hợp với từng loại vật tư nông nghiệp. 

Để giảm chi phí cho việc nhập hàng, đừng quá tập trung vào các mặt hàng khó tiêu thụ ở khu vực mà bạn kinh doanh. Bởi điều này sẽ chỉ khiến tồn kho khó bán của bạn tăng lên mà nguồn thu từ cung cầu lại không đủ. 

Cùng với đó, chi phí thuê mặt bằng, kho bãi nếu chưa có cũng là điều bạn cần quan tâm khi chuẩn bị mở cửa hàng phân bón. Bởi đây là mô hình kinh doanh tương đối đặc thù, việc đảm bảo quy định về bảo quản hàng hóa đúng cách để không ảnh hưởng đến môi trường, người dân là yếu tố vô cùng quan trọng.

Nguồn hàng cho cửa hàng phân bón

Thông thường, các cửa hàng kinh doanh phân bón sẽ lấy hàng tại các nhà phân phối lớn hoặc trực tiếp từ các công ty sản xuất phân bón, vật tư nông nghiệp.

Đây là nguồn hàng ổn định cũng như đảm bảo tuyệt đối về chất lượng sản phẩm. Đặc biệt hơn, việc nhập hàng trực tiếp từ các nguồn này cũng giúp bạn đảm bảo được giá nhập hàng không bị đội quá cao so với nhập từ đại lý phân bón và các cửa hàng nhỏ lẻ khác.

Đừng quá tập trung vào một loại mặt hàng, bạn có thể chia nhỏ số lượng và lấy đa dạng mặt hàng một chút, miễn là những sản phẩm này phải đảm bảo được khả năng tiêu thụ dựa trên nhu cầu của người dân ở khu vực mà bạn kinh doanh.

 

Nên nhập gì để bán?

Dựa theo kết quả của khảo sát thị trường, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại vật tư nông nghiệp về kinh doanh. Ví dụ, khu vực của bạn trồng lúa là chính thì các mặt hàng cần thiết để nhập về nên là các loại phân bón cho cây lúa, mạ, giống, thuốc trừ sâu,…

Mặt khác, nếu khu vực của bạn trông các cây công nghiệp, cây lâu năm thì có thể đa dạng hơn về sản phẩm giống cây trồng, phân bón chuyên dụng,….

Các loại phân bón

Phân bón thông thường sẽ được chia thành 2 loại là phân bón hữu cơ truyền thống và phân bón hữu cơ công nghiệp. Tùy theo nguồn vốn cũng như nhu cầu thị trường mà bạn có thể nhập các loại phân bón phù hợp. 

Phân bón hữu cơ

Đối với phân hữu cơ truyền thống, nguồn gốc của chúng đến từ các phụ phẩm trong canh tác nông nghiệp và được chế biến bằng các phương pháp truyền thống như: phân chuồng, phân rác, phân xanh. Các loại phân này sẽ giúp bổ sung chất hữu cơ cho đất cũng như bón lót khi trồng cây.

Khác với phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ công nghiệp sẽ được chế biến từ các chất hữu cơ với quy trình công nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm phân bón có chất lượng tốt hơn so với nguyên liệu đầu vào để bổ sung dưỡng chất cho đất, tăng sức chống chịu cho cây, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các quá trình sinh học diễn ra thuận lợi hơn.

Phân bón vô cơ (phân hóa học)

Phân vô cơ là các loại phân được sản xuất theo quy trình công nghiệp cà có chứa các yếu tố dinh dưỡng dưới dạng vô cơ, có hiệu lực cao và tác dụng nhanh với cây trồng gồm phân đơn và phân hỗn hợp.

Phân đơn thường được biết đến khá rộng rãi như phân đạm, phân lân, phân kali để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời nâng cao khả năng chống chịu cũng như chất lượng của cây.

Phân hỗn hợp là loại phân được sử dụng rất phổ biến và thường chứa từ 2 chất dinh dưỡng khoáng trở lên. 

Ngoài ra, các loại vôi cũng là yếu tố quan trọng giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây và đất mà bạn có thể bổ sung cho cửa hàng phân bón của mình như vôi nghiền, vôi nung.

Kiến thức về sản phẩm và nông học

Không sai khi nói những người kinh doanh phân bón và vật tư nông nghiệp đóng vai trò rất lớn trong quá trình trồng trọt của người nông dân. Bởi mô hình kinh doanh này đòi hỏi chuyên môn về nông nghiệp cũng như sản phẩm để đảm bảo khả năng tư vấn cho khách hàng của mình. 

Không chỉ là các kiến thức về sản phẩm như: công dụng, ưu nhược điểm của từng loại sản phẩm mà còn là những kiến thức nếu các tình trạng rau, lúa hay cây trồng bị hư hỏng, bị bệnh và tùy theo mức độ bệnh bạn có thể đưa ra được loại thuốc hay phương pháp đặc trị phù hợp.

Để làm được điều đó, ngoài kiến thức chuyên ngành, bạn cũng cần thường xuyên tìm hiểu và nâng cao kiến thức qua đài báo, tư vấn chuyên gia,…

Chi phí thành lập hộ kinh doanh buôn bán phân bón tại Tiền Giang

Chi phí thành lập hộ kinh doanh buôn bán phân bón tại Tiền Giang
Chi phí thành lập hộ kinh doanh buôn bán phân bón tại Tiền Giang

Hướng dẫn thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

Trước tiên bạn chuẩn bị giúp Gia Minh 1 bộ hồ sơ theo Điều 15 Nghị định 84/2019/NĐ-CP gồm:

Đơn đề nghị;

Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất

Bằng cấp chứng chỉ của người kinh doanh trực tiếp

Các tài liệu khác liên quan

Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

Cấp giấy chứng nhận được thực hiện theo thủ tục như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.

Bước 2: Cơ quan sẽ xem hồ sơ và thông báo trực tiếp cho người nộp.

Bước 3: Cơ quan tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở và lập biên bản kiểm tra trong thời hạn 20 ngày làm việc. Nếu không đạt điều kiện sẽ thông báo bằng văn bản.

Thành lập hộ kinh doanh buôn bán phân bón tại Tiền Giang do Gia Minh thực hiện sẽ đem đến thành công 100% cho khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Hộ kinh doanh tại Tiền Giang

Mở cửa hàng photocopy tại Tiền Giang

Thành lập hộ kinh doanh tại Tiền Giang 

Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp

Mở cửa hàng tạp hóa nhỏ cần bao nhiêu vốn

Mở cửa hàng kinh doanh gas tại Tiền Giang

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Tiền Giang

Muốn thành lập hộ kinh doanh buôn bán phân bón tại Tiền Giang
Muốn thành lập hộ kinh doanh buôn bán phân bón tại Tiền Giang

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Địa chỉ: 68 Tử Kiệt, khu phố 1, phường 1, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Email: dvgiaminh@gmail.com

Zalo: 0853 388 126

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo