Hướng dẫn phân chia tài sản khi ly hôn mới nhất

Rate this post

Hướng dẫn phân chia tài sản khi ly hôn mới nhất

Phân chia tài sản là thủ tục phức tạp trong ly hôn. Hiện nay có 2 cách phân chia đó là phân chia theo thỏa thuận hoặc phân chia theo quyết định yêu cầu tòa án can thiệp để giải quyết theo quy định của pháp luật. Để tiết kiệm nhiều thời gian Gia Minh mời bạn tham khảo bài viết hướng dẫn phân chia tài sản khi ly hôn mới nhất để nắm rõ hơn quy trình thủ tục ly hôn.

3 thời điểm được yêu cầu chia tài sản chung

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ), tài sản chung vợ chồng được quy định như sau:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Cách chia tài sản sau ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay
Cách chia tài sản sau ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay

Căn cứ quy định trên, có thể thấy tài sản chung vợ chồng gồm:

Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ khi phát sinh từ tài sản riêng sau khi đã chia;

Quyền sử dụng đất sau khi kết hôn trừ trường hợp được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong đó, tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Ngoài ra, theo quy định của Luật HN&GĐ, về chế độ tài sản chung vợ chồng, pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các cặp vợ chồng. Do đó, việc phân chia tài sản vợ chồng có thể được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân, ngay tại thời điểm ly hôn hoặc sau khi ly hôn tùy thỏa thuận.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

2 loại tài sản không phải chia khi ly hôn

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể có tài sản chung hoặc có tài sản riêng. Khi ly hôn, việc phân chia tài sản dựa theo thỏa thuận của hai người. Theo đó, có 02 loại tài sản sau đây không phải chia khi hai vợ chồng ly hôn:

Tài sản được thỏa thuận không phân chia. Nguyên tắc khi giải quyết ly hôn theo Điều 59 Luật HN&GĐ là tự nguyện và thỏa thuận. Do đó, nếu vợ chồng thỏa thuận về tài sản chung thì Tòa án công nhận việc thỏa thuận đó;

Tài sản riêng của vợ, chồng: Theo Điều 11 Nghị định 126 năm 2014 của Chính phủ, các tài sản sau đây sẽ được coi là tài sản riêng: Quyền tài sản với đối tượng sở hữu trí tuệ; Tài sản có trước khi kết hôn; Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân…

Tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn là gì?

Tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn là tranh chấp khi vợ chồng không thỏa thuận được, không thống nhất được với nhau về việc phân chia tài sản khi chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn là loại tranh chấp rất phổ biến khi chấm dứt quan hệ hôn nhân, bên cạnh những vấn đề tranh chấp khác như tranh chấp quyền nuôi con, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, tranh chấp về nợ chung, …

Hướng dẫn phân chia tài sản khi ly hôn mới nhất

Đối với tài sản chung:

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Như vậy, tài sản chung của vợ chồng được xác định bao gồm:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;

Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP cũng có hướng dẫn chi tiết các quy định trên. Theo đó, Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích “thu nhập hợp pháp khác” của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng;

Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;

Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích về “hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng”, theo đó:

Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của vợ, chồng;

Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng.

Đối với tài sản riêng:

Tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể:

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Như vậy, tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;

Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định;

Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định.

Nguyên tắc của luật phân chia tài sản sau ly hôn

Theo điều 59, luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định nguyên tắc phân chia như sau:

Nguyên tắc chia đôi

Mỗi bên được chia một nửa (1/2) giá trị tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, thẩm phán sẽ xem xét thêm các yếu tố khác để phân chia được công bằng hơn, không cứng nhắc chia 50:50 tài sản.

Các yếu tố được xem xét thêm, gồm:

 Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Trên thực tế, luật phân chia tài sản sau ly hôn trong trường hợp này vẫn được thẩm phán quyết định một cách linh hoạt, có thể là 40:60 hoặc 45:65, hoặc cũng có thể là 70/30,… tùy vào các yếu tố vừa nêu.

Nguyên tắc chia tài sản chung bằng hiện vật

Luật phân chia tài sản khi ly hôn ưu tiên phân chia bằng hiện vật trước. Trường hợp không thể phân chia bằng hiện vật thì mới định giá thành tiền để phân chia. Bên nhận hiện vật sẽ có trách nhiệm thanh toán lại cho bên còn lại số tiền chênh lệch.

Nguyên tắc tài sản riêng của ai thuộc sở hữu của người đó

Trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung thì bên không nhận tài sản sẽ được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó.

Hướng dẫn phân chia tài sản khi ly hôn mới nhất
Hướng dẫn phân chia tài sản khi ly hôn mới nhất

 Luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Bên cạnh các tranh chấp liên quan đến chấm dứt quan hệ vợ, chồng thì các vấn đề phái sinh như việc xác định người trực tiếp nuôi con hay việc phân chia tài sản chung vợ, chồng trên thực tế hiện nay cũng đang phát sinh nhiều tranh chấp. Trong trường hợp đó, các bên cần dựa trên quy định của Luật Hôn nhân và gia đình để xác định cụ thể tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng để làm căn cứ phân chia khi ly hôn.

Trường hợp không có thời gian tìm hiểu quy định hoặc còn những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn có thể liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Dịch vụ ly hôn trọn gói là gì?

Dịch vụ ly hôn trọn gói là dịch vụ pháp lý hỗ trợ khách hàng làm thủ tục ly hôn trọn gói được chúng tôi cung cấp với các nội dung hỗ trợ nhằm tối đa hóa các lợi ích cho Khách hàng khi tiến hành thủ tục ly hôn.

Khi sử dụng dịch vụ, bạn sẽ được hỗ trợ các nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tư vấn các nội dung liên quan đến vấn đề ly hôn

Tư vấn quy trình và thủ tục ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương;

Tư vấn quy định pháp luật về bạo hành gia đình và giải quyết vấn đề bạo hành trong hôn nhân;

Tư vấn quy định pháp luật về việc Vợ chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình;

Tư vấn quy trình ly hôn theo yêu của vợ/chồng khi vợ hoặc chồng mất tích

Tư vấn các vấn đề về phân chia tài sản chung, tài sản riêng, nghĩa vụ trả nợ.. khi ly hôn;

Tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con; tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn và chế độ chăm sóc, thăm nom con sau ly hôn;

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài…

Thứ hai: Soạn thảo đơn ly hôn và những giấy tờ khác liên quan

Sau khi khách hàng đã hiểu rõ các vấn đề liên quan đến trước và sau khi ly hôn, Luật  sẽ tiến hành soạn thảo đơn xin ly hôn để khách hàng tham khảo và ký kết.

Đơn ly hôn sẽ được chia thành 02 loại sau:

Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (còn gọi là đơn xin ly hôn thuận tình)

Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương (còn gọi là đơn ly hôn đơn phương)

Thứ ba: Thay mặt khách hàng nộp đơn, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Sau khi hoàn tất việc soạn đơn ly hôn cùng với các tài liệu nộp kèm theo đơn, chúng tôi sẽ cùng khách hàng tiến hành thủ tục nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện (đối với ly hôn không có yếu tố nước ngoài) và Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố (đối với các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài)

Thứ tư: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, tham gia tranh tụng khi có tranh chấp ly hôn giải quyết tại tòa.

Sau khi nhận được hồ sơ xin ly hôn, Tòa án nhân dân sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng cần thiết để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật, trong các giai đoạn tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án nhân dân, Luật sư của chúng tôi sẽ có mặt để tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Trên đây là tư vấn của Gia Minh về hướng dẫn phân chia tài sản khi ly hôn mới nhất mà chúng tôi tư vấn cho bạn. Mọi vướng mắc xin vui lòng trao đổi trực tiếp với luật sư Gia Minh hoặc qua hotline số 0939456569 để Gia Minh tư vấn kịp thời cho quý khách hàng trong thời gian sớm nhất.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cách xin giấy xác nhận độc thân online

Đăng ký khai sinh quá hạn cho con khi đăng ký kết hôn

Chưa đủ tuổi kết hôn thì có được khai sinh và nhận con không

Hướng dẫn thủ tục làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo