Các loại báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)

Các loại báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Các loại báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam là điều rất được quan tâm với nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình đầu tư vào Việt Nam. Tại sao phải báo cáo?. Đây là quy định của nhà nước để họ có thể quản lý, theo dõi, giám sát được quá trình thực hiện dự án; thu thập thống kê phục vụ cho quản lý theo quy định tại Điều 72 Luật Đầu tư số 67/2020/QH14.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật đầu tư 2020;

Nghị định số 31/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2020;

Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;

Thông tư số 02/2022/TT-BKHĐT ngày 14/02/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Thông tư số 05/2023/TT-BKHĐT quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư; chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý hệ thống vận hành thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.

Các loại báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
Các loại báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Nội dung báo cáo và kỳ báo cáo

Theo quy định tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP, nội dung báo cáo và kỳ báo cáo của từng đối tượng được ghi nhận như sau:

Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Căn cứ vào các quy định của Luật đầu tư, chúng ta có thể định nghĩa chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam như sau:

Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam là quy định của pháp luật về việc thực hiện cung cấp các tài liệu liên quan đến hoạt động đầu tư tới chủ thể có thẩm quyền nhằm đảm bảo việc quản lý, điều hành, giám sát trong lĩnh vực đầu tư được hiệu quả.

Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 72 Luật đầu tư 2020 thì đối tượng thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam là:

Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Cơ quan đăng ký đầu tư;

Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật này.

Theo đó:

Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, được nhà nước trao quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể.

Cơ quan đăng ký đầu tư là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Luật Đầu tư 2020.

Ví dụ: Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo Khoản 18 Điều 3, Luật Đầu tư 2020.

Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh quy định tại Khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư 2020.

Chế độ báo cáo định kỳ hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 72 Luật Đầu tư 2020 thì chế độ báo cáo định kỳ diễn ra hàng quý, hàng năm, được thực hiện theo thứ tự:

Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn;

Cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Nội dung báo cáo giữa các chủ thể có sự khác biệt và được quy định cụ thể như sau:

Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung sau: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động;

Cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tình hình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý. Việc báo cáo này sẽ giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nắm bắt được số lượng nhà đầu tư trong địa bàn và đưa ra các chiến lược, chính sách tác động hiệu quả.;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư trên địa bàn;

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác thuộc phạm vi quản lý (nếu có); báo cáo về hoạt động đầu tư liên quan đến phạm vi quản lý của ngành và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Nội dung báo cáo của Bộ, cơ quan ngang Bộ vừa có nội dung bắt buộc, vừa có nội dung không bắt buộc, các Bộ và cơ quan ngang Bộ trong nhiệm vụ này mang tính phối hợp nhiều hơn là trách nhiệm giữa cấp trên và cấp dưới;

Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước và báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện chế độ báo cáo đầu tư của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Đầu tư 2020. Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam, vì vậy, việc Bộ kế hoạch đầu tư báo cáo với Thủ Tướng chính phủ là cách thức để chủ thể này thực hiện được chức năng, vị trí, vai trò của mình, từ đó đưa ra các chính sách, chiến lược và những thay đổi phù hợp trong sự phát triển của lĩnh vực đầu tư.

Nội dung Các loại báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 118/2015/NĐ-CP, cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh những nội dung sau đây:

Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 12 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, gồm những nội dung: Đánh giá về tình hình tiếp nhận hồ sơ, cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và tình hình hoạt động của dự án đầu tư;

Báo cáo 6 tháng được thực hiện trước ngày 15 tháng 7 hàng năm, gồm những nội dung sau: Đánh giá tình hình đầu tư 6 tháng đầu năm và dự kiến kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư 6 tháng cuối năm;

Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 15 tháng 02 của năm sau năm báo cáo, gồm những nội dung sau: Đánh giá tình hình đầu tư cả năm, dự kiến kế hoạch thu hút và giải ngân vốn đầu tư của năm sau, danh mục dự án đầu tư đang có nhà đầu tư quan tâm.

Định kỳ hằng quý, 6 tháng và hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp báo cáo của Cơ quan đăng ký đầu tư thuộc phạm vi quản lý để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn báo cáo của Cơ quan đăng ký đầu tư.

Cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 118/2015/NĐ-CP, mỗi cơ quan nhà nước sẽ cung cấp thông tin cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo hướng dẫn dưới đây:

Bộ Tài chính:

Định kỳ hằng quý cung cấp thông tin về tình hình cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị tương đương khác đối với doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán; định kỳ hằng năm tổng hợp báo cáo tài chính năm của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong phạm vi cả nước để báo cáo các chỉ tiêu về tình hình xuất, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh, các khoản nộp ngân sách nhà nước của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thời điểm báo cáo quý trước ngày 12 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, báo cáo năm trước ngày 31 tháng 5 của năm sau năm báo cáo;

Bộ Công Thương:

Định kỳ hằng quý báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, chấm dứt hoạt động và kết quả hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam. Thời điểm báo cáo trước ngày 12 của tháng đầu quý sau quý báo cáo;

Bộ Tư pháp:

Định kỳ hằng quý báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, chấm dứt và kết quả hoạt động đối với các chi nhánh và công ty luật. Thời điểm báo cáo trước ngày 12 của tháng đầu quý sau quý báo cáo;

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Định kỳ hằng quý báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, chấm dứt hoạt động và kết quả hoạt động đối với các hiện diện thương mại của các công ty tài chính và tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. Thời điểm báo cáo trước ngày 12 của tháng đầu quý sau quý báo cáo;

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

Định kỳ hằng năm báo cáo về tình hình đăng ký, cấp phép cho lao động nước ngoài tại tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thời điểm báo cáo trước ngày 31 tháng 3 của năm sau năm báo cáo;

Tham khảo thêm:

Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân chủ đầu tư nên biết 

Giải thể công ty có vốn đầu tư nước ngoài 

Thành lập công ty quảng cáo có vốn đầu tư nước ngoài 

Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Định kỳ hằng năm báo cáo về tình hình giao, cho thuê và sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thời điểm báo cáo trước ngày 31 tháng 3 của năm sau năm báo cáo;

Bộ Khoa học và Công nghệ:

Định kỳ hàng năm báo cáo về tình hình chuyển giao công nghệ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thời điểm báo cáo trước ngày 31 tháng 3 của năm sau năm báo cáo.

Lưu ý: Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ hằng quý, hằng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước.

Nội dung báo cáo và kỳ báo cáo của tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư

Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo Cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương các chỉ tiêu quy định tại Điều 53 Nghị định 118/2015/NĐ-CP:

Báo cáo tháng về tình hình thực hiện vốn đầu tư: Trong trường hợp dự án đầu tư có phát sinh vốn đầu tư thực hiện trong tháng, tổ chức kinh tế báo cáo trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày kết thúc tháng báo cáo.

Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 12 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, gồm các nội dung: Vốn đầu tư thực hiện, doanh thu thuần, xuất khẩu, nhập khẩu, lao động, thuế và các khoản nộp ngân sách, tình hình sử dụng đất, mặt nước.

Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo, gồm các chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập của người lao động, các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI thực hiện như thế nào

Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài

Trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư theo thủ tục sau:

Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Theo đó, để thực hiện thành lập doanh nghiệp FDI sẽ có các bước sau:

Đối với trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới:

Bước 1: Thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư

Bước 2: Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 3: Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp

Đối với trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế

Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tùy trường hợp áp dụng)

Bước 2: Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp

Nếu không nộp báo cáo hoạt động đầu tư bị phạt như thế nào

Mức phạt vi phạm hành chính về việc không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư định kỳ được quy định tại Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi:

Không lập báo cáo giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư đúng thời hạn, không đầy đủ nội dung theo quy định.

Không thực chế độ báo cáo giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư định kỳ theo quy định (được hướng dẫn thực hiện tại Điều 102 Nghị định 31/2021/NĐ-CP) đúng thời hạn hoặc không đủ nội dung theo quy định.

Các loại báo cáo đầu tư cần nộp theo quy định hiện hành
Các loại báo cáo đầu tư cần nộp theo quy định hiện hành

Phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng đối với hành vi:

Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc không báo cáo đúng thời hạn

Báo cáo không trung thực hoặc không chính xác về hoạt động đầu tư.

Không gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành (trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC).

Không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư (trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư)

Không thông báo hoặc không gửi quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư (trong vòng 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14)

Khi tham gia hoạt động đầu tư bạn cần nộp các loại báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Đây là các báo cáo vô cùng quan trọng cho nhà nước quản lý. Báo cáo đầu tư có 2 loại đó là báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam và báo cáo hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư 

Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư 

Dịch vụ giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần chủ đầu tư nên biết 

Thành lập công ty kiến trúc có vốn đầu tư nước ngoài 

Thành lập công ty du lịch lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài 

Thủ tục lập công ty vận tải đường bộ có vốn đầu tư nước ngoài

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo