DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KHAI SINH VÀ BHYT CHO TRẺ EM

Rate this post

Dịch vụ đăng ký khai sinh và BHYT cho trẻ em là việc liên thông dịch vụ công; giữa cấp giấy khai sinh  và thẻ BHYT cho trẻ em.

Liên thông đăng ký khai sinh
Liên thông đăng ký khai sinh

Khái niệm giấy khai sinh

Trước khi đi vào phân tích dịch vụ đăng ký khai sinh và BHYT cho trẻ em thì hãy cùng Gia Minh tham khảo một số thông tin về giấy khai sinh.

Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014:

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:

1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Do đó, có thể thấy, giấy khai sinh là một trong những giấy tờ hộ tịch gốc của một cá nhân, quy định các thông tin cơ bản của công dân như năm sinh, giới tính, họ tên, dân tộc, quốc tịch…

Quy định về thời gian đăng ký giấy khai sinh cho trẻ

Tại Điều 15 Luật hộ tịch 2014 quy định trách nhiệm đăng ký khai sinh:

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

“1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.”

Như vậy, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày con bạn sinh ra, thì cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp của bạn chưa thực hiện đăng ký khai sinh cho con trong thời gian 03 tuần sẽ không bị xử phạt.

Tại Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định:

“Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh

1. Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định.
…”
Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày con sinh ra mà bạn không thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con thì bạn sẽ bị phạt cảnh cáo do đăng ký quá hạn.

Khái niệm về bảo hiểm xã hội (BHXH)

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Có thể hiểu đơn giản, BHXH là một quỹ được người lao động đóng góp vào, quỹ này sẽ được dùng để bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ gặp phải những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống, hoặc là trong công việc. 

(Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng bảo hiểm xã hội.

 Bảo hiểm xã hội có mấy loại?

Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ

tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

 Các chế độ bảo hiểm xã hội

Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.

NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội

Như đã trình bày ở trên thì BHXH là sự bù đắp một phần nào đó cho người lao động khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:

– Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

– Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội và nhận lại sổ khi không còn làm việc.

– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại

ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động

– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.

– Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội.

– Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người khác.

– Được cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.

– Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.

Khái niệm về bảo hiểm y tế (BHYT)

Theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 20080 (Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014): Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.

Bảo hiểm y tế thực chất là một nội dung của bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế có hai loại hình: bắt buộc và tự nguyện. Bảo hiểm y tế áp dụng bắt buộc đối với các đối tượng là cán bộ, công nhân, viên chức tại chức, hưu trí, nghỉ mất sức lao động thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội có hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Các doanh nghiệp trong nước có thuê từ 10 lao động trở lên, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam.

Dịch vụ đăng ký khai sinh và BHYT cho trẻ em

Liên thông thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi

Bước 1: Chuẩn bị và soạn hồ sơ đăng ký giấy khai sinh

Người có yêu cầu thực hiện liên thông các thủ tục hành chính; nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận; và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi; thì nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện kiểm tra hồ sơ:

– Hướng dẫn người dân lựa chọn, đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu. Việc hướng dẫn phải chính xác, đầy đủ và rõ ràng.

– Trường hợp người dân chưa có Tờ khai đăng ký khai sinh; Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH; BHYT thì cung cấp cho người dân các mẫu giấy tờ; và hướng dẫn người dân khai đúng biểu mẫu.

– Trường hợp hồ sơ của người dân đầy đủ; đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ; và tạm thu lệ phí đăng ký thường trú cho trẻ em (nếu có); viết giấy nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người dân. Trong giấy hẹn trả kết quả phải ghi rõ yêu cầu cDịch vụ đăng ký khai sinh và BHYT cho trẻ em là việc liên thông dịch vụ công; giữa cấp giấy khai sinh  và thẻ BHYT cho trẻ em.ủa người dân; giấy tờ đã nộp trong hồ sơ và thời gian trả kết quả thực hiện liên thông các thủ tục hành chính.

Tham khảo thêm:

Đăng ký khai sinh cho trẻ em do mang thai hộ

Hướng dẫn thủ tục trích lục khai sinh 2023 nhanh chóng nhất

Trường hợp khác nếu hồ sơ khai sinh không hợp lệ

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

– Trường hợp hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn mà không được bổ sung đầy đủ; hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ; trong đó ghi rõ lý do từ chối, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

– Trường hợp không thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết thì giải thích; hướng dẫn cụ thể để người dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện:

– Đăng ký khai sinh;

– Lập và chuyển hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế đến cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện; thông qua bưu điện (đối với hồ sơ giấy) hoặc gửi file hồ sơ điện tử; (đối với địa phương đã thực hiện giao dịch điện tử).

Bước 4: Cấp thẻ bảo hiểm y tế:

Ngay sau khi nhận được hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến; BHXH cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đã nhận được.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì thực hiện cấp thẻ BHYT.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định thì cơ quan BHXH cấp huyện; thông báo cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã biết; để hoàn thiện hồ sơ và gửi lại cho cơ quan BHXH cấp huyện để cấp thẻ BHYT cho trẻ em.

Bước 5: BHXH cấp huyện chuyển kết quả cấp thẻ BHYT cho Bộ phận tiếp nhận; và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua bưu điện.

Trường hợp thông tin trong Thẻ bảo hiểm y tế có sự nhầm lẫn; sai sót do lỗi của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính; thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của của UBND cấp xã; có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan chỉnh sửa ngay trong ngày.

Bước 6: Công dân nhận kết quả đăng ký khai sinh; thẻ BHYT tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Lưu ý: Tùy thuộc điều kiện và tình hình thực tế của địa phương, các cơ quan liên quan có thể phối hợp; thống nhất phương thức luân chuyển hồ sơ và chuyển trả kết quả; phù hợp nhằm đảm bảo thời hạn thực hiện liên thông đúng quy định.

Liên thông thủ tục đăng ký khai sinh
Liên thông thủ tục đăng ký khai sinh

Dịch vụ đăng ký khai sinh và BHYT cho trẻ em cam kết thành công 100%.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN VỀ GIẤY KHAI SINH

Trích lục khai sinh

Trích lục khai sinh tại tphcm

Hợp pháp hóa lãnh sự giấy khai sinh

Hướng dẫn làm giấy khai sinh cho trẻ em

Dịch vụ làm trích lục khai sinh tại TPHCM

Thủ tục xin làm lại giấy khai sinh như thế nào?

Dịch vụ làm giấy khai sinh cho con nhanh chóng tại TPHCM 

Đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn

Dịch vụ đăng ký khai sinh và BHYT cho trẻ em
Dịch vụ đăng ký khai sinh và BHYT cho trẻ em

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH   

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

 

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo