Phí dịch vụ báo cáo thuế gtgt tại nam định

Rate this post

PHÍ DỊCH VỤ BÁO CÁO THUẾ GTGT TẠI NAM ĐỊNH

Phí dịch vụ báo cáo thuế GTGT tại Nam Định áp dụng đối với đơn vị không phát sinh hóa đơn là 300.000 VNĐ. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu doanh nghiệp mới thành lập nhưng chưa có phương án kinh doanh. Trường hợp có phát sinh thì theo số lượng hóa đơn, chứng từ.

Thủ tục báo cáo thuế GTGT tại Nam Định
Thủ tục báo cáo thuế GTGT tại Nam Định

Khi nào nên sử dụng dịch vụ kế toán tại Nam Định

Có nhiều tình huống công ty bắt buộc bạn phải có phòng ban kế toán riêng để đáp ứng lượng công việc lớn. Song cũng có những công ty chỉ cần đến kế toán để thực hiện công việc báo cáo và nộp thuế theo quy định Nhà nước. Và điều này hay gặp nhất tại những công ty có quy mô vừa và nhỏ, mô hình chủ yếu tại nước ta. Nguyên nhân chính vì:

Công ty vừa mới thành lập chưa ổn định được vấn đề nhân sự cũng như hệ thống tính toán cần đến dịch vụ kế toán tạm thời.

Công ty nhỏ không phát sinh quá nhiều chứng từ cũng như khối lượng công việc trong tháng và không cần thiết phải thuê một kế toán làm việc mỗi ngày.

Chi phí nhân viên kế toán có thể là một khoản phí đáng kể khi doanh nghiệp thuộc quy mô nhỏ đến siêu nhỏ.

Công ty đang thuê một cá nhân riêng lẻ làm báo cáo theo quy định của Nhà nước mà không có hợp đồng rõ ràng về trách nhiệm khi xảy ra mất mát chứng từ hoặc sai sót.

Công ty thỉnh thoảng phát sinh những vấn đề khó khăn đòi hỏi phải được xử lý bởi chuyên viên hoặc người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.

Công ty cần lập lại hệ thống kế toán của công ty, giải quyết tất cả những vấn đề tồn đọng một cách khoa học, chuyên nghiệp và tiến hành các công việc quyết toán.

Đọc thêm:

Các loại thuế doanh nghiệp cần phải nộp hiện nay

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Bảng giá dấu tròn công ty

Dịch vụ kế toán tại tại Nam Định giá rẻ chuyên nghiệp

Hồ sơ chuẩn bị cho việc quyết toán thuế tại Nam Định

Sắp xếp các báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế, cụ thể:

Báo cáo thuế  hàng tháng theo trình tự và xếp năm nào theo  năm đó

Báo cáo tài chính hàng năm, tờ khai quyết toán thuế TNDN năm, Quyết toán  thuế TNCN.

Các tờ khai như: tờ khai thuế môn bài. Tờ khai của năm nào thì bạn xếp vào năm đó.

Cách sắp xếp chứng từ đi kèm chuẩn bị quyết toán thuế

Căn cứ vào tờ khai thuế hàng tháng để chúng ta sắp xếp chứng từ đi kèm như:

Hoá đơn đầu vào trong nước hàng tháng.

Nếu là công ty nhập khẩu thì sắp xếp các hồ sơ liên quan nhập khẩu như hợp đồng, tờ khai hải quan, giấy nộp tiền thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu theo trình tự từng công hàng và theo trình tự thời gian.

Hoá đơn đầu ra (liên 3)

Giấy nộp tiền các loại thuế cho vào 1 file riêng và theo từng năm.

Về các vấn đề liên quan đến hoá đơn

Kiểm tra quyển hóa đơn gốc theo trình tự thời gian và đánh số thứ tự theo quyển hoá đơn cho dễ tìm khi cơ quan thuế kiểm tra.

Chuẩn bị hoá đơn mẫu, thông báo phát hành hoá đơn, hợp đồng đặt in hoá đơn, thanh lý hợp đồng in hoá đơn, biên bản huỷ bản kẽm.

Các báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn.

Kẹp các biên bản huỷ hoá đơn vào hoá đơn huỷ bỏ cùng với  hoá đơn liên 2 đã xé ra khỏi cuống.

Chuẩn bị cho việc quyết toán thuế

In đầy đủ sổ cái toàn bộ các tài khoản có trên bảng cân đối số phát sinh.

In đầy đủ các sổ chi tiết các tài khoản như: TK 112, TK 156, TK 511, TK 515, TK 632…

Chuẩn bị các bảng tổng hợp, bảng kê chi tiết đi kèm

Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, hàng hóa hàng năm.

Bảng phân bổ công cụ dụng cụ hàng năm

Bảng chi tiết công nợ phải thu của khách hàng

Bảng chi tiết công nợ phải trả cho nhà cung cấp

Sổ quỹ tiền mặt và sổ quỹ tiền gửi ngân hàng

Thẻ kho

Sổ chi tiết tính giá thành sản phẩm, công trình

Các tài liệu, hồ sơ, hợp đồng liên quan

Sắp xếp các hợp đồng mua, hợp đồng bán, thanh lý hợp đồng theo từng bộ theo trình tự thời gian.

Kiểm tra bảng lương, phiếu chi lương, hợp đồng lao đồng của nhân viên

Kiểm tra hồ sơ nhân viên của toàn bộ nhân viên công ty có trong quyết toán thuế TNCN.

Các quyết định, điều lệ của công ty

Đăng ký kinh doanh phô tô bản sao công chứng, đăng ký mẫu dấu

Lưu ý: Toàn bộ hồ sơ trên kế toán cần phô tô ra phục vụ cho quyết toán.

Đọc thêm:

Thành lập công ty có cần kế toán không?

Dịch vụ làm lại sổ sách kế toán trọn gói

Dịch vụ rà soát sổ sách kế toán

Bảng giá dịch vụ kế toán trọn gói tại Nam Định

STTSỐ LƯỢNG CHỨNG TỪ

PHÍ DỊCH VỤ

 

THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤXÂY DỰNG – LẮP ĐẶTSẢN XUẤT – GIA CÔNG – CHẾ BIẾN
1Không phát sinh300.000300.000300.000
20 – 9 chứng từ500.000600.000600.000
310 – 29 chứng từ700.000800.000800.000
430 – 49 chứng từ1.100.0001.200.0001.200.000
550 – 69 chứng từ1.500.0001.700.0001.700.000
670 – 99 chứng từ1.800.0002.000.0002.000.000
7Trên 100 chứng từTHƯƠNG LƯỢNG

Phí dịch vụ báo cáo thuế GTGT tại Nam Định 

Dịch vụ báo cáo thuế GTGT tại Nam Định
Dịch vụ báo cáo thuế GTGT tại Nam Định

Kinh nghiệm lập báo cáo tài chính tại Nam Định

Công việc hàng tháng.

Hàng ngày kế toán cần phải hạch toán toàn bộ hoá đơn mua hàng hoá, nguyên vật liệu, dịch vụ đầu vào cũng như hoá đơn bán hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ.

Lập tờ khai thuế GTGT theo tháng hoặc quý. Lưu ý khi lập tờ khai thuế  cần sắp xếp riêng hoá đơn đầu vào, đầu ra,  chứng từ kế toán gọn gàng, cẩn thận tránh kê khai sai.

Cân đối doanh thu, chi phí thường xuyên  để có phương hướng điều chỉnh chi phí làm giảm lợi nhuận.

Tính phân bổ công cụ dụng cụ hàng tháng.

Trích khấu hao tài sản cố định hàng tháng.

Luôn cân đối hàng tồn kho để tránh việc xuất âm kho, tính sai giá vốn.

Cân đối số phát sinh tháng, quý và cuối năm. Và lập báo cáo tài chính

Bước 1: Kiểm tra chỉ tiêu thuế GTGT.

Căn cứ trên HTKK tháng, quý so với chỉ tiêu 40 so với dư có tài khoản 3331.

Căn cứ trên HTKK tháng, quý so với chỉ tiêu 43 so với dư có tài khoản 133.

Bước 2: Cân đối công cụ dụng cụ

Cân đối tài khoản 142, 242 trên bảng cân đối tài khoản so với giá trị còn lại của bảng phân bổ công cụ dụng cụ – về nguyên tắc số liệu phải trùng khớp nhau. 

Bước 3: Cân đối tài sản cố định

Căn cư số dư có trên TK 214 so với giá trị khấu hao luỹ kế trên bảng trích khấu hao tài sản cố định là phải khớp nhau.

Bước 4: Kiểm tra chi tiết các kho

Giá trị tồn kho trên báo cáo tồn kho nguyên vật liệu phải bằng dư nợ tài khoản 152.

Giá trị tồn kho trên báo cáo tồn kho hàng hoá phải bằng dư nợ tài khoản 156.

Giá trị tồn kho trên báo cáo tồn kho thành phẩm phải bằng dư nợ tài khoản 155.

Nếu lệch nhau có các nguyên nhân:

Khi khai báo kho là kho 155 còn định khoản thì ghi nhận vào TK 156 -> Nên kiểm tra điều chỉnh thống nhất.

Xuất bán hàng hoá trong khi hàng tồn kho hết -> Nên điều chỉnh hàng về trước hoá đơn về sau.

Xuất nguyên vật liệu trong khi NVL tồn kho không còn -> Nên lấy NVL khác thay thế.

Trên cột số lượng cuối kỳ, giá trị cuối kỳ có hiện tượng cột số lượng thì hết. Giá trị vẫn còn Do tình trạng hàng xuất bán hoặc xuất ra sản xuất trước hoá đơn nhập vào nên cần điều chỉnh ngày phiếu xuất về thời gian cùng ngày hoặc trước ngày xuất.

Cần kiểm tra cột số lượng, giá trị các mặt hàng tồn kho để tránh các lỗi sai trên.

Bước 5: Kiểm tra lương trên TK 334.

Kiểm tra chỉ tiêu 11 trên mẫu 05ABK-TNCN và mẫu 05BBK-TNCN phải trùng với phát sinh có của tài khoản 334.

Bước 6: Kiểm tra phận hệ giá thành

Kiểm tra chi tiết bảng tình hình lãi, lỗ theo từng mã sản phẩm so sánh với tài khoản doanh thu trên bảng cân đối số phát sinh so với giá vốn bán thành phẩm với công ty sản xuất.

Kiểm tra chi tiết TK 154 so với bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

Bước 7:  Kiểm tra tính hợp lý giữa tài khoản doanh thu và tài khoản chi phí.

Xem chênh lệch doanh thu và giá vốn đã phù hợp chưa. Phải để doanh thu lớn hơn giá vốn. Nếu vì lý do nào doanh thu nhỏ hơn giá vốn. Thì điều chỉnh lại định mức nguyên vật liệu hoặc điều chỉnh lại mức khấu hao TSCĐ hay phân bổ công cụ dụng cụ.

Bước 8: Kiểm tra sổ quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng

Đối với tiền mặt xem tại mỗi thời điểm phải luôn luôn dương. Nếu như âm tiền thì phải làm hợp đồng mượn tiền cá nhân và hạch toán

Nợ TK 111

        Có TK 3338

Khi dương tiền đủ trả lại cho cá nhân

Nợ TK 3338

        Có TK 111

Đối với tiền gửi ngân hàng căn cứ sổ phụ kiểm tra ngược lại công nợ và xem số dư Nợ TK 112 luôn trùng với số dư còn lại trên tài khoản ngân hàng của công ty do ngân hàng thông báo.

Bước 9: Cuối cùng kết chuyển tính lợi nhuận.

Nếu lợi nhuận cao nên thêm chi phí như chi phí lương. Nhưng chi phí lương phải có hồ sơ nhân viên bản gốc có dấu của phường, xã làm căn cứ hồ sơ quyết toán.

Bước 10:  Cân đối chỉ tiêu.

Trước khi lập báo cáo tài chỉnh cần cân đối hết các chỉ tiêu trên cân đối số phát sinh rồi lập quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xem sự chênh lệch số tiền thuế TNDN đã nộp hàng quý so với cuối năm:

Nếu như sau khi làm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp có số tiền thuế TNDN phải nộp lớn hơn các quý tạm tính đã nộp thì kế toán định khoản

Nợ TK 821

      Có TK 3334

Nếu như sau khi làm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp có số tiền thuế TNDN phải nộp bé hơn các quý tạm tính đã nộp thì kế toán định khoản.

Nợ TK 3334

     Có TK 821

Phí dịch vụ báo cáo thuế GTGT tại Nam Định luôn luôn đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dịch vụ báo cáo thuế giá rẻ trọn gói từ 300.000 đồng / tháng

khác nhau giữa báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất

Dịch vụ làm giấy lý lịch tư pháp Nam Định

Thủ tục thuê đất – thuê nhà xưởng trong khu công nghiệp như thế nào?

Tư vấn thay đổi giấy chứng nhận đầu tư tại Nam Định

Xin giấy chứng chỉ năng lực xây dựng tại Nam Định

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH 

Hồ sơ báo cáo thuế GTGT tại Nam Định
Hồ sơ báo cáo thuế GTGT tại Nam Định

Hotline: 0939 456 569  – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Địa chỉ: Số 305 Nguyễn Bính, P. trần Quang Khải, thành phố Nam Định, Nam Định

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo