Xin giấy phép cho việc kinh doanh ngành nghề phun xăm thẩm mỹ
Bạn đang muốn kinh doanh ngành nghề phun xăm thẩm mỹ nhưng đang không biết Xin giấy phép cho việc kinh doanh ngành nghề phun xăm thẩm mỹ như thế nào cho hợp lệ. Dưới đây Gia Minh xin trình bày cho bạn am hiểu thủ tục nhé.
Phun xăm thẩm mỹ là gì?
Phun xăm nghệ thuật hay còn được gọi phun xăm thẩm mỹ. Đây là hình thức làm đẹp nổi tiếng, sử dụng máy phun có đầu kim siêu nhỏ; tạo áp lực đưa màu mực lên da để cải thiện những khuyết điểm trên gương mặt như: Môi xỉn màu, thâm, lông mày mờ, không cân đối.
Điều kiện để tiến hành kinh doanh đối với cơ sở kinh doanh ngành, nghề phun xăm thẩm mỹ
Cơ sở kinh doanh thẩm mỹ phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện theo quy định pháp luật; thì mới có thể tiến hành thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.
Theo quy định của Chính phủ thì cơ sở thẩm mỹ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Về cơ sở vật chất: khi tiến hành hoạt động kinh doanh thì nơi kinh doanh phải là địa điểm cố định; việc thực hiện kinh doanh mà mỗi ngày một địa điểm là không được phép đối với cơ sở kinh doanh thẩm mỹ. Ngoài ra thì cơ sở kinh doanh còn phải đảm bảo các điều kiện về vệ sinh; môi trường.
- Về các trang thiết bị: cơ sở kinh doanh phải có đủ các trang thiết bị; vật tư, dụng cụ để tiến hành dịch vụ thẩm mỹ phù hợp với phạm vi hoạt động của mình. Các trang thiết bị đó phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng.
- Đối với các trang thiết bị nhập khẩu mà thuộc Danh mục cấp phép nhập khẩu; thì phải có Giấy phép nhập khẩu.
- Về nguồn nhân lực: người trực tiếp tiến hành hoạt động thẩm mỹ như phun, xăm; thêu trên da thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về việc đào tạo; dạy nghề phun xăm thẩm mỹ do cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo cấp.
- Cơ sở KD dịch vụ thẩm mỹ chỉ được tiến hành các hoạt động phun; xăm, thêu trên da người mà không sử dụng thuốc gây tê ở dạng tiêm.
Đối với các dịch vụ mà có sử dụng các trang thiết bị; thuốc can thiệp vào cơ thể con người như các thủ thuật, chiếu tia, đốt, phẫu thuật mà làm thay đổi cấu trúc da; hình dạng các bộ phận cơ thể con người, sử dụng thuốc mê dưới dạng tiêm thì chỉ được tiến hành ở các bệnh viện; phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trong phạm vi nhất định.
==> Đọc thêm: Đăng ký kinh phun xăm thẩm mỹ
Cấp phép kinh doanh ngành nghề phun xăm thẩm mỹ
Hiện nay thì cơ sở kinh doanh ngành nghề phun xăm thẩm mỹ được chia làm hai loại; đó là cơ sở kinh doanh không có giấy phép hoạt động và cơ sở kinh doanh có giấy phép.
Trường hợp nếu cơ sở kinh doanh thẩm mỹ mà không thuộc loại hình có giấy phép hoạt động; thì tiến hành việc kinh doanh thông thường kể từ ngày cơ sở được thành lập nhưng phải thông báo; về việc cơ sở đủ điều kiện kinh doanh cho Sở Y tế; nơi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được thành lập.
Thông báo đó phải được thành lập bằng văn bản theo mẫu do pháp luật quy định.
Đối với những cơ sở kinh doanh thẩm mỹ mà thuộc loại hình; phải có giấy phép hoạt động thì phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép hoạt động; thì mới được tiến hành hoạt động kinh doanh của mình.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Khám – Chữa bệnh năm 2009;
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 41/2011-BYT thông tư hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Công ty dịch vụ phun xăm thẩm mỹ là gì?
Dịch vụ phun xăm thẩm mỹ là hoạt động xăm, phun, thêu trên da. Công ty dịch vụ phun xăm thẩm mỹ là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dưới hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Đối với các cơ sở thẩm mỹ không cần giấy phép hoạt động:
Các cơ sở thẩm mỹ không cần giấy phép hoạt động là những cơ sở thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm, nhưng người thực hiện kỹ thuật phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp (điểm d khoản 3 Điều 33 Nghị định 155/2018/NĐ-CP).
Ngoài ra, theo quy định, loại hình cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không cần phải xin giấy phép hoạt động này phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.
Đối với các cơ sở thẩm mỹ phải có giấy phép hoạt động:
Theo điều 23 nghị định 155/2018/NĐ-CP về điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Về cơ sở vật chất:
+ Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);
+ Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
+ Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.
Trang thiết bị y tế:
+ Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
+ Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;
+ Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế quy định tại điểm a, b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.
Nhân lực:
– Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh phải đáp ứng điều kiện đối với phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ
-Các cơ sở thẩm mỹ phải có giấy phép hoạt động đó là các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện
Có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (khoản 5 Điều 23a Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế).
Dù là theo hình thức nào thì người thực hiện hoạt động thẩm mỹ phải có chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp. Như vậy, ngoài các cơ sở đào tạo nghề của Nhà nước theo quy định pháp luật, các cá nhân, tổ chức muốn được đào tạo nghề, dạy nghề hợp pháp thì các tổ chức, cá nhân phải tiến hành đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Các trường hợp đào tạo học nghề, cấp chứng chỉ học nghề đối với các doanh nghiệp hay cụ thể ở đây là trung tâm thẩm mỹ (không có chức năng đào tạo, dạy nghề hợp pháp) chưa tiến hành đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì các chứng chỉ đã được cấp không có giá trị sử dụng. Doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, chương trình, giáo viên đã được cơ quan chức năng thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì mới có thể tuyển sinh, tham gia đào tạo và cấp chứng chỉ, chứng nhận cho học viên.
Người thực hiện xăm, phun, thêu trên da phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo hoặc chứng chỉ dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ cở đào tạo hợp pháp cấp.
Hầu như các cơ sở cung cấp dịch vụ xăm, phun, thêu thẩm mỹ trên thị trường đều sử dụng thuốc, các chất, thiết bị can thiệp vào cơ thể người hoặc phải sử dụng thuốc gây tê trước khi thực hiện thủ thuật thẩm mỹ, nên gần như các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ cung cấp dịch vụ xăm, phun, thêu đều phải đáp ứng điều kiện và phải xin giấy phép hoạt động của phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ trước khi hoạt động. Do vậy, Nghị định 109/2016/NĐ-CP gần như ghi nhận thực tiễn áp dụng đối với điều kiện của cơ sở xăm, phun, thêu thẩm mỹ từ trước đến nay.
2 trường hợp kinh doanh phun xăm thẩm mỹ
Trường hợp 1: Kinh doanh phun xăm thẩm mỹ không cần có giấy phép hoạt động
Là những cơ sở thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm, tuy nhiên điều kiện để kinh doanh hoạt động này là:
- Có địa điểm cố định;
- Người thực hiện phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.
Trước khi chính thức đi vào hoạt động, phải có thông báo đáp ứng đủ điều kiện theo mẫu Phụ lục VIII – Nghị định 109/2016/NĐ-CP gửi đến Sở Y tế nơi đặt cơ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.
Trường hợp 2: Kinh doanh phun xăm thẩm mỹ phải có giấy phép hoạt động
Là những cơ sở:
- Kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt;
- Hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm.
Những hoạt này chỉ được thực hiện tại:
- Bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ;
- Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều kiện hoạt động kinh doanh phun xăm thẩm mỹ
Cơ sở dịch vụ phun xăm thẩm mỹ chỉ được thực hiện các hoạt động xăm, phun, thêu trên da, không được sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Cơ sở vật chất để kinh doanh phun xăm thẩm mỹ
Có địa điểm kinh doanh cố định
Bảo đảm các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Thiết bị phun xăm thẩm mỹ
Có đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở kinh doanh và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Nhân sự để kinh doanh phun xăm thẩm mỹ
Người thực hiện việc xăm, phun không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp. Hay gọi chung là chứng chỉ hành nghề phun xăm thẩm mỹ
Cơ sở đăng ký kinh doanh phun xăm thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày
Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể, xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ, những dòng khám chuyên khoa thẩm mỹ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Hồ sơ Xin giấy phép cho việc kinh doanh ngành nghề phun xăm thẩm mỹ
Văn bản về việc đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu do Bộ Y tế ban hành, thể hiện ý chí của chủ thể khi tiến hành hoạt động kinh doanh cần yêu cầu giấy phép hoạt động.
Danh sách những người hành nghề phun xăm thẩm mỹ, bản sao các giấy tờ chứng thực tư cách cá nhân của họ và bản sao các văn bằng, chứng chỉ hành nghề của những người đó.
Danh sách kê khai các trang thiết bị, vật chất của cơ sở kinh doanh và các tài liệu, báo cáo chứng minh cơ sở đáp ứng đủ điều kiện để cơ quan có thẩm quyền xem xét, đối chiếu xem có đủ điều kiện để tiến hành hoạt động kinh doanh ngành nghề phun xăm thẩm mỹ hay không.
Các giấy tờ, tài liệu cần thiết khác.
Theo quy định tại Thông tư của Bộ Y tế thì thẩm quyền cấp phép hoạt động thuộc về:
– Đối với cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân; hay các Bộ khác thì thẩm quyền cấp phép thuộc Cục quản lý khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế.
– Đối với cơ sở kinh doanh phun xăm thẩm mỹ khác thì thẩm quyền cấp phép thuộc Sở Y tế; nơi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở.
Khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động; thì cơ sở kinh doanh ngành nghề phun xăm thẩm mỹ mới được tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình.
Kinh doanh phun xăm thẩm mỹ có cần giấy phép hoạt động?
Đối với điều kiện hoạt động của cơ sở kinh doanh phun xăm thẩm mỹ có 2 trường hợp: có giấy phép và không có giấy phép kinh doanh
Trường hợp 1: kinh doanh phun xăm thẩm mỹ không phải có giấy phép hoạt động
Cơ sở kinh doanh phun xăm thẩm mỹ chỉ thực hiện các hoạt động xăm, phun không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm thì không phải thực hiện thủ tục giấy phép hoạt động những phải thông báo đến Sở Y tế trước ít nhất 10 ngày khi hoạt động về việc đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân sự theo đúng quy định.
Trường hợp 2: kinh doanh phun xăm thẩm mỹ phải có giấy phép hoạt động
Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuộc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể, hoặc xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm thì đều phải xin giấy phép hoạt động
Xin giấy phép cho việc kinh doanh ngành nghề phun xăm thẩm mỹ do Chính phủ, Bộ Y tế ban hành. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, liên hệ ngay đến Việt Luật để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp miễn phí.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thông báo hủy mẫu dấu doanh nghiệp
Chi tiết quy trình công bố chất lượng sản phẩm nhập khẩu tại Việt Nam
Những vấn đề cần nắm rõ về báo cáo tài chính
Giấy chứng nhận hệ thống sản xuất đạt tiêu chuẩn
Nhập khẩu tủ bảo quản dược phẩm
nhập khẩu găng tay y tế sử dụng phẫu thuật
Thủ tục nhập khẩu nước xúc miệng
Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở chế biến khô mực
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 0932 890 675
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com