Tư vấn về cách thức rút vốn ra khỏi công ty tnhh 2 thành viên trở lên

Rate this post

TƯ VẤN VỀ CÁCH THỨC RÚT VỐN RA KHỎI CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Luật sư tư vấn về cách thức rút vốn ra khỏi công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Đối với thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể thực hiện rút vốn theo một trong các cách thức như công ty mua lại vốn góp, chuyển nhượng phần vốn góp… tuy nhiên với mỗi cách thức sẽ có những lợi thế và những hạn chế nhất định. Do đó, nếu bạn gặp phải vấn đề này và muốn tư vấn cụ thể, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các vấn đề liên quan như:

TƯ VẤN VỀ CÁCH THỨC RÚT VỐN RA KHỎI CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
TƯ VẤN VỀ CÁCH THỨC RÚT VỐN RA KHỎI CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
  • Các cách thức có thể rút vốn khỏi doanh nghiệp;
  • Ưu thế và những hạn chế của mỗi cách thức rút vốn;
  • Phương án giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Bạn có thể yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 0932.785.561 / 0868.458.111 để được hỗ trợ tư vấn.

Thủ tục rút vốn khỏi công ty TNHH 2 thành viên
Thủ tục rút vốn khỏi công ty TNHH 2 thành viên

Cách thức rút vốn khỏi công ty TNHH hai thành viên trở lên

Nội dung tư vấn: Thưa luật sư! Xin tư vấn giúp tôi trường hợp như sau: Tôi có chung vốn mở công ty xây dựng với 1 người bạn, tính đến nay đã được 6 năm.

Bạn tôi làm giám đốc còn tôi là phó giám đốc. Nay tôi muốn tách ra làm riêng, nhưng bạn tôi không muốn hủy công ty mà muốn giữ lại. Tôi xin hỏi, nếu muốn giữ lại công ty cho bạn tôi nhưng tôi muốn rút vốn đầu tư về để đầu tư việc khác thì tôi phải làm thế nào cho đúng pháp luật? Mong Công ty Gia Minh tư vấn giúp! Tôi xin chân thành cám ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công Ty Gia Minh, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Trong thư bạn không nói rõ công ty bạn thành lập thuộc loại hình doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi đang hiểu đó là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên (thành viên của công ty là cá nhân, số lượng thành viên là 2 – mặc dù đặc điểm trên cũng có thể là loại hình công ty hợp danh, nhưng loại hình này hiện nay ít được thành lập nên chúng tôi sẽ loại trừ).

Căn cứ khoản 2 Điều 51 Luật doanh nghiệp 2014 nghĩa vụ của thành viên quy định:

“2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức. Trừ trường hợp quy định tại Điều 52, 53, 54, 68 của Luật này.”

Như vậy, bạn có thể rút vốn ra khỏi công ty dưới các hình thức sau:

Yêu cầu công ty mua lại vốn góp;

Chuyển nhượng vốn góp;

Rút vốn trong một số trường hợp đặc biệt. Quy định tại Điều 54 Luật doanh nghiệp 2014;

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Được công ty hoàn trả vốn theo điều kiện quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2014.

Đối chiếu với trường hợp trên của bạn. Thì có 3 cách để rút vốn ra khỏi công ty (trừ trường hợp quy định tại điều 54 Luật Doanh nghiệp 2014, vì Điều khoản này quy định về xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt: thành viên là cá nhân chết, thành viên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,…).

Điều kiện rút vốn khỏi công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Điều kiện rút vốn khỏi công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Cách 1: Yêu cầu công ty mua lại vốn góp

Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

“Điều 52. Mua lại phần vốn góp

1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình. Nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:

a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên. Hội đồng thành viên;

b) Tổ chức lại công ty;

c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết quy định tại khoản này.

Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được quy định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại. Công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên”.

Cách 2: Chuyển nhượng vốn góp:

Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

“1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên cón lại theo tỷ lệ; tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên; còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên; nếu các thành viên còn lại của công ty; không mua hoặc không mua trong hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

Cách thức rút vốn khỏi công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Cách thức rút vốn khỏi công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền vàn nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b,c và d khoản 1 Điều 49 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.

Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của cách thành viên; dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty. Công ty phải tổ chức hoạt động; theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.”

Như vậy, có thể hiểu khi bạn muốn rút vốn khỏi công ty;, đầu tiên bạn phải thực hiện bán phần vốn góp; đó cho các thành viên khác trong công ty. Bạn chỉ có thể chuyển phần vốn góp cho người khác; nếu các thành viên còn lại trong công ty không mua lại; hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.

Cách 3: Được công ty hoàn trả vốn theo điều kiện quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2014.

Hình thức hoàn trả phần vốn góp cho các thành viên trong công ty theo tỷ lệ phần vốn góp của họ theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 68, Luật Doanh nghiệp 2014 được thực hiện khi công ty TNHH 2 thành viên trở lên đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm;, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp
  • Công ty bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ; và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn có thể yêu cầu công ty hoàn trả lại; phần vốn của bạn trong công ty theo dưới hình thức theo quy định tại điều 68 khi; công ty đã hoạt động liên tục trong 2 năm;, đảm bảo được việc thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khi đã hoàn trả cho bạn.

THỦ TỤC RÚT VỐN RA KHỎI CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
THỦ TỤC RÚT VỐN RA KHỎI CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Tư vấn về cách thức rút vốn ra khỏi công ty tnhh 2 thành viên trở lên

Tư vấn lựa chọn loại hình công ty.
Tư vấn điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập công ty;
Soạn thảo đầy đủ và nhanh chóng hồ sơ;
Đại diện Công ty thực hiện các thủ tục tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với các cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến hồ sơ;
Tư vấn, thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (tăng vốn, đổi tên công ty, thay đổi trụ trở, thay đổi người đại diện pháp luật, thay đổi thành viên công ty,…);
Tư vấn, thực hiện thủ tục xin Giấy phép kinh doanh, giấy phép con;
Tư vấn thực hiện thủ tục xin thẻ doanh nhân Apec.
Tư vấn soạn thảo Hợp đồng kinh doanh thương mại (Hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công, hợp đồng đại lý,…)
Tư vấn pháp luật về lao động (hợp đồng lao động, nội quy lao động, các quy trình áp dụng trong quan hệ lao động,…)

Đối với thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể thực hiện rút vốn theo một trong các cách thức như công ty mua lại vốn góp, chuyển nhượng phần vốn góp… tuy nhiên với mỗi cách thức sẽ có những lợi thế và những hạn chế nhất định.

Do đó, nếu bạn gặp phải vấn đề này và muốn tư vấn cụ thể, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các vấn đề liên quan như:

Các cách thức có thể rút vốn khỏi doanh nghiệp;

Ưu thế và những hạn chế của mỗi cách thức rút vốn;

Phương án giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Trên đây là nội dung tư vấn về cách thức rút vốn ra khỏi công ty TNHH 2 thành viên trở lên của Công ty Gia Minh về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên hệ: 0932.785.561 / 0868.458.111 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé.

Làm thế nào để rút vốn khỏi công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Làm thế nào để rút vốn khỏi công ty TNHH 2 thành viên trở lên

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tăng vốn điều lệ công ty

Thủ tục tăng vốn đầu tư

Chuyển nhượng dự án đầu tư

Thủ tục điều chỉnh tăng vốn đầu tư

thủ tục điều chỉnh tỷ lệ vốn góp trên giấy chứng nhận đầu tư

kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh máy nông nghiệp thành công

Thay đổi thành viên góp vốn công ty TNHH 2 thành viên trở lên tại TPHCM

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111  

Email: dvgiaminh@gmail.com  

Zalo: 0853 388 126  

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo