THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY VÀNG BẠC TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY VÀNG BẠC TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
Quý khách đang muốn tìm hiểu bài viết hướng dẫn Thủ tục thành lập công ty vàng bạc tại Thành Phố Huế. Quý khách đang muốn tìm công ty tư vấn thành lập công ty nhanh chóng và uy tín. Hãy đến với Gia Minh đơn vị chuyên làm giấy phép và dịch vụ kế toán. Chúng tôi sẽ tư vấn và hoàn tất các thủ tục thành lập công ty một cách nhanh nhất.

Cần bao nhiêu vốn để mở tiệm vàng?
Chi phí để thuê mặt bằng
Vốn thuê mặt bằng là một trong những yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chi phí mở một tiệm vàng. Kinh doanh vàng bạc hướng đến đối tượng là những người ở tầng lớp thượng lưu, những người có kinh tế. Bởi vậy, khi lựa chọn mặt bằng bạn cũng phải chọn những nơi rộng rãi, có mặt tiền thoáng đãng và đẹp.
Có thể giao động từ 10 NĐ-CP20 NĐ-CP30 NĐ-CP50 triệu… tùy từng diện tích và vị trí kinh doanh. Mặt bằng càng đẹp và càng ở trung tâm sẽ có giá càng cao và khi bạn thuê để mở tiệm vàng thì bạn sẽ càng bị bên cho thuê ép giá cao hơn khi kinh doanh các mặt hàng khác.
Vốn chi cho cơ sở hạ tầng của tiệm
Chi phí để đầu tư cơ sở hạ tầng và các thiết bị máy móc kinh doanh ban đầu bao gồm tủ kệ trang trí, đèn điện, bảng led hay cân tiểu ly. Số tiền này có thể đạt từ 200 triệu đồng bởi đơn giản cơ sở vật chất càng hoàn hảo thì sẽ hút được khách hàng. Đó còn chưa kể giá của một cân tiểu ly xịn hiện khoảng 20 triệu đồng/ cái.
Chi phí nhập sản phẩm
Đây là khoản vốn quyết định cho vấn đề mở tiệm vàng cần bao nhiêu vốn. Tùy thuộc vào khoản vốn của mỗi người mà số lượng nhập hàng sẽ khác nhau, bởi vậy mà chi phí mở tiệm vàng rất khó để nêu lên cụ thể.
Dĩ nhiên sẽ không có số tiền cụ thể cho việc nhập hàng. Tùy theo mô hình kinh doanh và nhu cầu mua bán mà bạn sẽ nhập hàng theo ý định của mình.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Chi phí thuê nhân viên
Một trong những khoản vốn ảnh hưởng đến chi phí mở tiệm vàng đó chính là vốn thuê nhân viên. Tùy thuộc vào mục đích cũng như nhu cầu của chủ tiệm mà số lượng nhân viên mỗi nơi mỗi khác. Thuê càng nhiều nhân viên thì chi phí sẽ càng cao và tốn kém hơn.
Đối với các tiệm vàng nhỏ quy mô gia đình thì bạn có thể không mất số tiền này. Tuy nhiên, với tiệm vàng lớn thì bạn sẽ phải thuê tư vấn bán hàng, thợ kim hoàn, bảo vệ và nếu tính thuê khoảng từ 5 NĐ-CP7 người làm thì bạn đã mất khoảng từ 50-70 triệu/ tháng.
Chi phí chi cho quảng cáo cửa hàng
Việc quảng cáo cho một cửa tiệm mới là vô cùng quan trọng, bởi càng quảng cáo mạnh và tốt thì sẽ càng có nhiều khách hàng biết đến cửa tiệm của mình. Vốn để chạy quảng cáo cũng là một khoản vốn mà khi mở tiệm vàng bạn cũng có thể sẽ phải bỏ ra để kinh doanh thành công.
hí đóng thuế
Các loại thuế phí như phí môn bài nộp theo năm, thuế thu nhập doanh nghiệp dựa theo doanh thu được công bố và ngân sách nhà nước theo quy định.
Bởi vậy, chi phí để mở tiệm vàng không thể cụ thể lên được chi tiết trong một con số nhất định.
Nên lấy hàng ở đâu khi mở tiệm vàng?
Sau đây là những lưu ý mà bạn có thể tham khảo khi chọn đơn vị cung cấp sản phẩm để kinh doanh;
Tìm kiếm kỹ càng xưởng hoặc shop bán hàng uy tín, chất lượng dựa vào kinh nghiệm của người đi trước hoặc thông qua những bình luận, đánh giá của các khách hàng khác trên mỗi shop bán hàng.
Nên nhập đa dạng mẫu mã, chủng loại trang sức sẽ dễ bán hơn so với việc nhập chỉ vài mẫu nhưng số lượng lớn, như vậy sẽ rất khó tiêu thụ.
Nên nhập đơn hàng với số lượng lớn để mua được với giá rẻ, tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
Chọn đơn vị order mua hàng hộ uy tín, chất lượng nhằm tránh trường hợp bị lừa đảo mất kiện hàng.
Điều kiện mở công ty vàng bạc đá quý
Dựa vào Nghị định 24/2012/NĐ-CP, bất cứ doanh nghiệp nào muốn thành lập công ty vàng bạc đá quý thì cần thực hiện các quy định sau đây:
Mua bán vàng và trang sức
Công ty mua bán vàng trang sức được thành lập theo quy định của pháp luật.
Đăng ký kinh doanh mua bán vàng được ghi rõ trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Có địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất phù hợp cho việc mua bán vàng và trang sức.
Sản xuất vàng và trang sức
Doanh nghiệp sản xuất vàng và trang sức được cho phép thành lập theo quy định của pháp luật; trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ghi rõ sản xuất vàng và trang sức.
Có địa điểm và cơ sở vật chất sản xuất vàng và trang sức rõ ràng.
Mở tiệm vàng cần thủ tục gì?
Để mở tiệm vàng, bạn sẽ cần phải đáp ứng rất nhiều điều kiện cũng như chuẩn bị các giấy tờ liên quan, cụ thể như sau:
Điều kiện mở tiệm vàng
Đây là ngành kinh doanh đặc thù, vậy nên để mở tiệm vàng, bạn sẽ cần tuân theo những điều kiện đã được nhà nước đề ra. Căn cứ vào nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh có quy định về các điều kiện để kinh doanh mua bán bạc như sau
Là đơn vị kinh doanh đã được pháp luật Việt Nam bảo hộ.
Được cấp giấy phép kinh doanh vàng bạc trang sức.
Có địa điểm kinh doanh rõ ràng, cụ thể, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đáp ứng các quy định về PCCC, an ninh cùng những nhu cầu cơ bản của cửa hàng vàng.
Giá vàng, bạc,… cần được niêm yết minh bạch, cập nhật nhanh chóng theo thời giá thị trường.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ các giấy tờ theo quy định như hoá đơn, chứng từ…
Thủ tục cần thiết để mở tiệm vàng
Khi chủ kinh doanh đã đáp ứng được tất cả các điều kiện đã được đề ra phía trên, tiếp theo sẽ cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ sau:
Nộp sơ bản mềm thành lập doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia, xin xép đăng ký doanh nghiệp (xử lý 3 ngày)
Khi đã có kết quả, bạn sẽ nộp hồ sơ bản cứng lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở KH&ĐT, thời gian sẽ khoảng 2 ngày.
Nếu bạn mở tiệm vàng đi kèm dịch vụ sản xuất vàng bạc thủ tục sẽ phức tạp hơn nhiều.
Thủ tục thành lập công ty ngành bán buôn vàng, bạc và kim loại quý
Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp:
Tùy theo số lượng thành viên góp vốn, nhu cầu và mong muốn mà Doanh nghiệp sẽ chọn loại hình phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần
Tên doanh nghiệp:
Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
Loại hình doanh nghiệp:
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Tên riêng doanh nghiệp: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Những điều cấm khi đặt tên Doanh nghiệp
Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định của luật doanh nghiệp, như sau:
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-“, “_”;
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Địa chỉ trụ sở: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); Công ty có thể đặt địa chỉ trụ sở chính tại Nhà ở riêng lẻ hoặc Toà nhà văn phòng, Địa điểm được nhà nước phê duyệt có công năng thương mại (được phép kinh doanh).
Lưu ý: Trụ sở công ty không đực đặt tại Nhà chung cư nếu Chung cư đó chỉ có chức năng để ở (tức không có chức năng kinh doanh).
Vốn điều lệ: Đối với Công ty hoạt động ngành bán buôn vàng, bạc và kim loại quý thì đây là ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Vì vậy, pháp luật quy định mức vốn điều lệ tối thiểu đối với hoạt động kinh doanh này là từ 100 tỷ đồng trở lên đối với Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng; Vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên đối với tổ chức tín dụng kinh doanh mua, bán vàng miếng
Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép Đăng ký kiinh doanh. Trường hợp đối với công ty cổ phần, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên nếu Điều lệ công ty quy định mức thời hạn góp vốn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đã cam kết đó.
Ngành nghề kinh doanh:
Doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Doanh nghiệp căn cứ quyết định 27/2018/QĐ-TTg để lựa chọn và đăng ký mã ngành phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Sau đây là một số mã ngành nghề thuộc lĩnh vực bán buôn vàng, bạc và kim loại quý:
4662: Bán buôn kim loại và quặng kim loại
46624: Bán buôn vàng, bạc và kim loại quý khác
Nhóm này gồm:
Bán buôn vàng, bạc dạng bột, vảy, thanh, thỏi…;
Bán buôn kim loại quý khác.
Loại trừ: Bán buôn đồ trang sức bằng vàng, bạc và kim loại quý khác được phân vào nhóm 46499 (Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình chưa được phân vào đâu).
4773: Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
47732: Bán lẻ vàng, bạc, đá quý và đá bán quý, đồ trang sức trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm này gồm:
Bán lẻ vàng, bạc, đá quý và đá bán quý;
Bán lẻ đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý và đá bán quý.
4789: Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ
47894: Bán lẻ vàng, bạc, đá quý và đá bán quý, đồ trang sức lưu động hoặc tại chợ
Nhóm này gồm:
Bán lẻ vàng, bạc, đá quý và đá bán quý
Bán lẻ đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý và đá bán quý.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu (tuỳ theo mỗi loại hình doanh nghiệp mà có mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp khác nhau);
Điều lệ công ty (áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)
Danh sách thành viên góp vốn hoặc Danh sách cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);
Bản sao các giấy tờ sau đây:
Giấy tờ pháp lý (CMND/ CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu của doanh nghiệp
Giấy tờ pháp lý (CMND/ CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với thành viên góp vốn công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý (Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký́ doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác) của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (Đối với trường hợp chủ sở hữu là tổ chức ủy quyền cho cá nhân quản lý phần vốn góp)
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh
Bước 3: Nộp Hồ sơ:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:
Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 4: Nhận kết quả:
Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.
Bảng giá thành lập công ty vàng bạc tại Thành Phố Huế

Tiền thuê mặt tiền để mở tiệm
Đối với việc mở cửa hàng vàng bạc thì mặt bằng là yếu tố vô cùng quan trọng. Việc lựa chọn sẽ giúp cho cơ sở kinh doanh thu hút được nhiều khách hàng hơn. Thường thì khi mở cửa hàng vàng bạc thì chủ cửa hàng sẽ lựa chọn mặt bằng dựa vào các tiêu chí sau:
Mặt bằng phải nằm ở các khu vực đông dân cư, có nhiều người sinh sống và làm việc, nhiều người qua lại như trung tâm thành phố, trung tâm thị trấn, chợ.
Các nhà sở hữu mặt tiền đường lớn, nằm ở các vị trí ngã ba hoặc ngã tư lớn dễ nhìn thấy vị trí cửa hàng.
Khu vực lựa chọn mặt bằng để mở cửa hàng phải là những khu vực có an ninh tốt, tình hình về trật tự bảo an được quản lý ổn định.
Mặt bằng dùng để kinh doanh vàng bạc đòi hỏi các yêu cầu cao hơn so với các loại hình kinh doanh mặt hàng khác cho nên về phần thuê mặt bằng mở tiệm vàng cũng sẽ có mức chi phí cao hơn. Thường thì mặt bằng ở các khu vực thành phố lớn giá thuê mặt bằng sẽ dao động từ 70 triệu – 100 triệu mỗi tháng, còn đối với các khu vực thành phố nhỏ hơn thì giá thuê sẽ giao động từ 30 triệu, 40 triệu hoặc 50 triệu mỗi tháng tuỳ khu vực.
Tiền vốn để nhập vàng, trang sức
Đây là khoản tiền lớn nhất trong chi phí mở tiệm vàng. Khoản tiền vốn nhập hàng này quyết định số vốn mở tiệm vàng bạn cần chuẩn bị là bao nhiêu. Do nhu cầu ngày càng nhiều và đa dạng cho nên bạn cần phải nhập đầy đủ các loại mặt hàng từ vàng nguyên khối cho đến các loại trang sức như: lắc tay, vòng tay, dây chuyền, bông tai, nhẫn, mặt dây chuyền,.. Mỗi một mặt hàng sản phẩm như trên chúng ta cần nhập đa dạng về kích thước và mẫu mã để đáp ứng được hết các nhu cầu của khách hàng. Một điều nữa cũng tùy vào quy mô kinh doanh msf chúng ta nhập hàng theo ý muốn, chủ yếu cần phải cân đối số tiền vốn để nhập hàng.
Tiền lắp đặt nội thất trang trí
Khi mở tiệm vàng thì cần có một không gian rộng rãi, thoáng đãng, dễ dàng di chuyển, có đầy đủ ánh sáng cho khách hàng dễ dàng nhận thấy và lựa chọn. Cho nên sau khi đã chọn được mặt bằng thì chúng ta sẽ cần phải chi thêm một khoản chi phí để thi công lắp đặt các nội thất, trang trí cửa hàng.
Do vàng là một sản phẩm có giá trị cao nên khi trưng bày cần để trong các tủ kính có khả năng chịu lực tốt nhằm đảm bảo sự an toàn cho sản phẩm, cần có thêm các khoá an toàn để phòng các trường hợp rủi ro. Trang bị thêm các camera và các thiết bị phòng cháy chữa cháy để luôn đảm bảo an toàn về cả con người lẫn cơ sở vật chất.
Ngoài các thứ kể trên, chúng ta cần trang trí cửa hàng sao cho hợp lý, có thẩm mỹ. Lắp đặt thêm các nội thất như kệ tủ, đèn điện, bảng đèn led, cân tiểu ly , máy thẩm định, bàn ghế đón tiếp khách và khu vực tham khảo giá mua bán trong ngày. Tất cả các nội thất này bạn cần phải dự trù khoản chi phí trong vốn mở tiệm vàng để mua và lắp đặt.
Những lưu ý khi tính toán chi phí mở cửa hàng vàng bạc
Để mở tiệm vàng và hoạt động duy trì lâu dài thì việc tính toán và kiểm soát tài chính cho vốn mở tiệm vàng là điều thiết yếu. Chúng ta cần phải xem xét các phương án, từng chi tiết sao cho tối ưu mà vẫn đáp ứng được những yêu cầu cho việc kinh doanh vàng.
Xem xét thật kỹ lưỡng về việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh, hãy khảo sát tổng thể khu vực xung quanh xem rằng vị trí đó đã hợp lý chưa, giá thuê trung bình tại khu vực là bao nhiêu để tránh việc thuê mặt bằng giá cao so với thị trường.
Lựa chọn nơi nhập sản phẩm uy tín chất lượng, có nguồn hàng đều đặn, ổn định và giá cả phải chăng.
Tập trung vào các mặt hàng đưa ưa chuộng nhất để tránh việc nhập hàng về bị tồn dư không bán được làm thâm hụt nguồn vốn
Tính toán các chi phí phát sinh về nhân viên, về cơ sở hạ tầng. Cần có khoản tiền dự trù riêng cho các chi phí phát sinh này.
Lựa chọn các đơn vị cung cấp nội thất uy tín, sản phẩm đạt chất lượng tốt, dịch vụ nhanh chóng mà giá thành lại vừa phải.
Thủ tục thành lập công ty vàng bạc tại Thành Phố Huế do Gia Minh đã chia sẻ mong rằng sẽ giúp bạn một phần nào giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc thành lập công ty, hãy liên hệ với Gia Minh để hỗ trợ tốt nhất nhé!
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thành lập công ty kinh doanh hoa tươi tại Thành Phố Huế
Thành lập công ty xuất khẩu nông sản tại Thành Phố Huế
Thành lập công ty kinh doanh nông sản tại Thành Phố Huế
Thành lập công ty kinh doanh phụ liệu tóc tại Thành Phố Huế
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh trọn gói tại Thành phố Huế
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 0853 388 126
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com
Địa chỉ: Số 135 Sóng Hồng, P. Phú Bài, Thị xã Hương Thủy, TT Huế