Thủ tục mở tiệm cắt tóc tại thành phố hà nội

Rate this post

Thủ tục mở tiệm cắt tóc tại thành phố Hà Nội

Thủ tục mở tiệm cắt tóc tại thành phố Hà Nội là một quá trình quan trọng và cần thiết đối với những ai đang có ý định bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp. Để đảm bảo việc mở tiệm diễn ra thuận lợi và hợp pháp, bạn cần nắm rõ các quy định và bước thực hiện cụ thể. Từ việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh, lựa chọn địa điểm phù hợp cho đến việc xin giấy phép hoạt động và tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh, mỗi bước đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một cơ sở kinh doanh thành công.

Quy trình thủ tục mở tiệm cắt tóc tại Thành Phố Hà Nội
Quy trình thủ tục mở tiệm cắt tóc tại Thành Phố Hà Nội

Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2020

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP

– Thông tư 01/2021/TT-BKHDT

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh tiệm cắt tóc tại Thành Phố Hà Nội
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh tiệm cắt tóc tại Thành Phố Hà Nội

Mở tiệm cắt tóc tại Thành Phố Hà Nội cần bao nhiêu vốn?

Câu hỏi của không ít người có ý định kinh doanh đó là mở tiệm cắt tóc cần bao nhiêu vốn? Bạn có thể tính toán ra số vốn mình cần phải bỏ ra khi mở tiệm cắt tóc dựa trên những yếu tố dưới đây.

Chi phí mặt bằng mở tiệm cắt tóc tại Thành Phố Hà Nội

Chi phí đầu tiên bạn cần phải chi trả đó là mặt bằng và tuỳ thuộc vào quy mô của salon tóc và khu vực đặt salon mà có mức giá khác nhau. Ở thành phố, đặc biệt là khu vực trung bình sẽ có chi phí mặt bằng cao từ 10 triệu đồng trở lên. Nếu bạn tìm được mặt bằng ở khu vực đông dân cư nhưng ở trong các con ngõ thì giá có thể rẻ hơn.

Còn nếu bạn có ý định kinh doanh ở các vùng quê thì chi phí này “hạt dẻ” hơn rất nhiều. Một mặt bằng có diện tích rộng chỉ khoảng 1.5 – 3 triệu đồng. Chúng ta không thể tính ra con số cụ thể đối với chi phí mặt bằng bởi mỗi chủ kinh doanh sẽ có quy mô, đối tượng khách hàng hướng tới, địa điểm kinh doanh khác nhau nên số tiền cần phải bỏ ra có sự khác nhau.

Chi phí thiết kế, trang trí mở tiệm cắt tóc tại Thành Phố Hà Nội

Khi mở tiệm làm tóc thì bạn cần chi trả chi phí thiết kế và trang trí không gian salon tóc. Phụ thuộc vào nguồn vốn của bạn để quyết định nên thiết kế và trang trí salon tóc kỹ lưỡng, tỉ mỉ hay chỉ thiết kế đơn giản nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.

Với những tiệm tóc có quy mô nhỏ, bạn chỉ cần trang trí tiệm tóc đơn giản, bố trí ít đồ nội thất nhằm đảm bảo không gian rộng rãi và thông thoáng. Còn đối với tiệm tóc có diện tích lớn, bạn có thể thiết kế theo phong cách mình yêu thích và trang trí không gian trang nhã, sang trọng tuỳ hoặc bất kỳ “style” nào theo đối tượng khách hàng hướng tới. Chi phí thiết kế và trang trí tiệm tóc rơi vào khoảng 20 triệu trở lên.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Mở tiệm cắt tóc tại Thành Phố Hà Nội
Mở tiệm cắt tóc tại Thành Phố Hà Nội

Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng mở tiệm cắt tóc tại Thành Phố Hà Nội

Khi mở một tiệm cắt tóc thì bạn cần trang bị các đồ dùng, trang thiết bị phục vụ công việc làm tóc như: dụng cụ cắt tóc, dụng cụ làm tóc, ghế, bồn gội đầu, máy uốn, sấy, duỗi tóc,… Để phục vụ công việc kinh doanh trong thời gian dài bạn nên lựa chọn những sản phẩm chất lượng, uy tín từ các thương hiệu lớn trên thị trường.

Những sản phẩm làm tóc như: dầu gội, xả, thuốc nhuộm tóc,… cần phải hết sức chú ý, chọn sản phẩm uy tín để không ảnh hưởng tới tóc và da đầu của khách hàng. Có sự đầu tư kỹ lưỡng sẽ giúp khách hàng cảm thấy yên tâm hơn về dịch vụ và góp phần quyết định lựa chọn tiệm cắt tóc của bạn trong những lần tiếp theo. Chi phí bạn cần phải bỏ ra để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng có thể lên tới hàng chục triệu đồng.

Tìm hiểu thêm:

Muốn mở tiệm nail cần những gì? 

Mở tiệm nail có đóng thuế không? 

Xin giấy phép kinh doanh tiệm nail 

Nhập các sản phẩm về tóc để mở tiệm cắt tóc tại Thành Phố Hà Nội

Các sản phẩm chăm sóc tóc bạn nên lựa chọn sản phẩm hiện đang thịnh hành trên thị trường hiện nay. Thời gian đầu, bạn có thể lựa chọn những mặt hàng cần thiết trước như: dầu gội, xả, dưỡng tóc, thuốc nhuộm,… để tiết kiệm chi phí.

Sau khi tiệm tóc đã kinh doanh ổn định hãy đầu tư thêm các sản phẩm khác theo nhu cầu của khách hàng. Chi phí nhập các sản phẩm về tóc khoảng 5 – 6 triệu. Trước khi nhập hàng, bạn nên chọn các thương hiệu uy tín và khảo trước giá. Khi đã có nhập hàng theo mối quen trong thời gian dài thì bạn sẽ được nhập với giá rẻ hơn.

Thuê nhân viên mở tiệm cắt tóc tại Thành Phố Hà Nội

Sau chi phí mặt bằng thì khi mở tiệm cắt tóc bạn cần chi trả chi phí thuê nhân viên cũng là một khoản lớn bạn cần phải chi trả. Thuê nhân viên là khoản tiền chi trả đều đặn hàng tháng nên trước khi thuê. Bạn cần cân nhắc xem với quy mô của tiệm cắt tóc thì cần bao nhiêu nhân viên là đủ.

Với tiệm nhỏ, bạn chỉ cần thuê thêm một nhân viên, đó có thể là người chưa có nhiều kinh nghiệm. Như vậy có thể giúp bạn tiết kiệm khoản chi phí này, đồng thời trong thời gian làm việc, bạn hãy đào tạo họ tỉ mỉ để làm việc chuyên nghiệp hơn. Với tiệm tóc có quy mô lớn, bạn có thể thuê từ 2 – 3 nhân viên tùy vào nhu cầu. Thợ phú có chi phí thuê khoảng 4 – 6 triệu và thợ chính mức lương chi trả cao hơn giao động từ 8 – 10 triệu đồng.

Mở tiệm cắt tóc tại Thành Phố Hà Nội có cần đăng ký kinh doanh không?
Mở tiệm cắt tóc tại Thành Phố Hà Nội có cần đăng ký kinh doanh không?

Quảng bá thương hiệu

Lên kế hoạch, chiến lược quảng cáo để quảng bá thương hiệu là chi phí các chủ kinh doanh cần phải bỏ để nhiều khách hàng biết tới salon tóc. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì hoạt động này hết sức cần thiết.

Bạn có thể quảng bá thương hiệu bằng nhiều cách như: tiếp thị online hoặc offline. Đối với online, bạn có thể chọn quảng cáo trên facebook, google, youtube,… lập fanpage trên facebook, instagram,… tạo website chia sẻ thông tin hữu ích về ngành tóc,….

Tuỳ thuộc vào nhu cầu, đối tượng khách hàng để chọn ra kênh quảng bá phù hợp. Còn đối với tiếp thị offline, chủ kinh doanh có thể chọn phương thức truyền thống như: banner, treo băng rôn, phát tờ rơi,… Chi phí quảng bá không có con số cụ thể và nó còn tùy thuộc vào hình thức tiếp thị do bạn lựa chọn.

Các chi phí khác khi mở tiệm cắt tóc

Ngoài những chi phí kể trên, bạn cần tính toán các chi phí khác cần phải bỏ ra hàng tháng như: tiền điện nước, giấy phép đăng ký kinh doanh, một số chi phí phát sinh khác,…. Con số này giao động từ 3 – 5 triệu và có thể hơn như thế.

Đăng ký kinh doanh khi mở tiệm tóc tại Thành Phố Hà Nội?

 Nhìn chung, bạn có thể lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp tùy mục đích và tính chất cung ứng dịch vụ của mình nhất. Dưới đây là một số điểm lưu ý cơ bản để phân biệt sự khác nhau giữa hai mô hình này.

Hộ kinh doanh cá thể đăng ký cho một địa điểm kinh doanh. Có nghĩa là bạn sẽ không được mở cơ sở hoặc chi nhánh khi hoạt động kinh doanh phát triển. Thay vào đó, bạn sẽ cần chuyển đổi thành đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020.

Hộ kinh doanh không được đặt tên chứa các cụm từ như “doanh nghiệp”, “công ty”, đồng thời, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản. Do đó, chủ hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh,… Ngoài ra, mỗi cá nhân chỉ được làm chủ một hộ kinh doanh.

Thủ tục mở tiệm cắt tóc tại thành phố Hà Nội

Mở tiệm cắt tóc tại thành phố Hà Nội là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ pháp lý, địa điểm kinh doanh, và tuân thủ các quy định liên quan. Với môi trường kinh doanh sôi động của thủ đô, việc nắm rõ thủ tục pháp lý và các yếu tố cần thiết sẽ giúp tiệm cắt tóc hoạt động suôn sẻ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết và phân tích chuyên sâu về quy trình mở tiệm cắt tóc tại Hà Nội.

  1. Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Điều kiện về địa điểm: Địa điểm mở tiệm cắt tóc tại Hà Nội cần phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy mô kinh doanh. Không nên lựa chọn địa điểm quá gần các salon lớn đã có thương hiệu để tránh sự cạnh tranh không cần thiết, nhưng cũng không nên ở khu vực quá vắng vẻ.

Quy định về địa điểm: Nếu thuê mặt bằng, hợp đồng thuê nhà phải ghi rõ mục đích sử dụng là kinh doanh dịch vụ cắt tóc. Trong trường hợp sử dụng nhà ở riêng để kinh doanh, cần có sự đồng ý của các bên liên quan, chẳng hạn như các thành viên trong gia đình hoặc chủ sở hữu tòa nhà.

Kiểm tra quy hoạch: Tại Hà Nội, có những khu vực được quy hoạch cho các loại hình kinh doanh khác nhau. Do đó, trước khi thuê hoặc mua mặt bằng, nên kiểm tra với UBND phường, quận về quy hoạch khu vực để đảm bảo không vi phạm các quy định về quy hoạch đô thị.

  1. Đăng ký kinh doanh

Để mở tiệm cắt tóc tại Hà Nội, bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan chức năng. Tiệm cắt tóc có thể đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Dưới đây là các bước cụ thể:

2.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh: Ghi rõ các thông tin như tên hộ kinh doanh, địa chỉ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh (dịch vụ cắt tóc), số vốn kinh doanh, thông tin của chủ hộ kinh doanh (tên, địa chỉ thường trú, số CMND/CCCD).

Bản sao chứng minh nhân dân (CMND) hoặc căn cước công dân (CCCD) của chủ hộ kinh doanh.

Hợp đồng thuê mặt bằng (nếu có) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với địa điểm kinh doanh.

2.2. Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Hồ sơ được nộp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND quận, huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Sau khi tiếp nhận, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

  1. Đăng ký mã số thuế

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, chủ tiệm cắt tóc cần đăng ký mã số thuế với Chi cục Thuế quận, huyện nơi kinh doanh. Quy trình đăng ký mã số thuế khá đơn giản, chỉ cần mang bản sao giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến Chi cục Thuế và điền vào mẫu đơn đăng ký mã số thuế. Mã số thuế này sẽ được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế như nộp thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng (nếu có).

  1. Điều kiện hoạt động của tiệm cắt tóc tại Hà Nội

Vệ sinh môi trường: Tiệm cắt tóc cần tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường như đảm bảo không gian sạch sẽ, thoáng mát, có đủ dụng cụ vệ sinh, khử trùng. Các dụng cụ cắt tóc như kéo, dao cạo, tông đơ phải được vệ sinh và khử trùng thường xuyên để tránh lây nhiễm bệnh.

An toàn cháy nổ: Tiệm cắt tóc phải trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy như bình chữa cháy. Đặc biệt, với các tiệm có diện tích lớn hoặc sử dụng nhiều thiết bị điện, cần lưu ý đến hệ thống điện và quy trình an toàn cháy nổ.

Biển hiệu kinh doanh: Theo quy định, biển hiệu tiệm cắt tóc phải ghi rõ tên hộ kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại. Biển hiệu không được che chắn lối đi hoặc vi phạm các quy định về quảng cáo ngoài trời.

  1. Quy định về lao động tại tiệm cắt tóc

Nếu tiệm cắt tóc thuê nhân viên, chủ kinh doanh cần tuân thủ các quy định về lao động như:

Hợp đồng lao động: Ký hợp đồng lao động với nhân viên, quy định rõ các điều khoản về lương, chế độ làm việc, thời gian nghỉ ngơi.

Đăng ký lao động: Đăng ký lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi đặt tiệm cắt tóc.

Đóng bảo hiểm: Đối với nhân viên có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, chủ kinh doanh phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.

  1. Thuế và nghĩa vụ tài chính

Thuế môn bài: Tiệm cắt tóc dưới hình thức hộ kinh doanh phải nộp thuế môn bài hàng năm. Mức thuế môn bài được tính dựa trên số vốn kinh doanh hoặc doanh thu dự kiến, thường dao động từ 300.000 – 1.000.000 VNĐ/năm.

Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân: Nếu doanh thu tiệm cắt tóc vượt mức 100 triệu VNĐ/năm, chủ hộ kinh doanh phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Mức thuế được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm doanh thu.

  1. Lưu ý khi mở tiệm cắt tóc tại Hà Nội

Lựa chọn phong cách kinh doanh: Hà Nội là thị trường đa dạng với nhiều đối tượng khách hàng. Do đó, chủ tiệm cần xác định rõ phân khúc khách hàng, lựa chọn phong cách kinh doanh (salon cao cấp, tiệm bình dân, tiệm chuyên về tóc nam/nữ, v.v.) để phù hợp với thị hiếu.

Quảng bá tiệm cắt tóc: Ngoài việc quảng bá qua các phương thức truyền thống như phát tờ rơi, chủ tiệm có thể tận dụng mạng xã hội, các trang web đặt lịch cắt tóc trực tuyến để thu hút khách hàng.

Duy trì chất lượng dịch vụ: Để thành công, tiệm cắt tóc cần chú trọng vào chất lượng dịch vụ, kỹ năng của thợ cắt tóc, và thái độ phục vụ khách hàng. Điều này giúp tạo uy tín và giữ chân khách hàng lâu dài.

  1. Dịch vụ tư vấn mở tiệm cắt tóc tại Hà Nội

Nếu cảm thấy các thủ tục phức tạp, chủ kinh doanh có thể sử dụng dịch vụ tư vấn mở tiệm cắt tóc tại Hà Nội. Các đơn vị này sẽ hỗ trợ từ khâu chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, cho đến tư vấn về thuế, lao động, và các quy định khác liên quan.

Mở tiệm cắt tóc tại thành phố Hà Nội không chỉ là việc tìm kiếm một mặt bằng và đầu tư vào thiết bị, mà còn bao gồm việc tuân thủ các quy định pháp lý và hành chính. Việc nắm rõ quy trình mở tiệm sẽ giúp chủ kinh doanh thuận lợi trong việc triển khai hoạt động, xây dựng uy tín và phát triển kinh doanh lâu dài.

Tìm hiểu thêm:

Mở tiệm kinh doanh dịch vụ cắt tóc 

Mở tiệm làm tóc có bắt buộc đăng ký kinh doanh  

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh tiệm cắt tóc 

Mở tiệm cắt tóc tốn bao nhiêu tiền tại Thành Phố Hà Nội
Mở tiệm cắt tóc tốn bao nhiêu tiền tại Thành Phố Hà Nội

Quy trình thủ tục mở tiệm cắt tóc tại Thành Phố Hà Nội

Để mở tiệm cắt tóc khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn nên thành lập hộ kinh doanh. Trình tự thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung trình bày rõ:

Địa chỉ cửa hàng:

Tên cửa hàng: .

Thông tin chủ cửa hàng:

Số lao động:

Số vốn kinh doanh:

Ngành nghề kinh doanh:

Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh (bản sao có công chứng).

Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Biên bản họp của nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh hoạt động đối với các loại thảo dược thiên nhiên. Biên bản họp phải ghi nhận các thông tin về ngày giờ, địa điểm họp và phải có chữ ký của các cá nhân trong nhóm cá nhân đó.

Các giấy tờ, tài liệu cần thiết khác liên quan.

Tham khảo:

Cách đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhanh tại Thành Phố Hà Nội

Mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm tại Thành Phố Hà Nội

Mã ngành đăng ký kinh doanh

STTTÊN NGÀNHMÃ NGÀNH
1

Cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Nhóm này bao gồm những hoạt động sau:

Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ;

Cắt, tỉa và cạo râu;

Massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm…

Loại trừ: Làm tóc giả được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).

9631 – 96310

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ hộ kinh doanh tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện. Nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.

Bước 3: Nhận giấy phép

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Các loại thuế phải đóng khi mở tiệm cắt tóc tại Thành Phố Hà Nội

Sau khi mở tiệm cắt tóc, bạn sẽ phải đóng những loại thuế như sau:

Thuế giá trị gia tăng

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế môn bài

Bậc thuếThu nhập 1 nămMức thuế cả năm
1Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm300.000
2Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm500.000
3Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm1.000.000

Theo quy định mới nhất thì nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽ không phải nộp các loại thuế trên.

Chi phí dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại Thành Phố Hà Nội của Gia Minh

Chi phí dịch vụ làm thủ tục mở tiệm cắt tóc tại Thành phố Hà Nội
Chi phí dịch vụ làm thủ tục mở tiệm cắt tóc tại Thành Phố Hà Nội

CÁCH ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 

Để làm hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể, bạn tiến hành các bước sau: 

  1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
  • CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh và các thành viên hộ gia đình tham gia góp vốn đăng ký HKD cá thể;

  • Hợp đồng thuê nhà/mượn nhà/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  1. Soạn và nộp hồ sơ

Nộp giấy đề nghị đăng ký HKD cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (kèm bản sao giấy CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh (người đại diện đứng tên trên giấy phép);

Nội dung giấy đề nghị đăng ký HKD cá thể bao gồm:

  • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ chi tiết địa điểm kinh doanh;
  • Ngành, nghề kinh doanh;
    Lưu ý: Những ngành, nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định thì phải bổ sung bản sao chứng chỉ hành nghề hoặc giấy chứng nhận vốn pháp định do cơ quan nhà nước cấp quận/huyện cấp.
  • Vốn điều lệ;
  • Họ, tên, số và ngày cấp CMND/CCCD/hộ chiếu, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện các thành viên hộ gia đình.
  1. Bạn sẽ được cấp giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký HKD cá thể trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
  • Hồ sơ hợp lệ theo quy định các biểu mẫu;
  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  • Tên hộ kinh doanh đăng ký phù hợp quy định;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người đăng ký thành lập HKD cá thể.

Nếu sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ mà không nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký HKD có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Tóm lại, thủ tục mở tiệm cắt tóc tại thành phố Hà Nội không chỉ đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng mà còn yêu cầu tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý. Việc nắm vững và thực hiện đúng các bước cần thiết sẽ giúp bạn nhanh chóng đưa cơ sở kinh doanh của mình vào hoạt động một cách hiệu quả và hợp pháp. Đầu tư thời gian và công sức vào quá trình này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của tiệm cắt tóc trong tương lai.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mắt kính 

Đăng ký giấy phép hộ kinh doanh tiệm nail 

Mở cửa hàng làm nail 

Mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn? 

Kinh nghiệm mở cửa hàng phụ liệu tóc 

Kinh nghiệm mở cửa hàng phụ liệu tóc thành công 

Mở tiệm kinh doanh dịch vụ cắt tóc có cần đăng ký  

Dịch vụ đăng ký kinh doanh tiệm cắt tóc 

Dịch vụ đăng ký kinh doanh quán trà sữa Thành Phố Hà Nội

Mở cửa hàng kinh doanh thức ăn nhanh tại Thành Phố Hà Nội

 Dịch vụ Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Thành Phố Hà Nội

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

ttt
Hồ sơ thủ tục mở tiệm cắt tóc như thế nào tại TP Hà Nội

Địa chỉ: LK 14 – Số nhà 27, KĐT Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com 

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo
Chuyển đến thanh công cụ