Muốn mở tiệm nail cần những gì?

Rate this post

Muốn mở tiệm nail cần những gì?

Những thứ cần thiết khi mở tiệm nail

Để mở tiệm làm nail thành công thì đầu tiên cần có sự lựa chọn vật dụng phù hợp, đúng nhu cầu. Trên thị trường có rất nhiều đồ dùng phục vụ cho ngành nail. Tuy nhiên, nếu không chọn lọc ra đúng những thứ cần thiết khi mở tiệm nail thì bạn sẽ phải tốn kèm thêm nhiều chi phí mua sắm nhưng lại không thực sự hữu dụng. Những thứ cần thiết để mở tiệm nail gồm:

Quầy tiếp tân

Bất kỳ một cơ sở kinh doanh nào cũng cần có quầy tiếp tân để chào đón khách hàng. Đây cũng là nơi để các nhân viên giao tiếp và lắng nghe mong muốn từ khách hàng. Sau đó báo giá và lên order dịch vụ để các thợ nail thực hiện. Quầy tiếp tân cũng có thể tích hợp làm nơi thu ngân, lưu trữ giấy tờ thông tin khách hàng…

Một điều cần lưu ý khi lựa chọn quầy tiếp tân để mở tiệm nail đó là hãy tìm màu sắc của quầy tương đồng với concept của không gian tiệm nail. Vì quầy tiếp tân chính là nơi đón tiếp khách đầu tiên nên cần có tính thẩm mỹ để ghi điểm hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có sự sắp xếp gọn gàng các đồ dùng, giấy tờ trên quầy tiếp tân nhé!

Muốn mở tiệm nail cần những gì?
Muốn mở tiệm nail cần những gì?

Ghế ngồi làm nail cho khách hàng

Vật dụng cần thiết tiếp theo là ghế làm nail bàn chân cho khách hàng. Thông thường, các tiệm nail sẽ lựa chọn loại ghế sofa hoặc ghế có phần tựa lưng. Điều này sẽ giúp khách hàng ngồi thoải mái, không bị đau lưng hơn trong suốt quá trình làm móng chân.

Ngoài ra, lựa chọn ghế ngồi có phần đệm êm ái sẽ là ưu tiên số một cho tiệm nail. Tạo ra một trải nghiệm tốt cho khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ khách hàng quay lại và tăng doanh thu cho tiệm nail.

Bồn ngâm chân

Phía dưới mỗi ghế ngồi làm nail sẽ cần setup thêm một bồn ngâm chân nhỏ. Bồn ngâm này có tác dụng làm sạch và làm mềm da, móng chân để thực hiện tiếp công đoạn cắt tỉa sau đó dễ dàng hơn.

Ở một số tiệm nail còn bỏ thêm thảo dược vào bồn ngâm chân. Giúp thư giãn và tăng sức khỏe cho khách hàng. Đây cũng được coi là một cách tạo ra điểm nhấn ấn tượng, làm chất liệu truyền thông quảng bá về tiệm nail.

Ghế ngồi cho thợ làm nail

Ghế ngồi cho thợ nail là vật dụng tất yếu không thể bỏ qua. Phần ghế để làm nail bàn chân thường sẽ là ghế thấp để người thợ dễ dàng thao tác. Còn ghế ngồi làm nail bàn tay sẽ là dạng ghế cao, bằng với ghế ngồi của khách hàng.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Ghế ngồi này nên lựa chọn ghế có đệm êm ái. Vì thợ nail sẽ phải ngồi cả ngày phục vụ cho rất nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, ghế có hình dáng, kích thước nhỏ nhắn cũng là một gợi ý hợp lý giúp tiết kiệm không gian khi mở tiệm nail.

Bàn ghế ngồi làm nail bàn tay

Nên tách rời ghế ngồi làm nail bàn tay và bàn chân. Việc tách rời vừa giúp phục vụ được nhiều khách hàng cùng lúc vừa giúp thợ làm nail thực hiện nhanh chóng, thuận lợi hơn. Bàn ghế ngồi làm nail bàn tay chỉ cần chọn loại bàn ghế phổ thông để giảm nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, nên có sự đồng bộ về màu sắc, kiểu dáng để toàn không gian của tiệm nail đẹp mắt hơn.

Kệ trưng bày sơn móng tay

Kệ trưng bày sơn móng tay phải đáp ứng được tiêu chí rộng rãi, chứa được nhiều lọ sơn. Để khi khách hàng nhìn vào có thể lựa chọn dễ dàng loại sơn, màu sơn mà mình mong muốn. Không chỉ vậy, kệ trưng bày này cũng là một cách trang trí khi mở tiệm nail. Nên nếu kiểu dáng, chất liệu, họa tiết kệ càng đẹp thì càng tăng cao sự bắt mắt của ngoại quan tiệm nail.

Xe đẩy để đồ nghề 

Khi sơn móng, người thợ cần rất nhiều vật dụng, đồ dùng khác nhau để phục vụ khách từ công đoạn làm sạch đến sơn móng, dưỡng móng… Nếu không có một xe đẩy chuyên dụng để đồ nghề thì người thợ có thể phải di chuyển hàng trăm lần để lấy dụng cụ. Vừa làm tiệm nail trở nên lộn xộn, vừa tốn thời gian mà lại không đảm bảo chất lượng dịch vụ. Do đó, đừng bỏ qua xe đẩy đồ nghề khi lên danh sách dụng cụ mở tiệm nail nhé!

Dụng cụ, máy móc làm móng

Cuối cùng, át chủ bài trong toàn bộ danh sách dụng cụ làm nail cần thiết là đồ nghề, máy móc để làm nail. Một bộ dụng cụ này sẽ bao gồm: Dụng cụ ngâm móng, khăn lau tay/chân, kềm nhặt da, kềm lấy khóe, giấy lau gel sơn, các loại sơn móng, cọ vẽ trang trí họa tiết, đầu bút vẽ chấm bi, bảng màu sơn mẫu, bút tẩy sơn lem ra ngoài, móng giả, bột tráng gương, giấy foil hoạt tiết, đá/ hạt cườm/ xà cừ đính móng, cây dũa móng, keo đính đá.

Đối với máy móc làm móng thì sẽ cần chuẩn bị một số máy chuyên dụng như máy mài móng, đèn Led/đèn UV sấy móng. Hai loại máy này hỗ trợ nhanh một số bước trong quá trình làm móng cho thợ nail.

Ngoài ra, đầu tư thêm những serum dưỡng móng và dưỡng da tay, chân cũng là một cách nâng cao dịch vụ cho tiệm nail. Không cần lựa chọn loại quá mắc tiền, tuy nhiên cần đảm bảo là hàng chất lượng, chính hãng để giữ an toàn cho khách. Nhờ đó, tạo ra uy tín cho tiệm nail của bạn.

Các bước mở tiệm nail từ A – Z

Khi đã chuẩn bị xong vốn mở cửa, sẵn sàng tinh thần để khởi nghiệp thì bạn sẽ tiến hành mở tiệm nail. Các bước mở cửa một tiệm nail sẽ là:

Bước 1: Học nghề trước khi mở tiệm nail

Khi muốn mở tiệm nail, bạn phải có kiến thức về ngành nghề và tay nghề trước. Vì không có tay nghề làm nail thì bạn sẽ không nắm bắt được nhân viên của mình đang thực hiện đúng kỹ thuật hay chưa cũng như cách làm đó có chất lượng hay không. Chính người chủ không biết dịch vụ của tiệm nail mà mình mở cửa ra sao thì nguy cơ cao sẽ làm khách không hài lòng cũng như khó cạnh tranh được với đối thủ.

Có kiến thức về thị trường, ngành nghề là bước đệm cho chủ tiệm nail sáng tạo ra những điểm đặc biệt cốt lõi trong dịch vụ của mình. Nhờ đó mới xây dựng được sự vững chắc cho mô hình kinh doanh, nhanh chóng lấy lại vốn và sinh lời.  

Bước 2: Lên kế hoạch mở tiệm nail

Việc lên kế hoạch bao gồm lên mục tiêu, chi phí, hạng mục và thời gian thực hiện hạng mục. Kế hoạch càng chi tiết thì khi thực thi sẽ càng dễ dàng hơn. Đừng quên thêm vào kế hoạch những rủi ro có khả năng phát sinh kèm theo giải pháp tiện lợi nhất nhé.

Bước 3: Tìm kiếm mặt bằng

Có thể nói, mặt bằng đóng vai trò quan trọng cho việc kinh doanh sau này của tiệm nail. Nắm giữ tỷ lệ phần trăm quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng tới rất cao. Do đó, khi tìm mặt bằng, bạn nên có sự nghiên cứu địa thế kỷ lưỡng. Dành thời gian khảo sát khu vực xung quanh trong một thời gian rồi hãy mới quyết định thuê hay không nhé.

Bước 4: Thiết kế và xây dựng cơ sở vật chất

Là lĩnh vực làm đẹp, “ngoại hình” của tiệm nail cũng cần có tính thẩm mỹ tốt. Đầu tư thiết kế xây dựng một cơ sở vật chất đẹp cũng là một điểm quan trọng trong chiến lược ghi điểm với khách hàng. 

Bước 5: Mua sắm trang thiết bị mở tiệm nail

Sau khi xây dựng xong, chủ tiệm nail cần chọn lựa nội thất sao cho thật đồng bộ để tăng cao vẻ đẹp cho toàn không gian. Phần trang thiết bị, dụng cụ thì nên lên danh sách cụ thể, khảo sát điểm mua uy tín, giá thành trước. Sau đó tới tận nơi kiểm tra rồi mới mua sắm để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Bước 6: Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Thời gian đầu, tuyển một vài nhân viên đã có tay nghề cứng sẽ giúp người chủ giảm áp lực về chất lượng dịch vụ. Sau khi ổn định, có thể tuyển thêm nhân viên học việc lên để giảm mức lương chi trả. Bên cạnh đó, nên lên lịch trình đào tạo cả về kỹ năng mềm lẫn kỹ năng chuyên sâu ngành nail cho nhân viên.

Bước 7: Đăng ký kinh doanh tiệm nail

Mọi cơ sở kinh doanh ra đời đều cần hoàn tất thủ tục pháp lý rồi mới mở của. Chủ đầu tư chỉ cần tới phường/ xã nơi mở tiệm nail để làm đăng ký kinh doanh. Bước này thực ra cũng rất dễ dàng, nhanh chóng nên bạn không cần quá lo lắng đâu nhé!

Bước 8: Lên kế hoạch marketing mở tiệm nail

Marketing có thể coi là hạng mục “nên có mặt” trong mọi hoạt động kinh doanh. Quảng bá thương hiệu tiếp cận tới nhiều khách hàng mục tiêu, lên kế hoạch những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, xây dựng các nền tảng mạng xã hội để tới gần hơn với nhiều phân khúc khách hàng… là những phương pháp đẩy mạnh việc kinh doanh khi mở tiệm nail.

Muốn mở tiệm nail cần những gì? 

Bạn đang có ý tưởng kinh doanh mở tiệm nail nhỏ nhưng vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Vậy thì hãy tham khảo ngay thông tin hữu ích mà POS365 chia sẻ dưới đây

Mở tiệm nail nhỏ cần bao nhiêu vốn?

Nếu quyết định mở tiệm nail, bạn cần hoạch định ngân sách cẩn thận để không bị cạn tiền hoặc phát sinh quá mức. Để mở tiệm nail bạn cần chuẩn bị ít nhất 150 đến 300 triệu đồng. Dưới đây là những chi phí cơ bản có thể kể đến:

Thuê địa điểm kinh doanh

Kinh doanh tiệm nail hiệu quả chỉ cần bỏ ra khoảng 13% tổng vốn để đầu tư cho thuê mặt bằng. Giá thuê từ 7 đến 10 triệu / tháng. Trên thực tế, các tiệm nail trên phố lớn ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM sẽ có ít khách hàng tiềm năng hơn. Nếu bạn mới bắt đầu mở một tiệm nail nhỏ, đừng chi tiêu quá mức ở đó.

 Thiết kế biển hiệu

Để cửa hàng dễ nhận biết và thu hút khách hàng, bạn cần đầu tư vào khâu thiết kế bảng hiệu. Biển hiệu dành cho cửa tiệm nail nhỏ cần đạt tiêu chuẩn phải phù hợp để sử dụng cho mục đích thương mại. Ngoài ra, nó phải có tính thẩm mỹ, ấn tượng và dễ sử dụng. Các chi phí dành cho việc thiết kế biển hiệu thường nằm trong khoảng 2 – 4 triệu đồng.

Cơ sở vật chất

Đây là số vốn bắt đầu mở tiệm nail nhỏ mà bạn cần lên kế hoạch và tính toán kỹ lưỡng từ trước, trang thiết bị phụ kiện của tiệm tùy thuộc vào quy mô tiệm và dịch vụ mà bạn muốn cung cấp. Để trang bị cho một tiệm nail nhỏ và vừa, bạn cần từ 5- 12 triệu đồng. Một số trang thiết bị cơ bản của tiệm nail:

Bàn Ghế: Quầy lễ tân, bàn làm móng, ghế sofa cho khách ngồi đợi, ghế cho khách ngồi khi làm móng, ghế nhân viên, … là những hạng mục cần được đầu tư đúng mức để mang đến cho khách hàng sự tiện lợi.

Kệ, tủ đựng sơn móng tay, phụ kiện trang trí: Bạn nên trang bị tủ kệ đứng hoặc kệ treo tường tùy theo sở thích và không gian có sẵn.

Quạt, điều hòa không khí, Internet, đèn trang trí, máy ảnh, …: Những thiết bị này với chi phí ban đầu của việc cài đặt cũng khá cao và sau đó  còn phí cố định hàng tháng (khi sử dụng điện, nước, internet, …).

Sơn gel và máy móc trang thiết bị

Làm nail chuyên nghiệp đồng nghĩa với việc đầu tư vào những bảng màu đẹp, nhiều màu sắc và hợp thời trang. Giá thành của sơn gel khoảng 15 – 30 triệu đồng, tùy thuộc vào chất lượng sơn và độ “hot” của bảng màu. Việc chế tạo máy và thiết bị làm móng khá “gọn nhẹ”. Chi phí đầu tư máy móc thiết bị khoảng 500.000 – 3 triệu đồng / máy.

Thuê nhân viên

Một số vị trí cần tuyển là: thợ làm móng, thu ngân và nhân viên truyền thông. Một tiệm nail phải có từ 2 đến 3 nhân viên trở lên. Số tiền trả tùy theo thỏa thuận giữa chủ tiệm, tiệm và nhân viên. Thông thường, mức lương của một thợ nail khoảng 3 đến 5 triệu đồng.

Những yếu tố để mở tiệm nail thành công

Muốn mở tiệm nail thành công thì bạn cần quan tâm và đảm bảo được các yếu tố sau đây:

Năng lực thẩm mỹ cần có khi mở tiệm nail

Đây là kỹ năng mà hầu hết những người làm trong ngành thẩm mỹ cần phải có. Mở tiệm nail nhỏ thành công hoàn hảo không chỉ đòi hỏi kỹ năng tốt, ý tưởng hay, óc sáng tạo mà còn phải có con mắt thẩm mỹ tốt. Nếu là người đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, thật không khó để bạn có thể bắt kịp xu hướng thời điểm hiện tại và có màu sắc riêng, không khó để bạn có thể mở một tiệm nail với phong cách riêng, từ khiếu thẩm mỹ, bạn có thể thiết kế những ý tưởng, thiết bị và dịch vụ trang trí tiệm khác nhau để tạo thêm điểm nhấn.

Kinh nghiệm mở tiệm nail nhỏ hút khách, siêu lợi nhuận
Kinh nghiệm mở tiệm nail nhỏ hút khách, siêu lợi nhuận

Luôn cập nhật xu hướng trước, trong và sau khi mở tiệm nail

Nếu bạn cập nhật xu hướng nhanh chóng, bạn có thể thu hút nhiều khách hàng hơn. Với sự phát triển nhanh chóng, ngành nail có rất nhiều cạnh tranh. Do đó, bạn cần cập nhật và  tạo ra  xu hướng cho riêng mình. Vì bạn mới mở tiệm nail nên hầu hết khách hàng sẽ khó có thể chú ý đến tiệm của bạn. Bạn phải tối ưu hóa những gì mà đối thủ không có và mang những màu sắc lạ. Khả năng cao là khách hàng sẽ thấy được sự mới lạ và sáng tạo trong tiệm làm nail của bạn.

Từ đó, tỷ lệ khách hàng quay lại thường xuyên sẽ cao hơn và giữ chân họ. Thêm dịch vụ tốt, giá tốt, áp dụng các chương trình khuyến mãi, tri ân hợp lý, khách hàng cũ có thể giới thiệu thêm khách hàng mới giúp bạn kiếm thêm thu nhập. Duy trì những lợi ích này sẽ giúp tiệm nail của bạn có được chỗ đứng vững chắc trong ngành nail.

Kỹ năng quản lý giải quyết vấn đề

Đối với việc sở hữu một tiệm nail, đây là một yếu tố rất quan trọng. Ở vị trí  nhân viên, có thể bạn sẽ không thấy được sức ép vô hình của mình. Nhưng nếu bạn làm chủ một tiệm nail, chắc chắn bạn sẽ thấy rất nhiều thứ khó giải quyết. Khi bạn không xử lý tốt các tình huống xấu, mọi thứ sẽ trở nên phức tạp. Vì vậy, bạn phải chuẩn bị tâm lý cho những rủi ro ngay từ đầu. Sắp xếp mọi thứ ổn thỏa để dễ dàng quản lý và vận hành trơn tru. Cố gắng hạn chế những sai sót và những tình huống không đáng có. Khi có vấn đề phát sinh cần khắc phục ngay, tránh tình trạng kéo dài sau này.

 

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo