Thủ tục giải thể hộ kinh doanh tại Huyện Phú Xuyên – Hà Nội

Rate this post

Bạn đang muốn giải thể hộ kinh doanh nhưng lại không nắm rõ thủ tục giải thể hộ kinh doanh tại Huyện Phú Xuyên Hà Nội. Gia Minh xin trình bày thủ tục một cách cụ thể như sau.

giải thể hộ kinh doanh cá thể tại Huyện Phú Xuyên - Hà Nội
giải thể hộ kinh doanh cá thể tại Huyện Phú Xuyên – Hà Nội

Căn cứ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Theo quy định tại Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã quy định về căn cứ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh là hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ sau đây:

  • Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Bên cạnh đó, hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh là gì?

  • Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ; chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm; sử dụng không quá mười lao động; không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện; không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.
  • Giải thể là  không còn tồn tại, làm cho chủ thể không còn đủ điều kiện để hoạt động; giải thể đồng nghĩa với việc ngừng hoạt động, giải tán.

Thế nào là giải thể hộ kinh doanh (Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh)?

Chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh là một trong nhiều hình thức nhằm kết thúc một quá trình kinh doanh không đạt hiệu quả, hoặc việc kinh doanh đạt hiệu quả cao hoặc cũng có thể mô hình hộ kinh doanh lúc này không còn phù hợp với quá trình phát triển.

Chủ hộ kinh doanh cần phải có biện pháp chấm dứt hoạt động (giải thể) của hộ kinh doanh để phù hợp với điều kiện thực tế.

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay không đưa ra khái niệm về giải thể hộ kinh doanh mà chỉ có khái niệm chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh.

Những trường hợp thường phải giải thể hộ kinh doanh

  • Chủ hộ kinh doanh không muốn hoạt động hộ kinh doanh nữa nên quyết định giải thể.
  • Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên trên 10 lao động không được phép kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà phải chọn hình thức kinh doanh khác.
  • Khi hộ kinh doanh hoạt động hiệu quả phát triển với quy mô lớn, đối tượng khách hàng có thể là các công ty cần xuất hóa đơn VAT. Trường hợp này thường giải thể hộ kinh doanh và thành lập công ty để hoạt động kinh doanh cho phù hợp.

Hồ sơ xin giải thể hộ kinh doanh

  • Bản thông báo chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh (mẫu đơn xin trả giấy phép kinh doanh)
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
  • Xác nhận thanh toán đầy đủ các khoản nợ (gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện) của Chi cục Thuế
  • Sau khi kiểm tra đầy đủ tính hợp pháp của hồ sơ; cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; đồng thời thông báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật; dẫn đến hộ kinh doanh chính thức chấm dứt hoạt động.

Trình tự thực hiện

Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh; hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.

Nguyên nhân dẫn đến giải thể hộ kinh doanh

Có một số lý do như sau:

  • Phải đóng cửa hoặc hạn chế kinh doanh do dịch bệnh kéo dài;
  • Hộ kinh doanh gặp khó khăn do thiếu vốn, thiếu ứng dụng công nghệ, marketing vào hoạt động bán hàng dẫn đến khách hàng ít, kinh doanh thua lỗ;
  • Hộ kinh doanh muốn chuyển địa chỉ kinh doanh nên phải giải thể hộ kinh doanh ở quận/huyện cũ thì mới được chuyển sang quận/huyện mới;
  • Vì muốn tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng doanh nghiệp hơn nên chủ hộ kinh doanh muốn giải thể hộ kinh doanh để thành lập công ty. 
Thủ tục giải thể hộ kinh doanh tại Huyện Phú Xuyên Hà Nội
Thủ tục giải thể hộ kinh doanh tại Huyện Phú Xuyên Hà Nội

Quy trình, thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể

Thủ tục giải thể hộ kinh doanh cũng tương tự như thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp nhưng hồ sơ đơn giản hơn và thời gian giải quyết nhanh hơn.

Quy trình giải thể hộ kinh doanh được thực hiện theo 2 bước sau:

Bước 1. Làm thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh tại cơ quan thuế

Thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh còn gọi là thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh. Để đóng mã số thuế hộ kinh doanh, chủ hộ cần làm đồng thời 2 việc sau:

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Một là, hoàn thành nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ với người lao động và chủ nợ:

  • Nghĩa vụ với người lao động và chủ nợ: Hộ kinh doanh có trách nhiệm phải thanh toán đầy đủ các khoản tiền lương, thưởng cho người lao động; phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ cho các chủ nợ (nếu có). Trường hợp chưa thanh toán được hết ngay thì phải có biên bản thỏa thuận giữa chủ hộ kinh doanh và người lao động hoặc chủ nợ về biện pháp xử lý tiền lương, thưởng và các khoản nợ sau này;
  • Nghĩa vụ với cơ quan thuế: Chủ hộ kinh doanh cần liên hệ với cán bộ quản lý thuế để kiểm tra và hoàn thành các nghĩa vụ về thuế như: tiền thuế phát sinh chưa đóng đến thời điểm giải thể, các loại tờ khai, báo cáo chưa nộp (nếu có).

Hai là, nộp hồ sơ đóng mã số thuế hộ kinh doanh:

Hồ sơ đóng mã số thuế hộ kinh doanh hộ kinh doanh gồm có :
  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (mẫu số 24/ĐK-TCT);
  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký thuế của hộ kinh doanh;
  • Công văn xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh.
Nơi nộp hồ sơ:

Hộ kinh doanh nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Thuế quản lý cấp quận/huyện;

Quy trình xử lý hồ sơ:

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, trong vòng 2 ngày làm việc Chi cục Thuế quản lý sẽ:

  • Ra thông báo về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
  • Chuyển trạng thái MST của hộ kinh doanh trên ứng dụng đăng ký thuế từ “Đang hoạt động” sang “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế”.

Sau khi cán bộ thuế kiểm tra hộ kinh doanh cá thể đã hoàn thành hết các nghĩa vụ thuế thì trong vòng 3 ngày làm việc tiếp theo, cơ quan thuế sẽ:

  • Ra Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hộ kinh doanh (Mẫu số 18/TB-ĐKT);
  • Và cấp thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế cho hộ kinh doanh.

Bước 2. Làm thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh tại UBND quận/huyện

Sau khi làm xong thủ tục đóng MST, chủ hộ thực hiện thủ tục giải thể hay còn gọi là thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh tại UBND quận/huyện nơi cấp giấy phép hoạt động cho hộ kinh doanh.

Hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh gồm có:

  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh;
  • Thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (do Cơ quan Thuế cấp ở bước 1);
  • Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hộ kinh doanh (Mẫu số 18/TB-ĐKT);
  • Bản sao công chứng biên bản họp của các thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động HKD cá thể (nếu các thành viên của hộ gia đình cùng thành lập hộ kinh doanh).

Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, UBND quận/huyện ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động cho hộ kinh doanh cá thể.

Lưu ý: 

Trường hợp hộ kinh doanh tự ý chấm dứt hoạt động kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho UBND quận/huyện thì có thể bị xử phạt hành chính từ 500.000đ – 1.000.000đ tùy theo mức độ vi phạm và buộc phải thông báo hoặc nộp lại bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho UBND quận/huyện.

Hồ sơ khóa mã số thuế Huyện Phú Xuyên – Hà Nội

Để khóa mã số thuế hộ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan thuế quản lý.

Hồ sơ cần:

+ Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số: 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo thông tư 95/2016/TT-BTC

+ Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc)

Hoàn thành nghĩa vụ thuế

Sau khi nộp hồ sơ khóa mã số thuế, cơ quan thuế sẽ chuyển tình trạng mã số thuế; sang trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế”

Cơ quan thuế sau khi kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế trong thời gian hoạt động như thuế môn bài, thuế khoán

Nếu có sử dụng hóa đơn thì hủy hóa đơn, cắt góc hóa đơn, nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Chi phí thủ tục giải thể hộ kinh doanh tại Huyện Phú Xuyên Hà Nội

chi phí giải thể hộ kinh doanh tại Huyện Phú Xuyên - Hà Nội
chi phí giải thể hộ kinh doanh tại Huyện Phú Xuyên – Hà Nội

Các câu hỏi thường gặp khi giải thể hộ kinh doanh

Có mấy trường hợp dẫn đến giải thể hộ kinh doanh?

Hộ kinh doanh có thể giải thể trong các trường hợp sau:

  • Hoạt động kinh doanh thua lỗ;
  • Phải đóng cửa hoặc hạn chế kinh doanh do dịch bệnh kéo dài;
  • Giải thể hộ kinh doanh để chuyển địa chỉ sang quận/huyện mới;
  • Giải thể hộ kinh doanh để thành lập công ty, doanh nghiệp.

Thủ tục giải thể hộ kinh doanh gồm mấy bước?

Thủ tục giải thể hộ kinh doanh bao gồm 2 bước sau:

Bước 1. Làm thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh tại cơ quan thuế;

Bước 2. Làm thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh tại UBND quận/huyện.

Hồ sơ giải thể hộ kinh doanh gồm những gì?

Bộ hồ sơ giải thể hộ kinh doanh gồm hồ sơ đóng mã số thuế hộ kinh doanh nộp tại cơ quan thuế và hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh nộp tại UBND quận/huyện.

Hồ sơ đóng mã số thuế hộ kinh doanh gồm những gì?

Thành phần hồ sơ gồm có: Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (mẫu số 24/ĐK-TCT), bản gốc giấy chứng nhận đăng ký thuế của hộ kinh doanh, công văn xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh.

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gồm những gì?

Thành phần hồ sơ gồm có: 

  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh; 
  • Thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế; 
  • Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế; 
  • Bản sao công chứng biên bản họp của các thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động HKD cá thể (nếu các thành viên của hộ gia đình cùng thành lập HKD).

Khi giải thể, hộ kinh doanh có phải nộp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế và giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không?

Có. Hộ kinh doanh phải nộp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế cho cơ quan thuế quản lý và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho UBND quận/huyện.

Mức phạt đối với hành vi nghỉ kinh doanh hộ cá thể nhưng không làm thủ tục giải thể, hủy giấy phép kinh doanh.

Căn cứ Luật doanh nghiệp năm 2014 và theo điều 44 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định quy định về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh như sau:

  • Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo hoặc nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

Thẩm quyền, cơ quan hủy giấy phép Hộ kinh doanh

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.
  • Cơ quan thuế quản lý: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
  • Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện: Thủ tục trả giấy phép hộ kinh doanh.

Trả giấy phép hộ kinh doanh

Sau khi hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế bên cơ quan thuế và nhận được văn bản hoàn thành nghĩa vụ thuế; hộ kinh doanh thực hiện thủ tục trả giấy phép.

Hồ sơ gồm:

+ Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

+ Giấy phép hộ kinh doanh (bản gốc)

+ Công văn xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế

Sau khi nhận hồ sơ 3 ngày làm việc Ủy ban nhân dân sẽ ra thông báo chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.

Trả giấy phép hộ kinh doanh

Sau khi hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế bên cơ quan thuế và nhận được văn bản hoàn thành nghĩa vụ thuế; hộ kinh doanh thực hiện thủ tục trả giấy phép.

Hồ sơ gồm:

+ Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

+ Giấy phép hộ kinh doanh (bản gốc)

+ Công văn xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế

Sau khi nhận hồ sơ 3 ngày làm việc Ủy ban nhân dân sẽ ra thông báo chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.

Hy vọng với bài viết Thủ tục giải thể hộ kinh doanh tại Huyện Phú Xuyên – Hà Nội sẽ giúp bạn nắm rõ hồ sơ và thủ tục giải thể hộ kinh doanh.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Giải thể công ty TNHH

Giải thể hộ kinh doanh Huyện Phú Xuyên – Hà Nội

Thủ tục giải thể công ty cổ phần

Giải thể công ty tại Huyện Phú Xuyên – Hà Nội

thủ tục giải thể văn phòng đại diện Huyện Phú Xuyên – Hà Nội

Thủ tục giải thể hộ kinh doanh Huyện Phú Xuyên – Hà Nội

Thành lập văn phòng đại diện

Thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Thành lập công ty cổ phần

Thành lập công ty hợp danh

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo