THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

Rate this post

Bạn là một nghệ sĩ sáng tạo và muốn bảo vệ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của mình bằng cách đăng ký bản quyền? Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể có chút phức tạp, nhưng nó rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của bạn tại Việt Nam.

Điều kiện đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Điều kiện đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Căn cứ pháp lý :

Để xác định các thủ tục để đăng ký quyền tác giả cho các tác phẩm này cần căn cứ vào:

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (Sau đây gọi là Luật SHTT)
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP.

Cụ thể:

Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 14 Luật SHTT, Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP:

Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hay còn được xác định là quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Là khái niệm không được định nghĩa cụ thể trong các văn bản của pháp luật hiện hành.

Dựa trên khái niệm chung về quyền tác giả, về bản quyền, có thể hiểu:

Bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là quyền hợp pháp của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với sản phẩm mỹ thuật ứng dụng do họ sáng tạo ra hoặc sở hữu, phát sinh khi sản phẩm này được sáng tạo và định hình dưới một hình thức nhất định.

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là gì?

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chính là sự kết hợp giữa đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm,bao bì sản phẩm.

Theo Khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP định nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Theo đó tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là:

  • Tác phẩm được thể hiện bởi đường nét. Màu sắc, hình khối, bố cục.
  • Có tính hữu ích.
  • Có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích.
  • Được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp

Ví dụ: Thiết kế thời trang. Tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.

Như vậy, có thể hiểu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là hình thức thể hiện bên ngoài. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường được gắn vào một đồ vật có công dụng hữu ích.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Đọc thêm :

Đăng ký thương hiệu ở đâu?

Đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng

Sự cần thiết đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Mặc dù quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Thế nhưng, việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bước ghi nhận quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tác phẩm của chính tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

Khi tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp xảy ra. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng mặc nhiên xác nhận tư cách và quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đã đăng ký.

Nếu tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không đăng ký quyền tác giả thì khi có tranh chấp xảy ra các chủ thể này có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó, tức là phải tự mình cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm.

Thực tế cho thấy việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh quyền của mình là rất khó, mất nhiều thời gian, công sức và tiền của, thậm chí không thể chứng minh được mình là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm có tranh chấp. Trong khi đó, thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nhanh chóng, không quá phức tạp và chi phí rất nhỏ so với lợi ích nó mang lại.

Cách đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Cách đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Tác phẩm được coi là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

Một là, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là kết quả của hoạt động sáng tạo.

Khoản 3 Điều 14 Luật SHTT hiện hành quy định: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Do đó, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là sự sáng tạo trực tiếp của tác giả. Không phải là sự sao chép từ tác phẩm khác.

Hai là, phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhật định

Khoản 7 Điều 4 Luật SHTT quy định: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học. Thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.

Quy trình đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

– Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả: Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Vậy nê, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp nộp hồ sơ lên cơ quan này hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp đơn theo Giấy ủy quyền.

– Bộ hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả

Lưu ý:

Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng soạn theo mẫu do Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch quy định. Tờ khai phải do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin.

Trong nội dung tờ khai ngoài việc thể hiện đầy đủ thông tin của tác giả, người sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả – người sở hữu tác phẩm hay người nộp đơn thì còn phải thể hiện tóm tắt nội dung của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được đăng ký; thời gian, địa điểm, hình thức công bố cuẩ tác phẩm, và lời cam đoan của người nộp đơn về nội dung đã kê khai trong tờ khai đăng ký. Nội dung tờ khai phải bằng tiếng Việt.

  • 02 bản in tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cần đăng ký;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng này là thành quả lao động, là thành quả sáng tác của nhiều người;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu quyền tác giả, nếu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng này thuộc về chủ sở hữu chung của nhiều chủ thể;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu chủ thể nộp đơn không phải là tác giả nhưng được thừa hưởng quyền tác giả của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thông qua thủ tục thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Giấy ủy quyền (Nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền);
  • Giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ;

– Thời hạn cấp Giấy chứng nhân đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ trong trường hợp từ chối hồ sơ.

Nơi nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Nơi nộp hồ sơ được xác định là Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch). Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp nộp hồ sơ lên cơ quan này. Hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp đơn theo Giấy ủy quyền hợp lệ.

Trình tự đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Trình tự đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

– Tờ khai đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm; tóm tắt nội dung tác phẩm thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

– Hai bản in tác phẩm đăng ký, Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật có trách nhiệm lưu giữ một bản và giao lại một bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký sau khi cấp Giấy chứng nhận.

– Hợp đồng uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu tác phẩm thuộc sở hữu chung.

– Bản sao chứng minh thư của tác giả

– Quyết định giao việc (trong trường hợp tác giả là nhân viên Công ty) hoặc Hợp đồng thuê sáng tạo tác phẩm (trong trường hợp thuê sáng tạo tác phẩm)

– Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (trong trường hợp người nộp đơn là pháp nhân)

Đọc thêm :

Đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

Lưu ý về đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong những loại hình được bảo hộ quyền tác giả. Được quy định cụ thể tại điểm g Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành. Các chủ thể nên tiến hành đăng ký bảo hộ bản quyền. Từ đó bảo vệ tối ưu quyền lợi và tránh những rủi ro không đáng có trong tương lai.

Nếu bạn chưa nắm rõ các thủ tục. Hay muốn tiến hành đăng ký bản quyền một cách nhanh nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

– Tư vấn miễn phí các thủ tục và hướng dẫn đăng ký bản quyền;

– Soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng ký bản quyền;

– Nhận và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Về không gian, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

Về thời gian, các quyền quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được bảo hộ vô thời hạn. Riêng quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm được quy định tại khoản 3 của điều luật này thì chỉ được bảo hộ trong 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

Tiến trình thực hiện việc Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng tại Gia Minh

+ Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Luật Gia Minh sẽ tiến hành soạn hồ sơ Đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cho khách hàng;

+ Đại diện lên Cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cho khách hàng;

+ Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;

+ Đại diện nhận giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng tại Cục bản quyền tác giả;

+ Theo dõi xâm phạm tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết;

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Các câu hỏi thường gặp về thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng:

1. Tôi cần đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của mình. Tôi nên bắt đầu từ đâu?

Đầu tiên, bạn nên thu thập đầy đủ tài liệu về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của mình, bao gồm hình ảnh, mô tả, và thông tin liên quan. Sau đó, bạn có thể đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền Tác phẩm Nghệ thuật – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương.

2. Tôi cần những tài liệu gì để đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng?

Thường thì bạn cần có các tài liệu sau:

  • Hình ảnh hoặc minh họa của tác phẩm mỹ thuật.
  • Mô tả chi tiết về tác phẩm, bao gồm tên, mục đích sử dụng, và các thông tin liên quan.
  • Thông tin cá nhân của người đăng ký, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, và địa chỉ email.

3. Tôi có thể đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng trực tuyến không?

Có, bạn có thể đăng ký bản quyền trực tuyến thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến của Cục Bản quyền Tác phẩm Nghệ thuật. Hãy làm theo hướng dẫn trên trang web để hoàn thành quy trình đăng ký.

4. Liệu tôi cần phải trả phí khi đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng?

Có, việc đăng ký bản quyền thường đòi hỏi một khoản phí. Phí có thể thay đổi theo quy mô và loại tác phẩm. Hãy kiểm tra trang web của Cục Bản quyền Tác phẩm Nghệ thuật để biết thông tin cụ thể về phí đăng ký.

5. Sau khi đăng ký, tôi sẽ được bảo vệ như thế nào?

Khi đăng ký bản quyền thành công, bạn sẽ có quyền hợp pháp và bảo vệ pháp lý đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của mình. Nếu có ai vi phạm bản quyền của bạn, bạn có thể áp dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền của mình.

6. Thời gian xử lý đăng ký bản quyền là bao lâu?

Thời gian xử lý đăng ký có thể dao động từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào tình hình làm việc của cơ quan chức năng và số lượng đơn đăng ký trong thời gian đó.

Lưu ý rằng thông tin có thể thay đổi theo thời gian và quy định của từng nơi. Để có thông tin chính xác và cụ thể nhất, bạn nên tham khảo trực tiếp trang web của cơ quan quản lý bản quyền hoặc tìm hiểu từ các nguồn đáng tin cậy.

Chi phí đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Chi phí đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Trong quá trình phát triển tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, việc bảo vệ quyền lợi thông qua việc đăng ký bản quyền là điều cần thiết. Bạn đã tìm hiểu về cách thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng tại Việt Nam thông qua các bước chi tiết. Hãy đảm bảo bạn thực hiện đúng quy trình để tận hưởng toàn bộ lợi ích mà bản quyền mang lại.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đăng ký nhãn hiệu cho sơn tường

Đăng ký thương hiệu cho xe đạp

Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền

Đăng ký nhãn hiệu cho siêu thị nội thất

Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá

Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm dầu gội

Đăng ký thương hiệu văn phòng phẩm tại Việt Nam

Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ kinh doanh bất động sản

Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh giá rẻ tại Cần Thơ

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cần Thơ

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cần Thơ

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Quy trình đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Quy trình đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo