THÀNH LẬP CÔNG TY NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Thành lập công ty nuôi trồng thủy sản cần những điều kiện gì? Bạn cần làm gì khi thành lập doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản, đơn vị nào uy tính chất lượng để thành lập công ty nhanh chóng? Đọc hết bài viết dưới đây của Gia Minh để được tư vấn kỹ hơn về hồ sơ, quy trình thủ tục thành lập công ty nhé.
Nuôi trồng thủy sản là gì?
Nuôi trồng thủy sản là tất cả các hình thức nuôi trồng động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước mặn, lợ, ngọt. Đây là một lĩnh vực rộng và là một ngành nghề đang phát triển rất mạnh mẽ.
Điều kiện đối với cơ sở khi thực hiện thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản
Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi cụ thể như sau:
Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao (đầm/hầm), bể:
Vật liệu bờ ao, bể không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước. Cần phải tách riêng biệt nơi chứa rác thải với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và cách ly với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Cơ sở phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất khi có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phục vụ việc nuôi trồng thủy sản.
Khu sinh hoạt, vệ sinh của cơ sở nuôi trồng thủy sản. Phải được đảm bảo nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt. Nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu.
Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè
Cơ sở có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy. Nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Khung lồng bè, phao, lưới phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường. Không gây độc hại cho thủy sản và phải đảm bảo không để thủy sản thoát ra môi trường.
Cơ sở phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất khi có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phục vụ việc nuôi trồng thủy sản.
Khu sinh hoạt, vệ sinh của cơ sở nuôi trồng thủy sản. Phải được đảm bảo nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.
Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh. Không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.
Hồ sơ thành lập công ty nuôi trồng thủy sản
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối của thành viên/cổ đông (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)
– Danh sách thành viên/cổ đông (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)
Thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản
Hồ sơ thành lập công ty nuôi trồng thủy sản
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ công ty
Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân.
Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hoặc giấy tờ tương đương khác. Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối của thành viên/cổ đông (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên).
Danh sách thành viên/cổ đông (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên).
Mã ngành kinh nuôi trồng thủy sản
STT | TÊN NGÀNH | MÃ NGÀNH |
1 | Nuôi trồng thủy sản biển | 0321 |
2 | Nuôi trồng thủy sản nội địa | 0322 |
Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tuyến trên hệ thông thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp
Trong khoảng thời gian từ 03- 05 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Xin Giấy phép nuôi trồng thủy sản
Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép nuôi trồng thủy sản thành phần hồ sơ cần những giấy tờ gì?
Đối với Giấy phép nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân cần những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
– Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.
Đối với Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam yêu cầu những giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký;
– Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản;
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định;
– Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.
Đối với Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cần những giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký;
– Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản;
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định;
– Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.
Đối với thủ tục đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực thì thành phần hồ sơ gồm có:
– Đơn đăng ký;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
– Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
Chi phí thành lập công ty nuôi trồng thủy sản
STT | GÓI DỊCH VỤ | PHÍ DỊCH VỤ (VNĐ) | GHI CHÚ |
1 | THÀNH LẬP CÔNG TY 1TV | 1.500.000 | Giá trên đã bao gồm: Giấy phép kinh doanh, dấu doanh nghiệp, phí nhà nước |
2 | THÀNH LẬP CÔNG TY 1TV | 4.500.000
| Giá trên đã bao gồm: Giấy phép kinh doanh, dấu doanh nghiệp, phí nhà nước – Chữ ký số VIN RA 3 năm – 300 hóa đơn điện tử Misa – Thủ tục ban đầu với thuế – Hỗ trợ làm tài khoản doanh nghiệp (áp dụng cho công ty nào muốn theo dõi hàng tồn kho) |
3 | THÀNH LẬP CÔNG TY 1TV | 6.000.000 | Giá trên đã bao gồm: Giấy phép kinh doanh, dấu doanh nghiệp, phí nhà nước – Chữ ký số VIN RA 3 năm – 300 hóa đơn điện tử Misa – Thủ tục ban đầu với thuế – Hỗ trợ làm tài khoản doanh nghiệp (áp dụng cho công ty nào muốn theo dõi hàng tồn kho) |
Các lưu ý trước khi thành lập công ty nuôi trồng thủy sản
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
– Khi tiến hành thành lập công ty nuôi trồng thủy sản, công ty phải lựa chọn loại hình công ty theo quy định của pháp luật. Công ty có thể lựa chọn một trong các loại hình sau:
+ Doanh nghiệp tư nhân
+ Công ty TNHH một thành viên
+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên
+ Công ty cổ phần
+ Công ty hợp danh
– Để nắm được những ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp này cho phù hợp với mục đích thành lập công ty của mình
– Nếu khách hàng đang vướng mắc trong việc lựa chọn doanh nghiêp thì có thể trao đổi trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với quý khách
Vấn đề đặt tên công ty nuôi trồng thủy sản
Tên công ty là yêu cầu bắt buộc khi tiến hành thành lập công ty nuôi trồng thủy sản. Phát luật cho phép người thành lập công ty được tự do lựa chọn tên cho công ty của mình nhưng phải đúng theo yêu cầu như sau:
– Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp
VD: Nếu thành lập công ty kinh doanh nuôi trồng thủy sản nên đặt tên công ty là Công ty + loại hình doanh nghiệp + tên riêng
– Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
– Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký
Địa chỉ trụ sở chính của công ty nuôi trồng thủy sản
Thông tin về địa chỉ trụ sở chính là thông tin bắt buộc công ty phải cung cấp cho cơ quan doanh ký doanh nghiệp, và nó là một trong những thông tin nghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
– Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp…
– Doanh nghiệp cần đăng ký đúng trụ sở công ty tại nơi mình có hoạt động thực tế, tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống trụ sở kiểm tra lại không có hoạt động thì sẽ bị lập biên bản
Vốn điều lệ của công ty nuôi trồng thủy sản
Khi thành lập công ty nuôi trồng thủy sản thì công ty bắt buộc phải có vốn điều lệ để duy trì hoạt động của công ty. Công ty nuôi trồng thủy sản pháp luật không yêu cầu về mức vốn điều lệ tối thiểu, nên các thành viên của công ty có thể dựa vào năng lực tài chính của mình mà đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp
– Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần
– Khi thực hiện thành lập công ty nuôi trồn thủy sản thì công ty bắt buộc phải có vốn điều lệ
Người đại diện theo pháp luật của công ty nuôi trồng thủy sản
Công ty nào khi thành lập đều có người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty được pháp luật quy định như sau:
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân
+ Thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh
+ Công ty TNHH và công ty cổ phần: người đại diện có thể là Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị hoặc có thể thuê cá nhân khác làm đại diện theo pháp luật
Chú ý: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật
Điều kiện kinh doanh chế biến và nuôi trồng thủy sản khi thành lập công ty nuôi trồng thủy sản bạn đã nắm rõ rồi phải không? Gia Minh hy vọng rằng khách hàng có thể nắm rõ mọi thông tin pháp lý cơ bản nhất khi thành lập công ty. Nếu trong quá trình thực hiện, bạn không nắm rõ hồ sơ có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn mọi quy trình, thủ tục 1 cách nhanh chóng nhé.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Các bước thành lập công ty theo quy định của pháp luật
Thủ tục thuê đất – thuê nhà xưởng trong khu công nghiệp như thế nào?
Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp
Có được đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hay không?
Cách đặt tên chi nhánh – đặt tên địa điểm kinh doanh đúng quy định
Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu nông sản
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 085 3388 126
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com