Quy trình thẩm định đơn đăng ký sáng chế

5/5 - (1 bình chọn)

Quy trình thẩm định đơn đăng ký sáng chế

Sáng chế là loại tài sản vô cùng giá trị nên việc đăng ký bảo hộ sáng chế rất có ý nghĩa to lớn đối với của bất kỳ chủ sở hữu sáng chế nào. Khi đăng ký sáng chế bạn phải theo dõi sát sao quá trình xử lý; công văn thẩm định được đưa ra. Bài viết này giúp bạn hiệu được quy trình thẩm định đơn đăng ký sáng chế.

Quy trình thẩm định đơn đăng ký sáng chế
Quy trình thẩm định đơn ĐK sáng chế

Thẩm định hình thức đơn.

Tất cả đơn đăng ký sáng chế, kể cả đơn đăng ký theo hiệp ước hợp tác sáng chế đều được xét nghiệm hình thức. Nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu về đơn hợp lệ hay không.

Thời gian xét nghiệm là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn tại cục Sở hữu trí tuệ.

Ngày nộp đơn có thể là:

Ngày thực tế mà Cục Sở hữu trí tuệ nhận được đơn

Ngày nộp đơn quốc tế của đơn đăng ký. Theo hiệp ước hợp tác sáng chế đã được nộp trước đó.

Nếu đơn sáng chế đáp ứng đủ điều kiện. Thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo cho chủ sở hữu và tiến hành các bước tiếp theo.

Thủ tục đăng ký sáng chế
Thủ tục đăng ký sáng chế

Công bố đơn hợp lệ

Tất cả đơn hợp lệ được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp và công khai để bất kỳ bên thứ ba hoặc bên có quyền lợi liên quan có thể biết tới nội dung của đơn đăng ký sáng chế đó.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chính kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn. Nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 2 tháng. Kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.

Yêu cầu thẩm định nội dung đơn

Việc xét nghiệm nội dung đơn chỉ được tiến hành khi có yêu cầu xét nghiệm nội dung của người nộp đơn hoặc của người thứ ba với điều kiện yêu cầu xét nghiệm nội dung được nộp cho cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 42 tháng tính từ ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế và 36 tháng tính từ ngày ưu tiên của đơn đăng ký giải pháp hữu ích. Quá thời hạn trên, nếu không có yêu cầu xét nghiệm nội dung, thì đơn coi như không nộp.

Tham khảo thêm:

Đăng ký LOGO công ty

Đăng ký thương hiệu độc quyền

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

Mục đích tra cứu

Mục đích của việc tra cứu thông tin là tìm giải pháp kỹ thuật có bản chất tương tự hoặc trùng lặp với giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn.

Hai giải pháp kỹ thuật được coi là trùng nhau khi có tất cả các dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản trùng nhau hoặc tương đương (thay thế được cho nhau);

Hai giải pháp kỹ thuật được coi là tương tự nhau khi có phần lớn các dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản trùng nhau hoặc tương đương (thay thế được cho nhau);

“Giải pháp kỹ thuật đối chứng” là giải pháp kỹ thuật trùng hoặc tương tự gần nhất với giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn;

“Tài liệu đối chứng” là tài liệu đã mô tả giải pháp kỹ thuật đối chứng hoặc chứng cứ chứng minh giải pháp kỹ thuật đối chứng đã được bộc lộ công khai.

Báo cáo tra cứu

Kết quả tra cứu thông tin phải được thể hiện trong báo cáo tra cứu, trong đó phải ghi rõ lĩnh vực tra cứu, phạm vi tra cứu, kết quả tìm kiếm trong phạm vi đó (thống kê các giải pháp kỹ thuật đối chứng tìm thấy được, chỉ rõ các dấu hiệu trùng nhau, tên tài liệu đối chứng, số trang, số dòng, nguồn gốc tài liệu và ngày công bố của tài liệu tương ứng) và phải nêu họ tên người lập báo cáo (người tra cứu).

Cách đánh giá tính mới của giải pháp kỹ thuật

Để đánh giá tính mới của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn, phải tiến hành so sánh các dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản của giải pháp kỹ thuật đó với các dấu hiệu của giải pháp kỹ thuật đối chứng được tìm thấy trong quá trình tra cứu thông tin; trong đó:

Dấu hiệu cơ bản của giải pháp kỹ thuật có thể là đặc điểm về chức năng, công dụng, cấu tạo, liên kết, thành phần… cùng với các dấu hiệu cơ bản khác tạo thành một tập hợp cần và đủ để xác định bản chất (nội dung) của đối tượng;

Các dấu hiệu cơ bản của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn, trong các văn bằng bảo hộ được thể hiện tại phạm vi (yêu cầu) bảo hộ sáng chế;

Các dấu hiệu cơ bản của giải pháp kỹ thuật nêu trong các tài liệu khác được thể hiện và phát hiện theo tài liệu mô tả hoặc dạng thể hiện thực tế của giải pháp kỹ thuật đó.

Kết luận về tính mới của giải pháp kỹ thuật

Tương ứng với một điểm của phạm vi (yêu cầu) bảo hộ, giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn được coi là mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới nếu:

– Không tìm thấy giải pháp kỹ thuật đối chứng trong quá trình tra cứu thông tin; hoặc

– Có tìm thấy giải pháp kỹ thuật đối chứng những giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn có ít nhất một dấu hiệu cơ bản không có mặt trong giải pháp kỹ thuật đối chứng (và dấu hiệu đó được gọi là dấu hiệu cơ bản khác biệt).

Các thẩm định nội dung đăng ký sáng chế
Các thẩm định nội dung đăng ký sáng chế

Đánh giá trình độ sáng tạo

Nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc

Khi đánh giá trình độ sáng tạo của giải pháp kỹ thuật, ít nhất phải tiến hành tra cứu thông tin trong nguồn bắt buộc (nhưng không chỉ giới hạn việc tra cứu ở nguồn tối thiểu đó) giống với quy định về nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc của “Đánh giá tính mới”

Đánh giá trình độ sáng tạo

Việc đánh giá trình độ sáng tạo của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn được thực hiện bằng cách đánh giá dấu hiệu (các dấu hiệu) cơ bản khác biệt nêu trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ để đưa ra kết luận:

– Dấu hiệu (các dấu hiệu) cơ bản khác biệt có bị coi là đã được bộc lộ trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc hay không, và;

– Tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt có bị coi là có tính hiển nhiên đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng hay không.

+ Ứng với một điểm thuộc phạm vi (yêu cầu) bảo hộ, giải pháp kỹ thuật được coi là có trình độ sáng tạo nếu việc đưa dấu hiệu cơ bản khác biệt vào tập hợp các dấu hiệu cơ bản của giải pháp kỹ thuật là kết quả của hoạt động sáng tạo và không phải là kết quả hiển nhiên của hiểu biết thông thường trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Trong các trường hợp sau đây (nhưng không phải chỉ trong các trường hợp đó), ứng với một điểm thuộc phạm vi bảo hộ, giải pháp kỹ thuật bị coi là không có trình độ sáng tạo:

– Tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt mang tính hiển nhiên (bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng cũng biết rằng để thực hiện chức năng đã định hoặc để đạt được mục đích đã định tất yếu phải sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó và ngược lại khi sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó thì tất yếu phải đạt được mục đích hoặc thực hiện được chức năng tương ứng);

– Tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt đã được bộc lộ dưới dạng đồng nhất hoặc tương đương trong một/một số giải pháp kỹ thuật nào đó đã biết trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc;

– Giải pháp kỹ thuật là sự kết hợp đơn giản của các giải pháp kỹ thuật đã biết với chức năng, mục đích và hiệu quả cũng là sự kết hợp đơn giản chức năng, mục đích và hiệu quả của từng giải pháp kỹ thuật đã biết.

Cụ thể:

– Hai dấu hiệu được coi là đồng nhất nếu có cùng bản chất;

– Hai dấu hiệu được coi là tương đương nếu có bản chất tương tự nhau có cùng mục đích và cách thức đạt được mục đích cơ bản là giống nhau.

Quy trình thẩm định đơn đăng ký sáng chế

Quy trình xử lý đơn đăng ký sáng chế quy định tại mục 1 Chương 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, sửa đổi bởi Thông tư 05/2013/TT-BKHCN, Thông tư 16/2016/TT-BKHCN thực hiện theo trình tự như sau:

Nộp đơn đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký sáng chế bao gồm:

02 Tờ khai đăng ký sáng chế;

02 bản mô tả sáng chế;

02 bản tóm tắt sáng chế;

Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Giấy tờ khác (nếu có).

Đơn có thể được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập. Cục Sở hữu trí tuệ không gửi trả lại các tài liệu đã nộp (trừ bản gốc để đối chiếu với bản sao).

Khi nhận được đơn, Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra tài liệu và đối chiếu với danh mục tài liệu ghi trong tờ khai để kết luận có tiếp nhận đơn hay không:

Trường hợp đơn có đủ các tài liệu tối thiểu thì cán bộ nhận đơn tiếp nhận đơn, đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn vào các tờ khai;

Trường hợp đơn thiếu một trong các tài liệu tối thiểu thì cán bộ nhận đơn từ chối tiếp nhận đơn hoặc gửi thông báo từ chối tiếp nhận đơn cho người nộp đơn (nếu đơn nộp qua bưu điện). Đối với đơn bị từ chối tiếp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ không phải gửi trả lại các tài liệu đơn nhưng phải hoàn trả các khoản phí, lệ phí đã nộp.

Trường hợp đơn được tiếp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ trao một bản tờ khai cho người nộp đơn trong đó có đóng dấu xác nhận. Tờ khai được trao lại có giá trị thay giấy biên nhận đơn.

quy trinh xu ly don dang ky sang che

Thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế

Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra về hình thức đối với đơn, từ đó ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

Đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. Đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối.

Đơn được coi là hợp lệ nếu có đủ hồ sơ tối thiểu và không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đơn được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt;

Trong tờ khai không có đủ thông tin về tác giả;

Có cơ sở để khẳng định rằng người nộp đơn không có quyền đăng ký;

Đơn được nộp trái với quy định tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ;

Đơn có các thiếu sót như thiếu hồ sơ, chưa nộp lệ phí, thiếu giấy ủy quyền… mặc dù đã được Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu sửa chữa, người nộp đơn vẫn không sửa chữa hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu;

Có cơ sở để khẳng định đối tượng nêu trong đơn không được Nhà nước bảo hộ theo quy định tại các điều 59, 64, 69, 73, 80 Luật Sở hữu trí tuệ.

Công bố đơn đăng ký sáng chế hợp lệ

Thông tin liên quan đến đơn đã được chấp nhận hợp lệ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp phí công bố đơn.

Thẩm định nội dung đơn và cấp bằng sáng chế

Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế là 18 tháng kể từ ngày được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu đó được nộp trước ngày công bố đơn.
Người nộp đơn có quyền sửa đổi, bổ sung đơn trước khi cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng. Tuy nhiên việc sửa đổi bổ sung đó không được phép mở rộng phạm vi bảo hộ hoặc thêm đối tượng xin bảo hộ.

Đánh giá sự phù hợp giữa đối tượng nêu trong đơn và loại Văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích

Đối tượng nêu trong đơn đăng ký sáng chế bị coi là không phù hợp với loại Văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích mà người nộp đơn yêu cầu được cấp (Bằng độc quyền sáng chế/Bằng độc quyền giải pháp hữu ích) nếu đối tượng đó không phải là giải pháp kỹ thuật, cụ thể không phải là sản phẩm hoặc quy trình.

Giải pháp kỹ thuật – đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế – là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định.

Giải pháp kỹ thuật có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

– Sản phẩm dưới dạng vật thể (dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định của con người;

Sản phẩm dưới dạng chất thể (vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về sự hiện diện, tỉ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định của con người;

Sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học (gen, thực vật/động vật biến đổi gen…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;

– Quy trình (quy trình công nghệ; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trình, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được một mục đích nhất định.

Đối tượng nêu trong đơn không được coi là giải pháp kỹ thuật trong các trường hợp sau đây:

Đối tượng nêu trong đơn chỉ là ý tưởng hoặc ý đồ, chỉ nêu (đặt) vấn đề mà không phải là cách giải quyết vấn đề, không trả lời được câu hỏi “bằng cách nào” hoặc/và “bằng phương tiện gì”;

Vấn đề (nhiệm vụ) được đặt ra để giải quyết không phải là vấn đề kỹ thuật và không thể giải quyết được bằng cách thức kỹ thuật;

Các sản phẩm tự nhiên, không phải là sản phẩm sáng tạo của con người.

Tham khảo thêm:

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng

Quy trình xử lý đăng ký sáng chế
Quy trình xử lý đăng ký sáng chế

Đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp

Giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn được coi là “có thể thực hiện được” nếu

Các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với các chỉ dẫn về điều kiện kỹ thuật cần thiết được trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ đến mức cho phép người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra hoặc có thể sử dụng, khai thác hoặc thực hiện được giải pháp đó;

Khái niệm “người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng” được hiểu là Người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng được hiểu là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Việc tạo ra, sản xuất ra, sử dụng, khai thác hoặc thực hiện giải pháp nêu trên có thể được lặp đi lặp lại với kết quả giống nhau và giống với kết quả nêu trong bản mô tả sáng chế.

Giải pháp kỹ thuật bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:

Bản chất của đối tượng hoặc các chỉ dẫn nhằm thực hiện đối tượng đi ngược lại các nguyên lý cơ bản của khoa học (ví dụ không tuân theo nguyên lý bảo toàn năng lượng…);

Đối tượng bao gồm các yếu tố, thành phần không có mối liên hệ kỹ thuật với nhau hoặc không thể liên hệ (ghép nối, ràng buộc, phụ thuộc …) được với nhau;

Đối tượng có chứa mâu thuẫn nội tại;

Chỉ có thể thực hiện được các chỉ dẫn về đối tượng trong một số giới hạn lần thực hiện (không thể lặp đi lặp lại được);

Để có thể thực hiện được giải pháp, người thực hiện phải có kỹ năng đặc biệt và kỹ năng đó không thể truyền thụ hoặc chỉ cho người khác được;

Kết quả thu được từ các lần thực hiện không đồng nhất với nhau;

Kết quả thu được khác với kết quả nêu trong đơn;

Hoàn toàn không có hoặc thiếu các chỉ dẫn quan trọng nhất để thực hiện giải pháp;

Các trường hợp có lý do xác đáng khác.

Đánh giá tính mới

Nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc

Để đánh giá tính mới của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn, ít nhất phải tiến hành tra cứu thông tin trong các nguồn bắt buộc sau đây (nhưng không chỉ giới hạn việc tra cứu ở nguồn tối thiểu đó):

– Tất cả các đơn đăng ký sáng chế đã được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận có cùng chỉ số phân loại với chỉ số phân loại của đối tượng nêu trong đơn đang được thẩm định – tính đến chỉ số phân lớp (chỉ số hạng thứ ba) và có ngày công bố sớm hơn ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đang được thẩm định;

– Các đơn đăng ký sáng chế hoặc các văn bằng bảo hộ sáng chế do các tổ chức, quốc gia khác công bố, trong vòng 25 năm trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đang được thẩm định (nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên) được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu sáng chế có tại Cục Sở hữu trí tuệ và các nguồn thông tin khác do Cục Sở hữu trí tuệ quy định, với phạm vi tra cứu quy định trên.

Trong trường hợp cần thiết và có thể, việc tra cứu được mở rộng đến các báo cáo khoa học, báo cáo kết quả của các chương trình, đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác thuộc cùng lĩnh vực kỹ thuật được công bố và lưu giữ tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ sáng chế

Kết thúc giai đoạn Công bố đơn, chủ đơn gửi Công văn yêu cầu thẩm định nội dung tới Cục Sở hữu trí tuệ mới được chuyển đơn tới chuyên viên Thẩm định nội dung. Trong trường hợp không có yêu cầu thẩm định nội dung đơn coi như bị rút bỏ.

Giai đoạn thẩm định nội dung chuyên viên sẽ thẩm định trực tiếp điều kiện bảo hộ của Sáng chế có đáp ứng được tiêu chuẩn hay không? Thời hạn thẩm định nội dung sáng chế là 12 tháng kể từ ngày yêu cầu thẩm định nội dung (tuy nhiên, thời gian thực tế sẽ bị xử lý kéo dài hơn).

Nếu Sáng chế đáp ứng được đủ tiêu chuẩn bảo hộ: Chuyên viên ra Công văn dự định cấp văn bằng và nộp lệ phí.

Nếu Sáng chế không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ: Chuyên viên ra Công văn thông báo kết quả thẩm định nội dung (nội dung nêu rõ lý do chưa đáp ứng).

Tương tự giống với giai đoạn thẩm định hình thức về cách xử lý nếu không được chấp thuận mà chủ đơn cần xử lý. Tuy nhiên, thời hạn xử lý thiếu sót trong thời gian không quá 03 tháng.

Nộp lệ phí cấp văn bằng, đăng bạ, công bố văn bằng

Khi nhận được Công văn thông báo dự định cấp văn bằng và nộp lệ phí, chuyên viên sẽ lấy số bằng, in bằng, đăng bạ, công bố quyết định cấp văn bằng.

Tóm lại, Quy trình thẩm định đơn đăng ký sáng chế là một quá trình quan trọng để xác định tính mới, sáng tạo và khả năng ứng dụng của một phát minh. Khi đăng ký  Việc đăng ký sáng chế giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và khuyến khích sự đổi mới trong các lĩnh vực khác nhau.

Quy chế thẩm định đăng ký sáng chế
Quy chế thẩm định đăng ký sáng chế

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ tại TPHCM

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Bảo hộ bản quyền kịch bản chương trình 

Quy trình thẩm định đơn đăng ký sáng chế

Thủ tục Đăng ký thương hiệu văn phòng phẩm tại Việt Nam

Công bố sản phẩm là gì ? Hướng dẫn đăng ký tự công bố chất lượng sản phẩm

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0939 456 569 – 0868 458 111

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo