Mở cửa hàng bánh mì cần bao nhiêu vốn

5/5 - (1 bình chọn)

Mở cửa hàng bánh mì cần bao nhiêu vốn

Mở quán bánh mì cần những gì?

Mở tiệm bánh mì cần bao nhiêu vốn?

Số vốn cần chuẩn bị sẽ tùy vào quy mô quán mà bạn muốn mở. Mức vốn tham khảo dao động trong khoảng 6.000.000 – 50.000.000đ. Nếu kinh doanh theo hình thức xe bánh mì lưu động, bạn cần đầu tư khoảng 6.000.000 – 10.000.000đ. Nếu mở tiệm cố định, mức vốn sẽ là 10.000.000 – 15.000.000đ. Bạn phải chuẩn bị vốn 20.000.000 – 50.000.000đ nếu nhượng quyền một số thương hiệu bánh mì hiện có trên thị trường. Đây chỉ là số vốn cho một số khoản cần thiết, chưa bao gồm chi phí thuê mặt bằng, nhân viên…

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị 5.000.000 – 10.000.000đ để làm chi phí dự phòng cho những khoản phát sinh khi quán mới đi vào hoạt động chưa có lợi nhuận.

Mở cửa hàng bánh mì cần bao nhiêu vốn
Mở cửa hàng bánh mì cần bao nhiêu vốn

Bán bánh mì cần chuẩn bị gì?

Lập kế hoạch mở tiệm bánh mì như thế nào cho hiệu quả? Kinh doanh với số vốn 1 triệu thì bạn cần phải lên kế hoạch bán rõ ràng và xác định rõ mình nên bán như thế nào để tối đa hóa lợi nhuận.

Với số vốn ít ỏi chỉ 1 triệu trong tay thì bạn cần xác định rõ hình thức kinh doanh của mình như thế nào, sản phẩm của mình bao gồm những nguyên liệu gì…

Hình thức kinh doanh: Đây là điều quan trọng và quyết định lợi nhuận của bạn. Bạn có thể chọn bán bánh mì online (đối tượng mua là dân văn phòng, những người bận rộn…), hoặc mở quán bánh mì bán tại các hẻm gần nhà hay cổng trường ( liên quan đến chi phí mặt bằng). Hoặc nếu bạn làm công sở có thể lên thực đơn cho đồng nghiệp chọn và mang đến công ty.

Sản phẩm: với số vốn ít như vậy thì bạn cũng không cần quá cầu kỳ những thực phẩm kèm với bánh mì. Bạn chỉ cần đảm bảo 2 yếu tố vệ sinh sạch sẽ và ngon thì mọi người sẽ tới mua và ủng hộ bạn. Một số bánh mì phổ biến hiện nay: bánh mì trứng, bánh mì thịt nướng, thịt xíu, bánh mì chả, bánh mì bột lọc…

Xe bán bánh mì: đây là điều quan trọng để bạn thu hút khách hàng từ xa tới, ấn tượng đầu tiên sẽ thu hút khách hàng dừng lại tại của hàng của bạn. Một chiếc xe bán bánh mì đẹp sẽ khiến bạn nổi bật nhất trong các đối thủ xung quanh.

Theo Sapo tìm hiểu, hiện nay xe bánh mì inox có mẫu mã đẹp, chất lượng cùng giá bán tốt nhất trên thị trường. Inox Kim Nguyên là xưởng gia công các loại tủ xe bán hàng inox có tiếng như: xe bánh mì, xe cà phê, xe trà sữa, xe sinh tố, xe bán cơm, xe bánh mì thổ nhĩ kỳ, xe bánh mì chả cá…., giao hàng tận nơi toàn quốc và nhiều ưu đãi.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Mở cửa hàng bánh mì cần bao nhiêu vốn

Bán bán mì có lời không có lẽ là câu hỏi của những người mới khởi nghiệp. Khởi nghiệp với số vốn nhỏ nên bạn chưa thể đầu tư mua một xe đẩy bán bánh mì được, mà lúc này bạn chỉ cần mua một bàn xếp nhỏ và một tủ kính để làm điểm bán. Ngoài ra bạn cần xác định những vật dụng quan trọng mà bạn cần phải mua và chi phí bỏ ra:

Bàn xếp và ghế: nên mua bàn hình chữ nhật 0.5 x 0.8m, cao tầm 0.5m có giá 250 ngàn, khoảng 6 ghế nhựa tầm 60 ngàn.

Bếp ga mini và chảo thì nên tận dụng lấy ở nhà của bạn.

Tủ kính: mua tủ kính tầm 300 ngàn

Bảng hiệu: lúc mới mở thì không cần quá phô trương, sang trọng chỉ cần một tấm băng rôn treo phía trước giá 40 ngàn.

Tính tổng chi phí mà bạn cần mua hết khoảng 650 ngàn, lúc này bạn chỉ còn lại 550 ngàn để xoay xở mua những vật dụng cần thiết khác.

Đó mới chỉ là các vật dụng, còn hàng ngày bạn sẽ phải thực hiện các công việc:

Mua bánh mì: liên hệ với lò bánh mì mà bạn đã tìm hiểu, đầu tiên bạn lấy 40- 50 ổ mỳ/ 1 ngày. Giá mua bánh mì tại lò khoảng 1800 – 2500 đồng/ ổ tùy loại mà bạn chọn.

Mua chả: liên hệ chỗ cung cấp chả (bạn có thể bán chả cá, chả giò… tùy theo vị trí bạn sống người ta thường bán chả gì). Giá chả thì dao động khoảng 80 – 120 ngàn/kg.

Trứng và thịt: bạn có thể mua tầm 20 quả trứng gà, thịt thì có thể mua khoảng 1kg rồi chế biến. Nên mua khoảng 100 quả 1 lần để được tính giá buôn, hoặc sau này quen rồi thì chỉ cần alo là họ sẽ mang đến cho bạn.

Nguyên liệu khác: ngoài ra cần mua dầu ăn dùng để chiên trứng, tương ớt chai lớn, dưa chua, rau thơm, bao bì….

Chi phí mua những vật dụng trên khoảng 450 ngàn, bạn còn khoảng 100 ngàn thì có thể đổi tiền lể đối làm tiền lại trả khách và dự phòng phát sinh những thứ cần mua thêm. Trường hợp bán đắt hàng thì bạn có thể gọi thêm bánh mì bằng số tiền đó…

Mở tiệm bánh mì cần bao nhiêu vốn?

Vậy cụ thể vốn mở tiệm bánh mì là bao nhiêu? Chỉ cần số vốn khá nhỏ trong tay bạn hoàn toàn có thể tự mở cho mình một tiệm bánh mì. Cụ thể, cần xác định được những vật dụng quan trọng mà bạn cần phải mua và chi phí bỏ ra:

Về bàn xếp và ghế, bạn nên mua bàn hình chữ nhật 0.5 x 0.8m, cao khoảng 0.5m có giá 250 nghìn, có khoảng 6 ghế nhựa tầm 60 nghìn.

Bếp ga mini và chảo thì nên tận dụng vật dụng có sẵn tại nhà của bạn.

Tủ kính mua loại đựng cỡ vừa, có giá khoảng 300 – 400 nghìn

Bảng hiệu, xe bán bánh mỳ có nhiều loại, giá khoảng trên dưới 5 triệu đồng.

Đây mới chỉ là các vật dụng, ngoài ra bạn còn cần bổ sung vốn mở tiệm bánh mì như sau:

Mua bánh mì: Bạn cần liên hệ với lò bánh mì mà bạn đã tìm hiểu, đầu tiên bạn lấy 40- 50 ổ bánh mì/ 1 ngày. Giá mua bánh mì tại lò vào khoảng 1800 – 2500 đồng/ ổ tùy loại mà bạn chọn.

Mua chả: Liên hệ chỗ bán chả có giá dao động khoảng 80 – 120 nghìn/kg.

Trứng và thịt: Mua trứng khoảng 20 quả, thịt thì bạn có thể mua khoảng 1kg rồi chế biến. Bạn nên mua khoảng 100 quả 1 lần để được tính giá buôn, hoặc sau này quen rồi thì chỉ cần gọi là họ sẽ chủ động mang đến cho bạn.

Nguyên liệu khác: Ngoài việc cần mua dầu ăn dùng để chiên trứng, hay tương ớt chai lớn, dưa chua, rau thơm, bao bì….

Chi phí mua những vật dụng trên rơi vào khoảng 450 nghìn, bạn còn khoảng 100 nghìn thì có thể đổi tiền lẻ để làm tiền lại trả khách và dự phòng phát sinh cho những thứ cần mua thêm. Trường hợp bán hết bánh thì bạn có thể gọi thêm bánh mì bằng số tiền đó…

Trường hợp bạn mở xe đẩy bán bánh mì như trên thì chi phí rất hợp lý, chỉ rơi vào khoảng 6 đến 7 triệu đồng. Nếu muốn mở tiệm ăn lớn, bạn cần số vốn cao hơn, bao gồm thuê mặt bằng, bàn ghế, thuê nhân viên,… Tuy nhiên, tiệm bánh mì cũng không đòi hỏi diện tích lớn, nên chi phí cũng vừa phải, dao động khoảng vài chục triệu trở lên.

Kinh nghiệm mở quán bánh mì thành công

Một số kinh nghiệm mở quán bánh mì thành công bạn nên biết là:

Chú trọng chất lượng: Chất lượng món ăn vẫn là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn giữ chân khách hàng. Để làm được điều này, bạn nên đảm bảo nguồn nguyên liệu an toàn vệ sinh, kết hợp khám phá những công thức làm bánh mì ngon, hấp dẫn mà vẫn phù hợp ngân sách.

Luôn lắng nghe ý kiến khách hàng: Nhiều người khi kinh doanh thường lựa chọn theo sở thích, dẫn đến thất bại. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo nghiên cứu tâm lý người dùng thật kỹ càng, đồng thời luôn lắng nghe nhận xét để cải thiện chất lượng.

Thủ tục pháp lý: Nếu mở tiệm bánh mì ăn sáng có thuê mặt bằng, cơ sở cụ thể, có nhân viên làm việc, thì bạn phải đăng ký kinh doanh theo quy định. Mô hình tiệm bánh mì thường quy mô không lớn, nên sẽ áp dụng điều kiện với hình thức hộ kinh doanh cá thể.

Chú trọng Marketing online: Marketing online là xu hướng ngành F&B hiện nay, giúp các quán nhỏ thu hút nhiều sự chú ý hơn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo thông tin quảng cáo phải chân thực, hợp lý, tránh sử dụng từ ngữ gây hiểu lầm, hoặc theo trend gây tranh cãi.

Tìm hiểu thêm:

kiểm nghiệm mì sợi các loại 

giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất bánh gạo 

 thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng bột làm bánh 

Kế hoạch tài chính khi mở tiệm bánh mì

Làm thế nào để có thể lập kế hoạch tài chính khi kinh doanh bánh mì một cách chính xác nhất? Đầu tiên, để xác định được việc bạn lãi bao nhiêu thì bạn cần phải xác định được vốn bạn bỏ ra. Sau đây là những khoản cần thiết để chi tiêu cho việc mở quán:

Sau một tháng mở tiệm bánh mì, thì việc kinh doanh của tiệm đã đi vào hoạt động thì chắc chắn doanh thu sẽ ổn định hơn. Lúc này tiệm của bạn đã có một lượng khách mua trung thành nhất định, bạn sẽ dựa vào báo cáo bán được mỗi ngày để biết số lượng bán ra là bao nhiêu và phản hồi khách hàng lại như thế nào.

Về những tháng sau, việc kinh doanh của tiệm bánh mì chi phí sẽ ổn định hơn, khách hàng đến nhiều hơn thì lợi nhuận kinh doanh của bạn cũng tăng cao hơn. Như vậy, bạn sẽ tính toán tới việc đầu tư thêm cho tiệm bánh mì của mình. Ví dụ, bạn sẽ sử dụng tiền lãi đó để đầu tư cho nơi mở tiệm bánh mì của mình, đầu tư thêm vào nguyên vật liệu hoặc nếu mở thêm ở địa điểm mới thì cần thuê thêm nhân viên…

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính, bởi đây không phải lĩnh vực chuyên môn của họ. Khi này, bạn hãy tham khảo sử dụng phần mềm quản lý bán hàng thông minh nhé! bePOS là một ví dụ cụ thể giúp bạn tìm hiểu các phần mềm này, bao gồm những tính năng như:

Quản lý giao dịch, thanh toán nhanh chóng, in hóa đơn tự động, tích hợp ví điện tử,…

Quản lý tài chính, theo dõi thu chi, báo cáo doanh thu dưới dạng biểu đồ,…

Quản lý kho nguyên liệu, tình trạng xuất nhập tồn thực tế.

Quản lý nhân viên, chấm công, tính lương thưởng,….

Chăm sóc khách hàng, lên các chương trình Marketing thu hút sự chú ý.

Mở tiệm bánh mì cần những gì và vốn cần bao nhiêu?

Chắc hẳn ai khi bắt đầu kinh doanh một mặt hàng hay một nghành hàng nào đó đều rất quan tâm mình sẽ phải chuẩn bị những gì? Và đối với kinh doanh mở tiệm bánh mỳ đây là một nghành kinh doanh không đòi hỏi quá nhiều vốn và kinh nghiệm. Các bạn cần chuẩn bi như sau:

Có kiến thức cơ bản hoặc đã tìm hiểu cho việc kinh doanh đối với mặt hàng bánh mỳ và mở tiệm bánh mỳ

Địa điểm thuận tiện kinh doanh, buôn bán

Yếu tố không thể thiếu đó chính là vốn, không có vốn bạn không thể làm được gì cả. Nên dù là vốn đi vay hay vốn tự thân thì đây là yếu tố quan trọng. 

Chuẩn bị sẵn kiến thức

Nắm rõ quy trình làm bánh kinh doanh bánh mì đòi hỏi người kinh doanh phải thực sự am hiểu và có kiến thức trong việc làm bánh. Bạn có thể học từ lớp dạy làm bánh của một trường nghề hoặc cơ sở sản xuất bánh mì khác hoặc kiến thức trên mạng.

Quy trình làm bánh sẽ giúp bạn tạo ra những chiếc bánh mì thơm ngon đạt chất lượng bên ngoài màu vàng bắt mắt bánh giòn vỏ, bên trong mềm thơm. Để đạt được điều đó, bạn phải biết công thức pha chế bột, nhào bột và cách nướng bánh,…

Lựa chọn địa điểm mở tiệm bánh mì phù hợp

Hiện tiệm bánh mì có 3 hình thức: mở tiệm bán bánh mì, mở cơ sở chuyên sản xuất bánh mì hay kết hơn cả 2 hình thức trên. Mỗi hình thức có một địa điểm kinh doanh khác nhau.

Với mô hình mở tiệm bánh mì thì bạn chỉ cần chọn những địa điểm có dân cư đông đúc, gần các trường học, bệnh viện, trạm xá, các khu chợ, khu công nghiệp…

Còn đối với mô hình mở cơ sở sản xuất bánh mì thì cần có mặt bằng rộng để đặt các trang thiết bị máy móc. Do đó, bạn không cần chọn gần khu dân cư đông đúc vì chi phí thuê mặt bằng cao không cần thiết.

Còn mô hình giữa kết hợp sẽ tốn chi phí thuê mặt bằng lớn và rộng tại những nơi sầm uất. Nó đảm bảo vừa có diện tích làm bánh mà vừa có không gian để bày bán bánh tại tiệm. Ngoài ra với mô hình này bạn cần trang bị tủ kính lớn để trưng bày các sản phẩm giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn và bắt mắt hơn.

BỎ RA CHI PHÍ MỞ 1 LÒ BÁNH MÌ CÓ THU ĐƯỢC LÃI KHÔNG? 

Bỏ ra chi phí mở 1 lò bánh mì có mang lại lợi nhuận không đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. 

Hiện nay, trên thị trường với giá bán bánh mì mới ra lò được định giá từ 3.000 đồng  – 4.000 đồng/ổ. Giả sử chi phí bán ra 3.000đ/ổ. Chi phí sản xuất mỗi ngày, bao gồm 40kg bột mì và các nguyên liệu khác dao động từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng. Tiêu thụ hết số lượng bánh sản xuất ra thì doanh thu về khoảng 3.000.000 đồng. Thì biên lợi nhuận thu được khoảng 1.200.000 – 2.000.000 đồng/ ngày (còn tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh và giá cả thị trường).

CHIẾN LƯỢC CHI PHÍ MỞ 1 LÒ MÌ HIỆU QUẢ, LỢI NHUẬN CAO

Nguồn nhân lực

Hiện nay, đã có máy móc thiết bị hỗ trợ đắc lực cho bạn, vì vậy tùy theo mô hình kinh doanh lớn hay nhỏ mà lựa chọn nguồn nhân lực cho phù hợp: 

Nhân sự dao động từ: 7.000.000 vnđ/ 1 người

Máy móc hỗ trợ cho cơ sở làm bánh của bạn

Thay vì chú trọng vào lực lượng lao động lớn, chiến lược hiệu quả nhất bạn nên tập trung vào thiết bị làm bánh chất lượng và hiện đại. Việc này không chỉ giảm được chi phí nhân sự mà còn đảm bảo được sự chuẩn xác, đồng đều và nâng cao năng suất.

Về vấn đề đầu tư, nguồn vốn để khởi nghiệp tầm khoảng 100 triệu đến 500 triệu. Nếu bạn đã có mặt bằng thì không cần tốn chi phí mặt bằng, còn nếu không thì mặt bằng tại TP.HCM dao động 15 – 30 triệu/ tháng, ở các vùng tỉnh lân cận thì thấp hơn.

Lựa chọn thiết bị làm bánh phù hợp

Dưới đây một số gợi ý giá tham khảo dành cho bạn

Hình thức bán lẻ tại nhà:

Máy trộn bột 8kg

Lò nướng xoay 6, 8 khay

Tủ ủ bột

Hình thức bán lẻ, bán buôn, số lượng ít

Máy trộn bột: 7 – 10 kg

Máy chia bột: chia tay – chia điện

Máy se bột: máy se 1 băng tải, 2 băng tải

Tủ ủ bột: ủ thường hoặc điện

Lò nướng bánh mì: 10 – 12 khay

Hình thức kinh doanh tiệm bánh mì chuyên nghiệp

Máy trộn bột: 10 – 16kg

Máy chia bột: chia tay – chia điện

Máy se bột: máy se 2 băng tải, máy se 3 băng tải

Tủ ủ bột: ủ thường hoặc điện

Lò nướng bánh mì: 12 – 32 khay

Đặt ra kế hoạch tài chính cẩn thận trước khi bắt đầu kinh doanh là chìa khóa để giảm thiểu rủi ro. Một kế hoạch tài chính tỉ mỉ giúp bạn hiểu rõ con số và giảm áp lực khi chính thức bước vào lĩnh vực kinh doanh lò bánh mì. Với vốn đầu tư và kế hoạch chặt chẽ cho chi phí mở một lò bánh mì bạn sẽ có cơ hội tối ưu hóa lợi nhuận và thành công trong ngành công nghiệp này.

Mở Tiệm Bánh Mì Kinh Doanh Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Mở Tiệm Bánh Mì Kinh Doanh Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Chi phí để mở xe bánh mì

Chi phí mua xe bánh mì:

 Từ 2tr-4tr nếu bạn mua xe cũ tại các khu chợ đồ thanh lý hoặc trên các group mua bán trên facebook 

Từ 7tr- 13tr nếu bạn mua xe mới tùy kích thước lớn hay nhỏ 

Chi phí nhập nguyên liệu:

Nguyên liệu sẽ bao gồm chả cá, thịt, bao bì, tăm, khăn, rau, dưa, bánh mì,… Phần này có thể dao động từ 5tr-7tr tùy vào khu vực và mức giá nhập nguyên liệu của tùy chỗ là khác nhau. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục thành lập công ty sản xuất bánh kẹo 

Quy trình thực hiện tự công bố chất lượng bánh gạo rong biển 

dịch vụ đăng ký mã số mã vạch bánh trung thu 

kiểm nghiệm chất lượng bột mì 

kiểm nghiệm bánh mứt tết 

kiểm nghiệm bánh trung thu 

tự công bố chất lượng sản phẩm bánh quy nhập khẩu 

Dịch vụ công bố bánh ăn dặm gerber cho trẻ em nhập khẩu từ Mỹ 

Hướng dẫn tự công bố sản phẩm bánh xếp nhân thịt theo quy định

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

 

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo